Như chúng ta đã thấy trong chương 1, thuyết nhân vị, với sự phân đôi giữa thân xác và nhân vị, chiếm ưu thế trong các nhà đạo đức sinh học thế tục ngày nay—cũng như các nhà đạo đức học của Kitô giáo đi theo chủ nghĩa thế tục. Joseph Fletcher, một cựu linh mục Anh giáo, bày tỏ quan điểm phân mảnh hai tầng khi ông viết, “Điều quan trọng là địa vị của nhân vị, không chỉ đơn thuần là địa vị của con người”. Theo quan điểm của ông, những bào thai và trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết về mặt di truyền không đạt được tư cách nhân vị: Chúng là những sinh vật “hạ đẳng , chưa phải là nhân vị (sub-personal)” và do đó không đủ tiêu chuẩn để có được quyền sống.4
Một ví dụ khác đến từ Hans Küng, một nhà thần học Công giáo cấp tiến, ông viết: “một quả trứng được thụ tinh rõ ràng là sự sống của con người nhưng không phải là một nhân vị.”6
Nhà đạo đức học Peter Singer của Princeton University viết, “sự sống của một sinh vật người bắt đầu từ lúc thụ thai” nhưng “ sự sống của một nhân vị—. . .[một ]tồn thể với mức độ khả năng tự nhận thức nào đó—không bắt đầu sớm như vậy.”6
Đối với Singer, chỉ đơn giản là con người không đủ để áp dụng luật đạo đức. Và nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn đã phạm tội phân biệt loài, được định nghĩa là một kỳ thị trái đạo đức vì lợi cho loài của bạn (tương đương với phân biệt chủng tộc).
Người ta thường cho rằng luật hợp pháp hóa việc phá thai là trung lập. Họ cho rằng vì không ai đồng ý khi nào sự sống bắt đầu, nhà nước nên giữ thái độ trung lập bằng cách cho phép phá thai. Nhưng luật cho phép phá thai không hề trung lập. Chúng thể hiện thuyết nhân vị, một triết lý thực chất, loại trừ những đứa trẻ trong bụng mẹ khỏi sự bảo vệ của hiến pháp. Trong phán quyết của vụ án Roe v. Wade, Thẩm phán Harry Blackmun khẳng định thẳng thừng rằng thai nhi không phải là một nhân vị: “Từ ‘con người’, như được sử dụng trong Tu chính án thứ mười bốn, không bao gồm thai nhi.” Ông thừa nhận, nếu bào thai được công nhận là một con người/nhân vị, thì việc phá thai nhất thiết sẽ là bất hợp pháp: “Nếu gợi ý nhân vị được [luật sư] thiết lập, . . . Quyền sống của thai nhi khi đó sẽ được đảm bảo.”7
Khi hợp pháp hóa việc phá thai, Tòa án Tối cao đã không giữ thái độ trung lập. Thay vào đó, họ đã thiết lập thuyết nhân vị, với thuyết nhị nguyên hai tầng thân xác/nhân vị, làm luật của đất nước.
4. Joseph Fletcher, Humanhood: Essays in Biomedical Ethics (Buffalo, NY: Prometheus Books, 1979), 11, italics added.
5. “Hans Küng Joins Abortion Debate in Mexico,” California Catholic Daily, April 6, 2007.
6. Peter Singer, “The Sanctity of Life,” Foreign Policy, September/October 2005.
7. Roe v. Wade, 410 U.S. 113 (1973).
Leave a Reply