Trong kinh thánh
Các câu trich trong Kinh Thánh nói về quan hệ hôn nhân giữa Thiên Chúa và loài người.
Quả thế, Đấng cùng ngươi sánh duyên cầm sắt chính là Đấng đã tác thành ngươi (Isaiah 54:5).
Vào ngày đó –sấm ngôn của ĐỨC CHÚA–ngươi sẽ gọi Ta: “Mình ơi”, chứ không còn gọi “Ông chủ ơi” nữa” (Hôsêa 2:18).
Thức ăn dành cho bụng, và bụng dành cho thức ăn. Thiên Chúa sẽ huỷ diệt cả cái này lẫn cái kia. Nhưng thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác (1 Côrintô 6:13).
Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em (1 Côrintô 6:20).
Ngôi Lời đã làm người để chúng ta được “thông phần bản tính Thiên Chúa”. “Ngôi Lời làm người, Con Thiên Chúa làm con loài người: chính là để cho con người, khi kết hợp với Ngôi Lời và lãnh nhận tử hệ thần linh, được trở nên con cái Thiên Chúa” “Vì Con Thiên Chúa đã làm người để biến chúng ta thành Thiên Chúa””Con Một Thiên Chúa, bởi muốn cho chúng ta được thông phần thiên tính của Người, nên đã mang lấy bản tính chúng ta, để vì đã làm người, Người biến chúng ta thành thần thánh” (GLCG 460).
Chúa Kitô đã tự hạ mình trở nên giống chúng ta để chúng ta được tham dự vào thần tính của Ngài (trong Thánh Lễ).
Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Ki-tô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng (Êphêsô 5:31-32).
ĐTC Gioan Phaolô II
Sự hiệp thông yêu thương giữa Thiên Chúa và loài người, tức nội dung căn bản của mặc khải và của kinh nghiệm sống đức tin nơi dân Ít-ra-en, được diễn tả cách đầy ý nghĩa trong giao ước ngày cưới giữa người nam và người nữ.
Chính vì thế mà những từ ngữ chính yếu trong mặc khải như “Thiên Chúa yêu thương dân Ngài”, đều được phát biểu dựa theo những từ ngữ sống động và cụ thể mà người nam và người nữ dùng để diễn tả tình yêu vợ chồng của họ. Dây liên kết tình yêu của họ trở thành hình ảnh và biểu tượng cho giao ước nối kết dân Chúa với dân Ngài. Cả đến tội lỗi, có thể làm tổn thương khế ước hôn nhân cũng trở thành hình ảnh cho sự bất trung của dân đối với Thiên Chúa. Việc thờ ngẫu tượng là một sự mãi dâm, bất trung là ngoại tình, và không vâng nghe luật Chúa là một sự chối bỏ tình yêu hôn ước của Chúa. Nhưng sự bất trung của Ít-ra-en không huỷ diệt lòng trung tín đời đời của Chúa và bởi thế, tình yêu trung thành mãi mãi của Thiên Chúa được giới thiệu như kiểu mẫu cho những tương quan tình yêu trung tín phải có giữa vợ chồng.
(Familiaris Consortio / Vai trò của Gia Đình Kitô Hữu Trong Thế Giới Ngày Nay, số 12)
Việc con người được tạo dựng có nam có nữ theo hình ảnh Thiên Chúa không có nghĩa, từng người trong họ giống Thiên Chúa ở chỗ họ là hữu thể có lý trí và tự do; cũng có nghĩa là, người nam và người nữ, được tạo dựng như “sự hợp nhất của hai người” trong cùng nhân phẩm, được gọi để sống trong sự kết hợp của tình yêu và qua cách này phản ánh sự hợp nhất trong tình yêu ở trong Thiên Chúa, mà qua đó Ba Ngôi vị yêu thương nhau trong mầu nhiệm thắm thiết của một đời sống thiên linh. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa nhờ sự hiệp nhất của thiên tính, hiện hữu như các Ngôi Vị trong một tương quan thiên tính không thể hiểu thấu được. Chỉ qua cách thức này, chúng ta mới có thể hiểu được chân lý Thiên Chúa tự tại là Tình Yêu (x. 1 Ga 4,16) (Mulieris Dignitatem –Nhân Phẩm của Người Nữ số 7)
“Sư hơp nhất của hai người” là dấu chỉ về sự hiệp thông giữa các ngôi vị, cho thấy rằng việc tao dựng nên con người cũng được đánh dấu bởi một nét nào đó giống với sự hiệp thông của Thiên Chúa (“communion”). Sự giống nhau này là một phẩm chất của nhân vị cả nam lẫn nữ, và là một ơn gọi cũng như một nhiệm vụ. Toàn bộ luân lý “ethos” của con người được rút từ hình ảnh và sự giống Thiên Chúa mà con người đã mang trong mình từ thuở ban đầu. (Mulieris Dignitatem –Nhân Phẩm của Người Nữ số 7)
Thân xác chứa đựng ý nghĩa “hôn nhân” vì con người…là tạo vật được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ, chỉ có thể gặp lại chính bản thân mình nhờ thành thực hiến thân [Gaudium et Spes 24:3] (TOB 15:5)
“Trái tim” đã trở nên trận địa giữa tình yêu và xu hướng xấu. Xu hướng xấu chế ngự trái tim bao nhiêu, trái tim cảm nghiệm được ý nghĩa hôn nhân của thân xác kém cỏi bấy nhiêu (TOB 32:3).
Christopher West
Ý nghĩa hôn nhân của thân xác như được giải nghĩa bởi Christopher West:
Tại điểm trọng tâm của Tin Mừng có một “mầu nhiệm cao cả” của cuộc hôn nhân của thần tính và nhân tính nơi Đức Giêsu Kitô. Khi thời gian đã mãn, Thiên Chúa và Con Người trở nên một thân thể nơi Đấng Kitô (Đấng Thần Nhân/The God-Man)
Tại điểm trọng tâm của Tin Mừng có một “mầu nhiệm cao cả” của cuộc hôn nhân của thần tính và nhân tính nơi Đức Giêsu Kitô. Khi thời gian đã mãn, Thiên Chúa và Con Người trở nên một thân thể nơi Đấng Kitô (Đấng Thần Nhân/The God-Man). Đức tin của chúng ta nơi việc Nhập thể của Con Thiên Chúa “ là một dấu chỉ đặc thù của đức tin Kitô Giáo” (GLCG 463). Nó là mầu nhiệm rất rực rỡ và cao thượng, rất quyến rũ và tráng lệ, nó không bao giờ ngưng làm mê say những ai thấy dù chỉ chập chờn vinh quang của nó. Nhưng còn hơn nữa…
Tại trọng tâm của Phúc Âm là một sự dâng hiến vô vị lợi của Đấng vừa là Thiên Chúa và cũng là Con Người đến cho mọi người để họ đi vào cùng một trao đổi hôn nhân này. Thiên Chúa đã trở nên cùng một thân xác với chúng ta để chúng ta có thể trở nên một với Ngài.
Dường như sự viếng thăm của Thiên Chúa trong thân xác chưa đủ, sự viếng thăm kỳ diệu này là một lời mời gọi. Tại trọng tâm của Phúc Âm là một sự dâng hiến vô vị lợi của Đấng vừa là Thiên Chúa và cũng là Con Người đến cho mọi người để họ đi vào cùng một trao đổi hôn nhân này. Thiên Chúa đã trở nên cùng một thân xác với chúng ta để chúng ta có thể trở nên một với Ngài. Ngôi Lời đã làm người để chúng ta được ‘thông phần bản tính Thiên Chúa’ như Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã tuyên xưng. Rồi, trích Thánh Athanasius, Giáo hội tuyên bố rằng ‘Con Thiên Chúa đã làm người để biến chúng ta thành Thiên Chúa’ (GLCG 460). Đức Kitô tự hạ mình để thông phần vào bản tính nhân loại để chúng ta có thể thông phần vào thiên tính của Ngài. Thật là một sự trao đổi huy hoàng; thật là một hôn nhân thánh thiện.1
Chúng ta được dựng nên bởi TÌNH YÊU vĩnh cửu để tham gia vào TÌNH YÊU và SƯ HIỆP THÔNG vĩnh cửu. Đây là ý nghĩa hôn nhân của thân xác.
Sự tạo dựng của chúng ta là nam là nữ–tính dục của chúng ta—nối kết chặt chẽ với những câu hỏi tất cả chúng ta có về ý nghĩa của sự sống. Tính dục, như Gioan Phaolô II nói, “được ghi sâu thẳm nơi cấu trúc căn bản của con người” (TOB 102:6). Và nó là lời gọi “từ thuở ban đầu” cho nam và nữ để tham gia vào bản tính Thiên Chúa nhờ yêu thương như Chúa yêu thương—trong một sự hiệp thông đầy hoa trái của những nhân vị. Đây là ý nghĩa sâu sắc nhất của sự hiện diện của loài người. Chúng ta được dựng nên bởi TÌNH YÊU vĩnh cửu để tham gia vào TÌNH YÊU và SƯ HIỆP THÔNG vĩnh cửu. Đây là ý nghĩa hôn nhân của thân xác. Tuy nhiên, bởi vì tội, chúng ta không thể hoàn thành ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta trừ khi chúng ta được cứu rỗi. Sự kết hợp nhập thể của Đức Kitô với Giáo Hội đem chúng ta ơn cứu rỗi này, và đây là ý nghĩa cứu chuộc của thân xác.2
Kinh Thánh mở đầu với việc Thiên Chúa tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh và giống như Người (x. St 1,26-27) và kết thúc với viễn ảnh về “đám cưới Con Chiên” (x. Kh 19,7.9). Từ đầu đến cuối, Kinh Thánh nói về hôn nhân và “mầu nhiệm” hôn nhân, về việc thiết lập và ý nghĩa mà Thiên Chúa đã ban cho nó, về nguồn gốc và mục đích của hôn nhân, về những biến chuyển qua dòng lịch sử cứu độ, về những khó khăn do tội và việc canh tân trong Chúa (1Cr 7,39), trong Giao Ước Mới giữa Ðức Ki-tô và Hội Thánh (x. Ep 5,31-32). (GLCG 1602)
The Wedding Feast at Cana; The Basilica of the Rosary; Lourdes – France; từ Centro Aletti
Toàn thể mặc khải của Kinh Thánh được tỏ bày nơi hôn nhân của Ađam đầu tiên và Evà, và hôn nhân của Ađam cuối cùng và Evà, Đức Kitô và Hội Thánh. Thần học hôn nhân nhìn vào hai cái chặn sách này như là chìa khóa để thông dịch mọi sự ở khoàng giữa.
Nhìn sâu hơn vào sơ đồ này của Kinh Thánh, chúng ta có thể quan sát rằng từ đầu tiên của loài người được ghi chép trong Kinh Thánh là lời của chàng rể vui sướng khi nhìn thấy cô dâu: “Phen này,đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!” (Sáng thế 2:23). Và lời cuối cùng của loài người được ghi chép trong Kinh Thánh là lời của Hiền Thê mong chờ món quà của Đức Lang Quân: “Thần Khí và Tân Nương nói: ‘Xin Ngài ngự đến… Xin Ngài ngự đến!” (Khải huyền 22:17,20). Toàn thể mặc khải của Kinh Thánh được tỏ bày nơi hôn nhân của Ađam đầu tiên và Evà, và hôn nhân của Ađam cuối cùng và Evà, Đức Kitô và Hội Thánh. Thần học hôn nhân nhìn vào hai cái chặn sách này như là chìa khóa để thông dịch mọi sự ở khoàng giữa. Từ quan điểm này chúng ta thấy rằng dự định huyền bí và vĩnh cửu của Chúa là để kết hôn với chúng ta với Ngài mãi mãi (xem Hôsêa 2:19)—để “cưới” chúng ta. Tôn trọng sự tự do của chúng ta, Đức Lang Quân của Thiên Quốc đưa ra để nghị hôn nhân này và chờ đợi tiếng fiat, tiếng “xin vâng” trong tự do đối với lời mời gọi của Ngài.
Ngôn ngữ và nghi thức của mô hình phụng vụ (phải đào luyện!)‘ngôn ngữ của thân xác’” (TOB 117:6)
Chúng ta thấy ở đây [dấu bí tích của hôn nhân trong phụng vụ] mầu nhiệm phụng vụ của hôn nhân đặt “cách khẳng định mô hình Kinh Thánh” trong Êphêsô 5 (x. TOB 117:5). Qua lăng kính của mô hình này, ĐTC Gioan Phaolô nói chúng ta có thể nhìn thấy sự rõ ràng đặc biệt cách “ngôn ngữ của thân xác” được tìm thấy trong ngôn ngữ của phụng vụ. Tuy nhiên, đi ngược lại, chúng ta cũng có thể thấy “cách mà ngôn ngữ và nghi thức của mô hình phụng vụ (phải đào luyện!)‘ngôn ngữ của thân xác’” (TOB 117:6). Sự phân thích theo tính cách hôn nhân hoạt động cả hai phía (x. TOB 90:4). Qua đoạn “chủ chốt” đó trong thư Thánh Phaolô gởi Êphêsô 5—nơi tác giả nối kết sự hợp nhất của đôi hôn nhân với sự hợp nhất của Đức Kitô và Hội Thánh (câu 31 và 32)—chúng ta nhận ra Hôn Nhân như là một bí tích về Đức Kitô và Hội Thánh…và chúng ta nhận được bí tích Thánh Thể là bí tích của Đức Lang Quân và vị Hiền Thê.3
Các câu trích từ TOB được lấy từ Man and Woman He Created Them: A Theology of The Body” xuất bản bởi Pauline Books & Media theo chương và số.
1. Christopher West, At The Heart of the Gospel, p. 7
2. West, Theology of the Body Explained: A Commentary on John Paul II’s Man and Woman He Created Them, p. 450
3. West, p. 511
Leave a Reply