Khi tôi bắt đầu nhận ra con đường dẫn tới chữa lành trước mắt tôi, tôi cảm thấy bị choáng ngợp. Sự tổn thương quá là kinh khủng đến nỗi tôi sợ không dám đương đầu với nó. Lúc này, sự tuyệt vọng bắt đầu xâm lấn, cùng với một loạt các cảm xúc khác. Tôi bắt đầu tìm cớ biện hộ cho việc tại sao tôi nên ngừng đi tư vấn.
Những giây phút nản lòng nhất định sẽ đến trong quá trình trị liệu, vì thế bạn đừng ngạc nhiên vì nó, cũng đừng bao giờ bỏ cuộc. Bạn có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng “việc nỗ lực thật nhiều liệu có ích gì không, trong khi cái đích mà tôi muốn hướng đến thì còn không chắc là có thực? Tại sao tôi lại phiền muộn chính mình khi cứ làm sống lại những ký ức tồi tệ, những vết thương lòng còn há miệng, cũng như thoả hiệp sự riêng tư của tôi, tại sao tôi cứ làm những điều này trong khi không một ai có thể thay đổi quá khứ? Đau thương sẽ không bao giờ qua đi đâu.”
Đúng là chúng ta không thể sống như cách ta đã sống trước khi bị tổn thương, nhưng chúng ta vẫn có thể trở nên mạnh mẽ hơn trước. Người ta nói rằng đau khổ hoặc sẽ làm ta ra cay đắng, hoặc sẽ khiến ta vượt qua đắng cay. Chúng ta có quyền lựa chọn.
Để có thể vượt qua đắng cay, chúng ta phải chấp nhận sự thật là việc chữa lành đòi hỏi cả một quá trình. Giống như một vết thương thể lý, vết thương cảm xúc cần rất nhiều thời gian để lành. Có thể những vết sẹo sẽ lưu lại. Nhưng nếu chúng ta không “tẩy trùng” vết thương, nó sẽ nhiễm trùng và lan rộng ra thêm. Việc “khử trùng” vết thương, dù là thể lý hay cảm xúc, thường là một quá trình khó chịu, nhưng cần thiết.
Chúng ta có thể tự “khử trùng” những vết thương nhỏ, nhưng đối với vết thương nghiêm trọng thì ta cần nhiều trợ giúp. Trong trường hợp này, hãy nhớ rằng bạn không có vai trò làm bác sĩ thì sẽ giúp ích. Thật vậy, vết thương thể lý càng nghiêm trọng bao nhiêu, thì bệnh nhân cần phải chấp nhận sự chăm sóc và chữa trị bấy nhiêu. Ai cũng có thể tự mình dán gạc khử trùng, nhưng chỉ có bác sĩ mới có thể thực hiện ca mổ. Vì thế, bạn đừng tìm gạc khử trùng trong khi bạn cần được mổ. Hãy khiêm nhường chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác.
Nhưng, cũng hãy nhớ là sau mỗi ca mổ lớn, bệnh nhân thường cảm thấy tồi tệ trước, rồi sau mới từ từ thấy khá hơn. Đừng bị đánh động khi bạn trải qua điều này, cũng đừng cho là bạn đã đi sai hướng. Không phải thế. Nỗi đau luôn có mục đích và sẽ luôn có một mục tiêu để bạn hướng tới.
Cuộc tranh đấu sẽ cam go nhưng không bao giờ kéo dài mãi mãi. Nó như là ngày mùa, rồi cũng sẽ qua đi. Có thể bạn nên viết ra một danh sách những phẩm tính mà bạn cần có để vượt thắng đau thương. Đối với tôi, tôi muốn là một người can đảm, tự tin và kiên quyết. Khi bạn hướng về phía trước, hãy luôn nhớ rằng hy vọng là một lựa chọn, một món quà và là một nhân đức. Nó không phải là tâm trạng. Bạn phải chọn lấy hy vọng, cầu xin Chúa ban cho mình nhân đức này, và nỗ lực phát triển lấy nó.
Leave a Reply