Bạn đã từng nghe những lời này của một cô gái chưa? “Tôi đang hẹn hò với một chàng trai mà bạn bè và gia đình tôi đều ghét. Họ nói anh ta có tính sở hữu, nhưng với tôi đó là cách anh ấy chứng tỏ anh ấy quan tâm tôi nhiều như thế nào. Tôi bắt đầu có quan hệ tình dục với anh ta vì tôi thật sự cũng quan tâm đến anh. Tại sao mọi người không thể nhìn thấy anh ấy tuyệt vời đến thế nào?”
Mặc dù cô gái này nghĩ vấn đề là vì mọi người không thích bạn trai của cô, nhưng vấn đề thật sự nằm ở chỗ cô ấy không thể hiểu tại sao. Một khi quan hệ tình dục đi vào mối quan hệ, nó làm cho việc nhìn nhận một cách khách quan mối quan hệ đó là điều không thể. Bởi vì đó là điều tình dục tác động đến tâm trí của bạn. Trong suốt những kích thích tình dục, não giải phóng một hoóc-môn gọi là oxytocin.5 Nó làm việc giống như một thứ keo thượng hạng để kết dính con người, bởi vì nó tạo ra một mối liên kết cảm xúc tuyệt vời, gia tăng niềm tin tưởng, và làm bạn kém đi khả năng đánh giá, phê phán người khác.6
Việc làm mù quáng và ràng buộc như vậy giúp các cặp vợ chồng kiên trì đi qua thời điểm khó khăn. Nhưng bên ngoài hôn nhân thì nó gây nguy hiểm. Ví dụ, vì ảnh hưởng của oxytocin mà bạn tập trung vào khía cạnh tích cực và những kí ức ngọt ngào với người đó, mà dễ bỏ qua các mối nguy hại của mối quan hệ. Một nhà khoa học lưu ý rằng, “Oxytocin có thể ảnh hưởng đến mức độ của những đánh giá tiêu cực, chúng làm chúng ta nói, ‘Oh, điều này đâu đến nỗi quá tệ.’”7 Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cường độ cao của những liên kết này sẽ vô hiệu hóa các mạch thần kinh não có nghĩa vụ phán đoán về người khác!8 Điều này giải thích tại sao nhiều người ở lại đến cùng trong một mối quan hệ đang chết dần chết mòn trong khi bạn bè của họ cảnh báo họ nên buông tay. Vì nội tiết tố sinh dục nữ làm gia tăng phản ứng của oxytocin, phụ nữ trải qua cường độ những kết nối này cao hơn nam giới, và chịu đựng nhiều hơn khi các kết nối này đứt gãy.9
Khi một mối quan hệ kết thúc, đặc biệt nếu nó có yếu tố tình dục – cặp đôi có thể cảm thấy như thể họ vừa đi qua một cuộc ly dị về mặt cảm xúc. Về cơ bản, chia sẻ món quà tình dục giống như việc đặt một miếng băng dính lên tay của ai đó. Miếng băng đầu tiên dính rất chặt, và sẽ rất đau khi lấy ra. Nhưng nếu bạn đặt cũng miếng băng đó lên tay của một người khác nữa, nó dễ dàng hơn khi lấy ra. Mỗi lần miếng băng được lấy ra, sự kết dính suy yếu bởi vì phần keo dính trên miếng băng không còn như trước. Cũng đúng như vậy trong mối quan hệ, những kinh nghiệm trước đây về tình dục có thể ảnh hưởng đến khả năng liên kết. Tuy nhiên, bằng việc luyện tập và thực hành đức trong sạch (hoặc bắt đầu lại nếu bạn đã lỡ lầm trong quá khứ), bạn chuẩn bị bản thân mình để sẵn sàng cho mối liên hệ bền chặt hơn với người bạn đời tương lai.
Những hiểu biết sâu sắc này có thể thú vị, nhưng dòng cuối cùng là điều này: Tình dục ngoài hôn nhân không thể trở thành vấn đề hợp luân lý khi cả hai người đều tán đồng thưởng thức nó. Nếu như vậy, ngay cả nạn mại dâm cũng có thể được chứng minh là đúng đắn và hợp lý. Chỉ vì chúng ta không tự tạo nên bản thân mình, nên chúng ta cũng không phải là tác giả của luật luân lý. Tuy nhiên, chúng ta thường muốn đặt bản thân mình lên trên cả Thiên Chúa khi Ngài đòi hỏi chúng ta điều gì đó. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải thích tư tưởng này: “Nếu nó thuận tiện và hữu ích cho tôi, rất tốt, nhưng nếu không, tôi sẽ từ chối và bỏ nó đi… Chúa Kitô được tìm thấy là đặc biệt trong lĩnh vực luân lý tính dục, bởi vì chính tại đây Chúa đã đòi hỏi nơi người nam..”10 Không may, vì niềm kiêu hãnh, chúng ta thường không nhận ra luật của Chúa tồn tại để làm cho niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn (Ga 15:11).
Nếu Thiên Chúa là Đấng lập nên đạo đức luân lý, tại sao Ngài lại dành riêng quan hệ tình dục cho hôn nhân? Một sự giải thích rõ ràng hiển nhiên là hoa trái của tình dục là trẻ em, và trẻ em thuộc về những gia đình. Nhưng có một lý do thậm chí sâu xa hơn, điều đã được khắc ghi trong trái tim chúng ta và cả thân xác: cũng giống như một người dùng một ngôn ngữ trong các lời nói của họ, họ cũng nói một ngôn ngữ với thân xác của họ.
Trong quan hệ tình dục, thân xác đang nói, “Tôi trao trọn vẹn con người của tôi cho bạn. Không còn gì nơi tôi mà tôi chưa trao tặng cho bạn.” Nhưng nếu cặp đôi không có hôn nhân, họ sẽ phải nói lời dối trá với thân xác họ. Họ nói, “Tôi trao cho bạn thân thể này, nhưng tôi sẽ không cho bạn chính bản thân tôi.” Hoặc, “Tôi là của bạn hoàn toàn cho đến khi tôi có một ai đó khác, tới đó tôi lại thuộc hoàn toàn về một người khác nữa.” Trong quan hệ tình dục, thân xác làm thành một lời cam kết, thậm chí ngay cả khi bạn chẳng màng tới lời cam kết đó. Tình dục thuộc về đời sống vợ chồng bởi vì chỉ lúc đó thân thể mới nói lời của sự thật rằng: Anh là của em, hay em là của anh.
5. Carmichael, et al., “Plasma oxytocin increases in the human sexual response,” The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism 64:1 (January 1987): 27-31; Murphy, et al., “Changes in oxytocin and vasopressin secretion during sexual activity in men,” The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism 65:4 (October 1987): 738-741.
6. Kosfeld, et al., “Oxytocin increases trust in humans,” Nature 435 (2005): 673-676; Heinrichs, et al., “Selective amnesic effects of oxytocin on human memory,” Physiology & Behavior 83 (2004): 31–38; Bartz, et al., “The neuroscience of affiliation: Forging links between basic and clinical research on neuropeptides and social behavior,” Hormones and Behavior 50 (2006): 518–528; B. Ditzen, “Effects of Social Support and Oxytocin on Psychological and Physiological Stress Responses during Marital Conflict,” International Congress Of Neuroendocrinology, Pittsburgh, PA: June 19–22, 2006; Crenshaw, M.D., The Alchemy of Love and Lust (New York: Pocket Books, 1996).
7. E. Svoboda, “Inhaled ‘Cuddle’ Hormone Promotes Trust,” Discover 27:1 (January 2006): 56.
8. Bartels and Zeki, “The neural correlates of maternal and romantic love,” NeuroImage 21 (2004): 1155–1166.
9. Cf. Pfaff, et al., “Neural Oxytocinergic Systems as Genomic Targets for Hormones and as Modulators of Hormone-Dependant Behaviors,” Results and Problems in Cell Differentiation 26 (1999): 91-105, as quoted by Eric J. Keroack, M.D., and John R. Diggs, Jr., M.D., “Bonding Imperative,” A Special Report from the Abstinence Medical Council (Abstinence Clearinghouse, April 30, 2001); K. Joyner and R. Udry, “You Don’t Bring Me Anything but Down: Adolescent Romance and Depression,” Journal of Health and Social Behavior 41:4 (December 2000): 361-391; Hallfors, et al., “Which Comes First in Adolescence—Sex and Drugs or Depression?” American Journal of Preventive Medicine 29:3 (2005): 163-170.
10. Karol Wojtyla, The Way to Christ (San Francisco: Harper, 1994), 55.
Leave a Reply