Việc giải nghĩa tận tường những lời dạy của Giáo hội công giáo thì như quá trình để quay đầu một tàu máy bay: nó được thực hiện từ từ và cẩn thận, đòi hỏi thời gian và sự quan tâm đáng kể. Và giáo hội tiêu biểu chỉ làm việc đó khi lời dạy của giáo hội bị công kích. Lấy sự tránh thai nhân tạo làm ví dụ… trong gần 2000 năm. “Tránh thai theo phương pháp hoóc-môn, theo phương pháp nhân tạo là trái đạo đức” đủ để khiến hầu hết người Kitô hữu tránh làm việc đó.
Sau đó thuốc tránh thai qua đường miệng mang lại cho cặp vợ chồng phương pháp để kế hoạch hóa gia đình cách dễ dàng và đáng tin cậy và đột nhiên, lời dạy của Giáo hội có vẻ không đủ. Đặc biệt khi so sánh với thuyết nam nữ bình quyền và chủ nghĩa nhân đạo không thuộc về Giáo Hội, đã tán dương việc tránh thai nhân tạo như con đường khai sáng đưa đến sự bình đẳng cho nữ giới, nhiều cuộc hôn nhân thỏa mãn hơn, và nhiều gia đình bền vững hơn.
Cuối cùng Giáo hội được theo kịp [trong việc giải nghĩa] nhờ việc Chúa tặng ban cho chúng ta những lời dạy đẹp đẽ sâu sắc về tình yêu vợ chồng qua “Thần học của thân xác” của ĐGH Gioan Phaolô II”, cũng như những phương pháp kế hoạch hoá gia đình tự nhiên mới mà được khoa học chứng minh là có hiệu quả như là biện pháp tránh thai hoóc-môn hữu hiệu và tốt lành nhất. Những cặp vợ chồng Công giáo ngày nay được may mắn là họ có không chỉ phương tiện để trung thành với Đức Kitô mà còn nhiều lý do thuyết phục nữa.
Chúng ta nhìn thấy điều tương tự xảy ra với sự thu hút đồng tính (SSA). Cho đến hôm nay, lời dạy ngắn gọn của Giáo hội là đủ: “Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem hững hành vi đồng tính luyến ái như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống Hội thánh luôn tuyên bố ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’” (GLCG 2357).
Giáo hội cũng nói rằng “Đối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một sự gian nan, một thử thách nặng nề. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công”. Nhưng đối với nhiều người lời kêu gọi thông cảm là giả dối. Tại sao? Vì đây là điều họ thực sự nghe Giáo hội nói:
Chúng tôi tiếc rằng các bạn đã không bị thu hút với những người khác giới. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho bạn chế ngự được những ham muốn thô tục này. Chắc chắn rằng các bạn sẽ cô độc và khốn khổ trong suốt quãng đời còn lại nếu bạn độc thân, nhưng đây đúng thực chỉ là một chút chịu đựng mà cuối cùng sẽ chiếm được thiên đàng?
Trong khi thế giới trần tục hầu hết chấp nhận và thậm chí tán dương SSA, tuyên bố sự định hướng giới tính này đúng là bẩm sinh tương tự như màu da. (Nếu vậy thì kẻ tin mù quáng không được hiểu biết nào dám phê bình ai đó chỉ vì bẩm sinh họ là vậy?) Thế giới nói rằng những hành vi đồng tính luyến ái chỉ là sự thể hiện giới tính bình thường khác. Những thông điệp này có thể chấp nhận được đối với công chúng, đặc biệt là những người mà thực sự vật lộn với SSA và điều sỉ nhục của nó. Thế giới trần tục có vẻ tốt đẹp hơn, yêu thương và đồng cảm hơn so với Giáo hội trong vấn đề này… khai sáng hơn nhiều. Không phải vậy, mà nó là nhận thức giết chết chúng ta.
Tôi hiểu điều này rõ hơn hết vì tôi là một Kitô hữu và tôi sống với sự thu hút đồng giới. Tôi đã biết và yêu rất nhiều tâm hồn mà cũng đang phải đấu tranh với nó. Một số trong họ đang cố gắng sống là một người Kitô hữu trung thành và những người khác thì sống đời sống đồng tính cách công khai và không chút lo lắng. Nếu điều mà thế giới nói là đúng, thì dễ dàng hiểu tại sao quá nhiều người với SSA bác bỏ lời dạy của Giáo hội. Ai lại muốn độc thân – và như vậy, đơn độc và khốn khổ – trong quãng đời còn lại?
Nếu sống một đời sống cô đơn và khốn khổ là cách duy nhất mà một người với SSA có thể là một tín hữu trung thành, thì có lẽ tôi đã nhảy vào tàu vũ trụ lâu rồi. Nhưng đó không phải là kế hoạch của Chúa cho chúng ta. Thay vào đó, kế hoạch của Chúa quá đơn giản, quá khéo léo đến nỗi hầu hết những tín hữu không để ý tới:
Sự thân mật
Chúa không muốn gì hơn là sự kết hợp sâu sắc nhất với các tạo vật của Ngài. Nhưng đối với một văn hóa mà nghĩ rằng hầu hết nói đến thân mật là thân mật về thể lý, mối quan hệ duy nhất xứng đáng tìm kiếm là mối quan hệ mà đi đến chỗ liên kết tính dục.
Thế nhưng hãy thành thật với chính mình. Chúng ta đeo đuổi sự liên kết thể lý vì chúng ta mong nó là phương tiện mà nhờ nó chúng ta sẽ đạt được sự kết hợp tâm linh. Bằng trực giác chúng ta biết rằng hạnh phúc tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể cảm thấy là tâm linh không phải thể xác. Có ai trong chúng ta nghĩ rằng niềm hạnh phúc tràn ngập của một người mẹ khi nhìn thấy con mình chào đời thì ngang tầm với thưởng thức bữa tối bit-têt ngon? Hay tưởng tượng rằng bất cứ cảm giác hạnh phúc nào có thể so sánh với hạnh phúc của người cha khi lại được nhìn thấy con mình sau khi nghĩ rằng nó đã chết trong chiến tranh, còn sống và lành lặn trước mặt mình? Điều tương tự cũng đúng về hôn nhân. Chúng ta không kết hôn vì chúng ta muốn một đối tác tình dục sẵn sàng đó cho những chuỗi ngày còn lại của chúng ta; chúng ta kết hôn vì chúng ta muốn chia sẻ tâm hồn mình với tâm hồn khác. Phần thể lý của mối quan hệ – trong hôn nhân lành mạnh, dù sao đi nữa – đơn giản là cách thân mật nhất chúng ta thể hiện sự nối kết tinh thần.
Điều mọi người tìm kiếm – bất kể định hướng giới tính – là sự mật thiết về tâm hồn. Chúng ta muốn yêu và được người khác yêu không điều kiện, với xúc cảm mãnh liệt như thế nó thiêu đốt tâm hồn. Chúng ta muốn điều này:
Con yêu Ngài quá muộn màng: Ôi Vẻ Đẹp ngàn xưa nhưng muôn thuở còn tươi mát, trẻ trung. Ngài hiện diện trong con nhưng con không sống trong Ngài. Ngài đã lớn tiếng kêu gọi con, đâm thủng đôi tai giả điếc làm ngơ của con. Ngài tỏa ánh sáng chiếu soi phá tan đêm tối dày đặc nơi con. Ngài thở hơi thơm ngào ngạt, con hít vào và khao khát Ngài. Ngài chạm đến con và con cảm thấy được hưởng sự bình an của Ngài.
Các bạn ngạc nhiên không khi biết rằng Thánh Augustine viết điều này về Chúa cách nay hơn 1500 năm trước? Hầu hết đều ngạc nhiên. Tất nhiên Chúa còn mong muốn sự thân mật này hơn cả chúng ta. Điều này giải thích tại sao Ngài không ngừng đeo đuổi chúng ta, dù bao nhiêu lần chúng ta từ chối Ngài. Ngay cả những người trong chúng ta mà yêu Chúa và được cam kết trong những tình bạn mạnh mẽ với Ngài chỉ có thể hiểu lờ mờ bề dày tình yêu của Ngài đối với chúng ta:
Có phải để được Chúa yêu là điều nhỏ nhoi trong mắt bạn.. được làm con, bạn đời, người yêu, niềm vui của Vua vinh hiển? Kitô hữu, hãy tin điều này, và nghĩ về nó: bạn sẽ mãi mãi được ôm lấy trong cánh tay của tình yêu hiện hữu từ muôn thuở và sẽ kéo dài muôn thuở, tình yêu mà đem tình yêu của Con Chúa từ trời xuống thế gian, từ thế gian đến cây thập giá, từ cây thập giá xuống dưới mồ, từ mồ đến vinh quang, tình yêu đó kiệt sức, đói khát, bị cám dỗ, khinh bỉ, bị đánh bằng roi, bị đày đọa, phỉ nhổ, đóng đinh, đâm thâu… tình yêu đã ăn chay, cầu nguyện, dạy dỗ, chữa lành, khóc thương, đổ mồ hôi, đổ máu, hy sinh. Tình yêu đó sẽ mãi ôm ấp bạn.(Nhà thơ người Anh Richard Baxter)
Người với SSA khát khao tình yêu vì người ấy được tạo dựng cho tình yêu; tất cả chúng ta đều vậy. Nhưng tình yêu Chúa dự định cho những người gánh chịu SSA thì không có gì giống như cái mà thế giới này hình dung ra.
Chuyển ngữ từ I’m Catholic. I’m Gay. Now What? (Part 1)
Phần 2 giải nghĩa tại sao thu hút đồng tính là dấu của đặc sủng Chúa ban
Leave a Reply