Có thể chúng ta là người đang lừa dối mình? Tôi đã hỏi câu này đến cả triệu lần. Tôi biết mình đang bị tổn thương, nhưng tôi đã giả vờ như không có vấn đề và hành động như thể tôi bất khả chiến bại. Ngay cả khi tôi nói điều đó, tôi vẫn nghĩ đến những giọt nước mắt tôi đã rơi sau những cánh cửa đóng kín. Tôi đã cố gắng bỏ qua những tổn thương mà nó sẽ gây ra cho bản thân, gia đình và chồng tương lai của tôi. Tôi thậm chí không muốn nghĩ về Chúa và những gì Ngài cảm thấy khi nhìn con gái của Ngài đang dần hủy hoại chính mình.
Chúng ta biết những tổn hại về tinh thần và tình cảm mà chúng ta tự gây ra, nhưng tổn hại về thể lý thì sao?
Sự thật là cơ thể chúng ta, cũng giống như trái tim chúng ta, không được tạo ra để có nhiều bạn tình. Chúng ta được tạo dựng cho một tình yêu bền vững. Để tôi giải thích:
- Một người nữ càng có nhiều bạn tình thì khả năng bị ung thư cổ tử cung (cervical cancer) càng cao. Ung thư cổ tử cung được gây ra bởi vi-rút lây truyền qua đường tình dục (STD – Sexually Transmitted Disease) phổ biến nhất, đó là Human Papillomavirus (HPV). Bao cao su chỉ đảm bảo an toàn ở tỉ lệ rất thấp vì vi-rút HPV được truyền đi khi có tiếp xúc từ vùng giữa đùi đến giữa bụng chúng ta6. Do đó, bất kỳ việc quan hệ tình dục da chạm da (skin-to-skin) nào trong khu vực này, bao gồm cả tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục, đều có khả năng lây nhiễm7 . Virus này phổ biến như thế nào? – Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ báo cáo rằng, 40% bạn gái tuổi vị thành niên đang có quan hệ tình dục đều bị nhiễm vi-rút HPV8.
- Chlamydia (một loại vi-rút STD) có thể lấy đi khả năng mang thai của người nữ. Cũng như việc kiểm soát nội tiết tố làm tăng khả năng mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục, việc tiêm thuốc (Depo-Provera) làm tăng gấp ba lần khả năng bị nhiễm Chlamydia, vì nó gây trở ngại cho hệ miễn dịch của bạn9 . Viện Y tế Quốc gia thừa nhận rằng bao cao su không đảm bảo việc phòng ngừa được vi-rút Chlamydia10 .
- Một phụ nữ bị nhiễm Herpes (một loại vi-rút gây mụn rộp) sẽ phải mang nó trong người suốt quãng đời còn lại và hơn thế, có thể truyền sang cho chồng và con của mình. Vì việc sử dụng bao cao su chỉ làm giảm nguy cơ lây truyền vi-rút Herpes khoảng 50%11 . Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ báo cáo rằng “việc sử dụng bao cao su không mang lại sự bảo vệ triệt để khỏi vi-rút Herpes”12 .
- 8/10 người nhiễm STD không biết rằng họ đang bị nhiễm13 . Một nghiên cứu cho thấy 3/4 số người đàn ông biết mình bị nhiễm STD thừa nhận rằng họ ngủ với người nữ mà không cho người nữ hay biết về tình trạng nhiễm bệnh của mình14 .
Vậy tại sao xã hội lại dạy chúng ta khái niệm về “an toàn tình dục”? Họ đưa ra cách giải quyết của thuốc ngừa thai vì nghĩ rằng chúng ta không thể tự kiểm soát bản thân.
6 Cf. National Institutes of Health, “Scientific Evidence on Condom Effectiveness for Sexually Transmitted Disease (STD) Prevention” (June, 2000), 26; House of Representatives, “Breast and Cervical Cancer Prevention and Treatment Act of 1999,” November 22, 1999.
7 Winer, et al., “Genital Human Papillomavirus Infection: Incidence and Risk Factors in a Cohort of Female University Students,” American Journal of Epidemiology 157:3 (2003): 218–226; C. Sonnex, et al., “Detection of Human Papillomavirus DNA on the Fingers of Patients with Genital Warts,” Sexually Transmitted Infections 75 (1999): 317–319.
8 Dunne, et al., “Prevalence of HPV Infection Among Females in the United States,” The Journal of the American Medical Association 297:8 (February 2007): 813–819.
9 Cf. Charles S. Morrison et al., “Hormonal Contraceptive Use, Cervical Ectopy, and the Acquisition of Cervical Infections,” Sexually Transmitted Diseases 31, no. 9 (September 2004): 561–7; Baeten, et al., Hormonal contraception and risk of sexually transmitted disease acquisition: results from a prospective study,” American Journal of Obstetrics and Gynecology 185:2 (August, 2001): 380–385; Blum, et al., “Antisperm Antibodies in Young Oral Contraceptive Users,” Advances in Contraception 5 (1989): 41–46; Critchlow, et al., “Determinants of cervical ectopia and of cervicitis: age, oral contraception, specific cervical infection, smoking, and douching,” American Journal of Obstetrics and Gynecology 173:2 (August, 1995): 534–43; Ley, et al., “Determinants of Genital Human Papillomavirus Infection in Young Women,” Journal of the National Cancer Institute 83:14 (July, 1991): 997–1003; Prakash, et al., “Oral contraceptive use induces upregulation of the CCR5 chemokine receptor on CD4(+) T cells in the cervical epithelium of healthy women,” Journal of Reproductive Immunology 54 (March, 2002): 117–131; Wang, et al., “Risk of HIV infection in oral contraceptive pill users: a meta-analysis,” Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes 21:1 (May, 1999): 51–58; Cf. Yovel, et al., “The Effects of Sex, Menstrual Cycle, and Oral Contraceptives on the Number and Activity of Natural Killer Cells,” Gynecologic Oncology 81:2 (May, 2001): 254–262, Lavreys, et al., “Hormonal contraception and risk of HIV-1 acquisition: results from a 10-year prospective study,” AIDS 18:4 (March, 2004): 695–697.
10 Cf. National Institutes of Health, “Workshop Summary: Scientific Evidence on Condom Effectiveness for Sexually Transmitted Disease (STD) Prevention.”
11 Shlay, et al., “Comparison of sexually transmitted disease prevalence by reported level of condom use among patients attending an urban sexually transmitted disease clinic,” Sexually Transmitted Diseases 31:3 (2004): 154–160; Wald, et al., “The relationship between condom use and herpes simplex virus acquisition,” Annals of Internal Medicine 143:10 (2005): 707–713.
12 American College of Obstetricians and Gynecologists, “Gynecologic Problems: Genital Herpes,” December 1985.
13 Cf. Joe McIlhaney, Safe Sex (Grand Rapids, Mich.: Baker Books, 1992), 23.
14 Cf. Thomas Lickona, Sex, Love and You: Study Guide (Notre Dame, Ind.: Ave Maria Press, 2003), 14.
Leave a Reply