Giá trị cao trọng của thân xác: Chúng ta nhận được rằng, đối với Thánh Phaolô, trong sạch và đoan trang phải được đặt trên giá trị cao trọng của thân xác—trên giá trị của con người, con người mà luôn bày tỏ qua thân xác, qua nam tính của anh ta và nữ tính của cô ta…Nếu sự đoan trang của ta được đặt trên sợ hãi hay sự khinh chê về tất cả những điều thuộc tình dục, nó không phải là sự đoan trang chân thực. Vậy thì, con đường nào dẫn đến sự trong sạch thật và đoan trang đơn sơ đích thực? Như chúng ta đã nhấn mạnh về nó…đó là sự rộng mở đón nhận món quà của ơn cứu độ. Như ĐTC Gioan Phaolô II có nói: con người dâm ô phải được “hoàn toàn che phủ bởi ‘sự cứu rỗi của thân xác’ mà Đức Kitô đã hoàn tất.”
Con người “phải mở rộng chính mình đón nhận đời sống của Chúa Thánh Linh…để tìm lại lần nữa và nhận thức rõ ràng giá trị của thân xác đã được tự do nhờ được cứu thoát khỏi những ràng buộc của xu hướng xấu.
Một hiểu biết đúng đắn
Như vị giáo hoàng tương lai quan sát trong Tình Yêu & Trách Nhiệm, đoan trang thì đương nhiên liên quan đến việc ăn mặc, nhưng nó không là cái liên quan mà người ta thường nghĩ. Câu hỏi sau đây có thể giúp chúng ta đánh giá xem nếu chúng ta có sự hiểu biết đúng đắn về trong sạch và đoan trang trong cách ăn mặc.
Nếu che đậy những giá trị tình dục của cơ thể nơi công cộng được coi gần như khắp nơi trên thế giới là sự biểu hiện của đoan trang, có phải chúng ta được dẫn đến cách ăn mặc với cảm nghĩ rằng những phần này của thân thể con người “nhục nhã”? Hay chúng ta che đậy giá trị tình dục vì một cảm giác sâu sắc về “danh dự cao trọng hơn” những phần này của cơ thể đáng lãnh nhận vì giá trị quý trọng Thiên Chúa đã đặt trên chúng? Có phải chúng ta che đậy giá trị tình dục của mình vì chúng ta quy cho chúng một sự “phản giá trị”, hay bởi vì chúng ta hiểu chúng biểu hiện “một giá trị được coi trọng chưa đủ?”
Hiểu về sự phân biệt này là căn bản cho sự đoan trang chân thực và để sự trong sạch của chúng ta thật là thế—trong trắng. Đi vào một vài những rối loạn về đoan trang, Karol Wojtyla nói cách minh bạch rằng không thể tránh khỏi việc nêu bật giá trị tình dục qua cách ăn mặc, và nó có thể thích hợp với kín đáo về tình dục. Sự thiếu đoan trang trong cách ăn mặc, ĐTC Gioan Phaolô II nói, đánh mất đi giá trị cao trọng của con người và cố ý hướng đến việc khơi dậy sự dâm ô nơi người khác. Ngài cũng quan sát rằng sự hở hang và ngay cả trần truồng không thể cách đơn giản được coi là thiếu đoan trang. “Sự thiếu đoan trang xảy ra chỉ khi trần truồng có một vai trò tiêu cực đối với giá trị của con người, khi nó có mục đích khơi dậy xu hướng xấu, và vì hậu quả của nó, con người bị đặt trong vị trí của một sự vật để hưởng thụ.” Ngài gọi điều xảy ra này là “việc làm mất nhân cách bởi việc tình dục hóa.” Và ngài nói thêm rằng điều này thì không phải không thể tránh được. Chỉ những tổ sư nghi ngờ (Sigmund Freud, Karl Marx, Friedrich Wilhelm Nietzsche)* có thể kết luận rằng, thân thể trần truồng luôn luôn dẫn đến dâm ô và không thể tránh được.
Áp dụng thực tế
Tóm lại, đoan trang chân thực là hoa quả tự nhiên của một hiểu biết đúng đắn, đó là một hiểu biết trong sạch về giá trị thần thiêng Thiên Chúa đã trao ban trên thân xác và tính dục. Đoan trang không đơn giản là tương đương với một kiểu ăn mặc hay sự thiếu thốn trong cách ăn mặc. Như Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có viết: “Dạy cho trẻ em và thiếu niên nam nữ biết giữ nết na là khơi dậy ý thức tôn trọng nhân phẩm.” (#2524). Nếu người cha hay người mẹ lo âu về cách ăn mặc của cô con gái tuổi teen, thì thay vì chỉ chú ý vào y phục, tốt hơn họ đặt trong đứa gái một nhận thức kính trọng và biết kinh ngạc về giá trị thần thánh của thân xác và món quà tính dục của em. Một người nữ ý thức được điều này sẽ không muốn bị làm rẻ giá bởi sự dâm ô. Người nữ hiểu được điều này với ý thức cuối cùng sẽ biết trong thâm tâm khi sự chú ý cô gây nên dâm ô (khi có được sự giáo dục chút ít về tâm lý của người nam). Cô sẽ đương nhiên muốn ăn mặc để bảo vệ nhân phẩm của cô.
* Từ “tổ sư nghi ngờ” hay “masters of suspicion” là từ được sáng chế bởi một triết học gia Tinh Lành, Paul Ricoeur, để diễn tả cách suy nghĩ của Freud, Marx và Nietzsche. Đối với các tổ sư này con người có sự tham lam tình dục của thân xác mà không thể tránh được (Freud), sự tham lam của con mắt (Marx) và sự kiêu hãnh về cuộc sống (Nietzschean).
Bài này được dịch từ Theology of the Body Explained by Christopher West, trang 270-273.
tento says
thank you very much