Chắc chắn là Philip Dick dự định “Những Người Chưa Phải Nhân Vị – The Pre-Persons” là một tiểu thuyết phản địa đàng. Nhưng nghệ thuật thường phản ánh cuộc sống. Vào năm 2015, nhà báo người Anh, Katie Hopkins đã bắt đầu gợi ý về xe tải trợ tử. Trong một cuộc phỏng vấn Hopkins nói: “Chúng ta có quá nhiều người già. “Thật vô lý khi sống trong một đất nước mà chúng ta có thể giải thoát cho chó nhưng không thể giải thoát cho con người.” Cô ấy đề xuất giải pháp nào? “Dễ mà. Những chiếc xe tải trợ tử – giống như những chiếc xe bán kem – sẽ đến nhà bạn.”
Hopkins đang cố tình kích động, nhưng cô ấy cũng không có ý định đùa cợt. “Thật là một điều đầy sức hấp dẫn,” cô nói. “Họ ngay cả có thể chơi một đoạn nhạc ngắn. Tôi chân thành đề nghị điều này. Tôi rất quan tâm đến xe tải an tử.”4
Tôi chắc chắn là cô rất quan tâm. . . cho đến khi chiếc xe sẽ đến cho cô.
Việc Hopkins đề cập đến những chiếc xe bán kem chơi đoạn nhạc khiến tôi nghĩ rằng cô ấy có thể đã đọc “Những Người Chưa Phải Nhân Vị”. Hoặc có lẽ cô ấy chỉ đọc báo chí. Trong vài năm qua, đất nước Hà Lan đã có xe tải an tử. Một tổ chức cho quyền được chết của Hà Lan cung cấp dịch vụ an tử di động, với các đội đi khắp đất nước để cung cấp thuốc hoặc thuốc tiêm gây chết người cho những bệnh nhân mà bác sĩ của họ phản đối việc giúp họ chết. Các nhà phê bình gọi họ là “đội tử thần di động”.
Một khi xã hội chấp nhận một thế giới quan, thế giới quan đó sẽ đưa xã hội đến những hậu quả theo logic của nó. Quá trình này có thể diễn ra nhanh hay chậm, nhưng vì chúng ta là những sinh vật có lý trí được dựng nên theo giống hình ảnh Chúa, chúng ta có xu hướng sống theo những ngụ ý trong niềm tin đó. Như chúng ta đã thấy ở chương 2, thế giới quan nhị nguyên hai tầng được áp dụng đầu tiên cho những đứa trẻ còn trong bụng mẹ. Thai nhi bị tuyên bố là một thân xác không có nhân vị, có thể vứt bỏ và có thể được dùng cho nghiên cứu và thử nghiệm mà không lỗi luật công bằng. Nhưng ngày nay các nhà đạo đức sinh học đã bắt đầu áp dụng logic phi nhân tính tương tự đối với những người đã được sinh ra.
Theo lý thuyết nhân vị, phẩm giá con người bao gồm khả năng thực thi việc kiểm soát với ý thức và có chủ ý trên cuộc sống của chúng ta (tầng trên). Nếu một bệnh nhân khuyết tật mất đi khả năng kiểm soát tinh thần do bệnh tật hoặc chấn thương, thì chính nhân vị cũng bị mất đi – mặc dù bệnh nhân vẫn còn sống và chỉ là con người (tầng dưới).
Ví dụ, nhà đạo đức sinh học Daniel Callahan cho biết một khi bệnh nhân mất “khả năng lý trí, việc có cảm xúc và khả năng tham gia vào các mối quan hệ”, họ “không thể được gọi là ‘nhân vị’ nữa. . . . Nó chỉ là một thân xác thôi.” Vào thời điểm đó, Callahan kết luận, nguyên tắc “sự thánh thiêng của sự sống” không còn được áp dụng nữa.5 Bạn có thể bị rút các ống duy trì sự sống, ngừng điều trị, ngừng cung cấp thức ăn và nước uống, nội tạng của bạn bị thu hoạch.6
Tất nhiên, các chuyên gia y tế đã luôn phải đưa ra những quyết định khó khăn khi điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh nặng. Nguyên tắc tốt nhất là luôn đứng về phía sự sống. Nhưng nó có thể là quyết định cân nhắc xem nếu một phương thức y tế cụ thể sẽ giúp cứu sống hay chỉ đơn thuần là kéo dài cái chết. Khi tất cả các cơ quan của bệnh nhân ngừng hoạt động mặc dù bệnh nhân nhận được điều trị y tế tốt nhất, thì sự can thiệp y tế chỉ kéo dài quá trình hấp hối. Trong trường hợp đó, việc chấm dứt các hình thức can thiệp y tế xâm nhập và gây đau đớn có thể là phương cách chăm sóc bệnh nhân nhân đạo hơn.
Như Hauerwas lưu ý, có “sự khác biệt giữa việc khiến một người chết và chấp nhận cái chết của người đó.”7
Tuy nhiên, đạo đức sinh học không chỉ được thúc đẩy bởi những cân nhắc thực tế như vậy. Nó cũng được thúc đẩy bởi thế giới quan. Peter Singer thể hiện thế giới quan nhị nguyên khi ông khẳng định “khái niệm về một nhân vị thì khác biệt với khái niệm về một thành viên của loài Homo sapiens, và nhân vị, chứ không phải là căn tính con người, mới là điều quan trọng nhất khi xác định việc kết thúc một sự sống là sai trái”.8 Nói cách khác, trở thành một thành viên của giống người thì chưa đủ để trở thành một nhân vị có quyền sống. Bạn cũng phải đáp ứng với một số tiêu chuẩn bổ sung, một mức độ hoạt động tinh thần nào đó. Nếu bạn không đạt đến tiêu chuẩn đó, bạn chỉ là một mảnh vật chất và thân xác của bạn có thể được sử dụng trong các thí nghiệm, bị thu hoạch để lấy nội tạng và bị đánh giá chỉ theo tiêu chuẩn chi phí-lợi ích. Như nhà đạo đức sinh học Tom Beauchamp viết: “Bởi vì nhiều người thiếu những đặc tính của nhân vị hoặc kém khả năng so với những con người trọn vẹn. . . người ta năng nổ sử dụng họ làm đối tượng nghiên cứu về con người hoặc làm nguồn cung cấp nội tạng.”9
Ngày nay, chính các nhà đạo đức sinh học thế tục như Singer và Beauchamp là những người gây ảnh hưởng đến các bác sĩ đưa ra chính sách cho bệnh viện, các nhà lập pháp viết luật, các thẩm phán phán quyết trong các vụ kiện ở tòa án, và các nhân viên y tế đưa ra quyết định về cha mẹ và người thân của chúng ta—và cuối cùng là về chính chúng ta. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu sâu hơn về thuyết nhân vị, thuyết là trọng tâm của đạo đức sinh học thế tục.
3. Ibid.
4. “Sun Columnist Katie Hopkins Calls for ‘Euthanasia Vans’ as Britain Has ‘Far Too Many Old People,’” RT.com, July 28, 2015.
5. Daniel Callahan, Selling Limits: Medical Goals in an Aging Society (New York: Simon and Schuster, 1987), cited in Philip Smith, “Personhood and the Persistent Vegetative State,” The Linacre Quarterly 57, no. 2 (May 1990): 49.
6. Một nghiên cứu năm 1993 cho thấy 90% bệnh nhân trong Khoa chăm sóc đặc biệt / ICU tử vong vì việc điều trị bị cố tình trì hoãn hoặc ngừng lại. See Teresi, Undead, 242.
7. Hauerwas, Vision and Virtue, 176. See also Wesley Smith, The Culture of Death, chapter 3.
8. Singer, “The Sanctity of Life.”
9. Tom L. Beauchamp, “The Failure of Theories of Personhood,” Kennedy Institute of Ethics Journal 9, no. 4 (December 1999): 320.
Leave a Reply