Những phản đối phổ biến nhất đối với lời dạy của Kinh Thánh về đồng tính luyến ái là gì? Một số học giả cho rằng Kinh thánh chỉ cấm mại dâm trong đền thờ như đã được thực hành trong nghi lễ thờ cúng của người Ca-na-an cổ đại – rằng văn bản thậm chí không đề cập đến các mối quan hệ đồng tính thấm đậm tình yêu và sự dấn thân, mà họ cho rằng, vào thời điểm đó chưa từng có.
Có phải các đoạn Kinh thánh chỉ nói về việc mại dâm trong đền thờ không? Những người Do Thái giáo đọc Kinh Thánh chắc chắn không nghĩ vậy. Người Do Thái nổi bật so với các quốc gia xung quanh vì họ từ chối mọi hình thức quan hệ đồng giới.69 Năm trăm năm trước Chúa Kitô và năm trăm năm sau Chúa Kitô, các nhà văn Do Thái đã đồng ý rằng hành vi đồng giới là trái với ý muốn của Chúa.70
Một câu quan trọng là Lê-vi 20:13, “Nếu một người đàn ông nằm với một người đàn ông khác như nằm với đàn bà, cả hai đã làm một điều đáng ghê tởm”. Cách diễn đạt ở đây không thể nào bị giới hạn ở việc cấm đoán việc mại dâm trong đền thờ. Hơn nữa, câu này nằm giữa những lệnh cấm về các tập tục rõ ràng là sai trái đối với mọi thời đại và mọi nền văn hóa: ngoại tình, loạn luân và giao cấu với động vật (câu 10–17).71
Hoặc Lê-vi 18:22: “Đừng ăn nằm với một người đàn ông như cách người ta ăn nằm với đàn bà; đó là một tội đáng ghê tởm”. Câu này xuất hiện ngay sau một câu lên án việc hiến tế trẻ em cho Mô-lóc, vị thần Ca-na-an khát máu. Không ai tranh luận rằng, vì việc hiến tế trẻ em được đề cập liên quan đến việc thờ thần Mô-lóc, do đó, văn bản này chỉ lên án việc hiến tế trẻ em trong việc thờ cúng ngoại giáo, nhưng các hình thức hiến tế trẻ em hoặc giết trẻ sơ sinh khác thì hoàn toàn ổn.
Do đó, ít học giả nghiên cứu Kinh thánh nào tuyên bố rằng lệnh cấm quan hệ tình dục giữa nam và nam của sách Lê-vi chỉ cấm các hình thức thực hành mang tính tôn giáo hoặc thờ ngẫu tượng. Hơn nữa, không có gì trong Tân Ước cho thấy Chúa Giê-su hoặc các tông đồ phủ nhận xác tín đồng lòng nhất trí của người Do Thái rằng hành vi đồng giới là tội lỗi.
69. Ví dụ, quyển 3 của Sibylline Oracles, có lẽ được viết bởi một tác giả Do Thái sống ở Ai Cập trong khoảng thời gian từ năm 163 đến năm 45 trước Công nguyên, nói rằng người Do Thái “luôn ghi nhớ về hôn nhân thánh thiêng và họ không quan hệ bất chính với trẻ em trai, giống như người Phoenicia, người Ai Cập và người La Mã, người Hy Lạp và nhiều quốc gia khác, người Ba Tư và người Galatia và khắp Châu Á”. Quoted in David F. Greenberg, The Construction of Homosexuality (Chicago: University of Chicago Press, 1988), 200 n88.
70. Preston Sprinkle, People to Be Loved (Grand Rapids: Zondervan, 2015), 67–68.
71. Nếu tác giả sách Lê-vi muốn giới hạn phạm vi áp dụng của những câu này, tác giả có thể dùng thuật ngữ này cho gái mại dâm đồng tính, nhưng ông đã không làm vậy.
Trong lịch sử giải thích các cấm đoán trong sách Lê-vi, chúng chưa bao giờ được hiểu chỉ nhằm vào các hành vi đồng tính trong bối cảnh mại dâm của tôn giáo. Ngược lại, chúng được hiểu theo nghĩa rộng nhất có thể. Ví dụ, sử gia Do Thái thế kỷ thứ nhất Josephus đã giải thích cho độc giả ngoại bang rằng ‘luật pháp [của Mô-sê] chỉ công nhận quan hệ tình dục theo tự nhiên, đó là quan hệ với phụ nữ… Sách ấy coi quan hệ tình dục giữa nam và nam là ghê tởm’ (Against Apion 2.199). Không có giới hạn nào được đặt ra đối với sự cấm đoán này chẳng hạn như tuổi tác, tình trạng nô lệ, bối cảnh thờ thần tượng, hay sự trao đổi tiền bạc. Giới hạn duy nhất là giới tính của những người tham gia. (Robert A. J. Gagnon, The Bible and Homosexual Practice: Texts and Hermeneutics [Nashville: Abingdon, 2001], 312–32, 130)
See also Robert Gagnon, “Does Leviticus Only Condemn Idolatrous Homosexual Practice?—An Open Letter from Robert Gagnon,” guest post on Timothy Dalrymple’s blog Philosophical Fragments, March 28, 2013, http://www.patheos.com/blogs/philosophicalfragments/2013/03/28/bible-condemn-idolatrous-homosexual-practice-gangnon-lee-torn/.
Leave a Reply