Để quá trình chữa lành được trọn vẹn, một nạn nhân bị lạm dụng phải chọn cách tha thứ cho kẻ đã bạo hành mình từ tận sâu bên trong. Một hành động thương xót như vậy dường như là không thể nếu xét đến nỗi đau mà bạn phải chịu đựng vì anh ta (hoặc cô ta). Tuy nhiên, khi bạn không chịu tha thứ, bạn sẽ tự hại mình bằng cách ngậm đắng nuốt cay lại chuyện đau lòng đó. Chỉ có tình yêu mới chiến thắng được cái ác.
Bạn chắc chắn đã từng nghe câu nói “hãy tha thứ và quên chuyện đó đi”, tuy nhiên, câu nói này lại không hề đúng. Để chữa lành một vết thương, việc của bạn cần làm đó chính là tha thứ. Ý nghĩ hãy quên đi một vết thương sẽ giống như nếu bạn thực sự tha thứ cho người làm tổn thương bạn, thì đột nhiên bạn sẽ có chứng hay quên. Nói cách khác, nếu bạn vẫn còn nhớ những tổn thương mà một người đã gây ra, bạn thực sự chưa hoàn toàn tha thứ. Điều này hoàn toàn khác xa sự thật. Tha thứ không có nghĩa là quên đi. Nó chỉ có nghĩa là bạn không còn mang ác cảm và đổ lỗi cho người làm tổn thương bạn. Bạn không mong những điều xấu sẽ đến với họ. Đây là lý do tại sao Kinh thánh thường đề cập sự không tha thứ bằng cách sử dụng phép ẩn dụ về nợ. Tha thứ là khi bạn xóa bỏ đi số tiền người khác nợ bạn.
Khi một người từ chối tha thứ cho người khác, người đã gây ra vết thương thường không quan tâm đến việc đó; tuy nhiên, trái tim không khoan nhượng sẽ ngày càng chai cứng theo thời gian. Giữ lấy tội lỗi của người khác giống như bám vào một hòn than hồng đang cháy. Hãy để chuyện buồn đó qua đi, bởi vì nó sẽ chỉ làm tổn thương bản thân bạn nhiều hơn nếu bạn cứ nhất quyết không chịu buông.
Một khi bạn đã tha thứ cho người kia, hãy thực hiện một bước cuối cùng: Thay thế hận thù bằng lòng khoan dung, hãy cầu nguyện cho bất cứ ai đã làm tổn thương bạn. Hãy cầu mong cho anh ta thay đổi hơn là lên án. Chúa sẽ bảo đảm sự công chính đến với anh ta. Bạn không phải lo lắng về điều này. Một ngày nào đó, anh ta sẽ nhìn thấy cái ác mà mình đã gây ra cho bản thân, và chỉ điều đó thôi cũng đã đủ đau đớn rồi. Lúc đó anh ta sẽ nhận ra anh không thể thoát khỏi những gì đã mang đến cho bản thân. Trong lúc này, nhiệm vụ của bạn là cầu nguyện để trái tim anh ấy thay đổi và chữa lành.
Nếu những ký ức trong quá khứ tiếp tục ám ảnh bạn, hãy mang chúng đến với Chúa trong thời gian cầu nguyện. Nói chuyện với Chúa, trái tim đến với trái tim, về điều đó. Nếu Chúa có thể chữa lành người mù và làm cho người chết sống lại, Ngài cũng có thể chữa lành cho ký ức của bạn. Điều đó có thể không xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng hãy tin cậy vào lời hứa của Ngài: “Này đây Ta đổi mới mọi sự.”6
Trở về chương 17 của Trang Mục lục
6 Khải huyền. 21:5.
Leave a Reply