Việc xu hướng tình dục mang tính linh hoạt có nghĩa là cách chúng ta diễn giải cảm xúc và ham muốn tình dục của mình có thể bị ảnh hưởng bởi các lực lượng xã hội. Timothy Keller đưa ra thí nghiệm tưởng tượng so sánh chiến binh Anglo-Saxon với người thành thị Manhattan:
Hãy tưởng tượng một chiến binh Anglo-Saxon ở Anh vào năm 800 sau Công nguyên. Anh ta có hai xung lực và cảm xúc bên trong rất mạnh mẽ. Một là hung hăng. Anh ta thích đập phá và giết người khi họ tỏ ra thiếu tôn trọng anh ta. Sống trong một nền văn hóa coi trọng danh dự và mặt mũi với đạo lý binh sĩ, anh ta sẽ tự cho mình là một với cảm giác đó. Anh ta sẽ tự nhủ, “Đó là tôi! Đó là tôi! Tôi sẽ thể hiện điều đó.” Cảm giác khác mà anh ta cảm nhận được là sự hấp dẫn đồng giới. Đối với điều đó, anh ta sẽ nói, “Đó không phải là tôi. Tôi sẽ kiểm soát và kìm nén cảm giác đó.”
Bây giờ hãy tưởng tượng một chàng trai trẻ đang đi bộ quanh Manhattan ngày nay. Anh ta có hai xung lực nội tâm giống nhau, cả hai đều mạnh như nhau, cả hai đều khó kiểm soát. Anh ta sẽ nói gì? Anh ta sẽ nhìn vào sự hung hăng và nghĩ, “Đây không phải là người tôi muốn trở thành”, và sẽ tìm kiếm sự giải thoát trong các chương trình trị liệu và quản lý cơn giận. Tuy nhiên, anh ta sẽ nhìn vào ham muốn tình dục của mình và kết luận, “Đó là con người tôi”.
Keller đang nói gì với thí nghiệm tưởng tượng này? “Chúng ta không có được bản sắc của mình chỉ từ bên trong. Đúng hơn, chúng ta nhận được một diễn giải đạo đức nào đó, rồi sàng lọc những cảm xúc và động lực khác nhau của chúng ta qua đó. Sự sàng lọc này giúp chúng ta quyết định cảm xúc nào là ‘tôi’ và nên được thể hiện—và cảm xúc nào không nên được dùng để diễn tả bản thân.”
Con người không phải là những sinh vật tự sáng tạo, tự tồn tại, tự định nghĩa. Tất cả chúng ta đều tìm kiếm các nguồn bên ngoài để thông báo cho chúng ta về việc chúng ta là ai và chúng ta nên sống như thế nào. Chúng ta tìm kiếm một quy tắc hoặc màng lọc để giúp chúng ta quyết định cảm xúc và động lực nào là tốt so với những cảm xúc và động lực không lành mạnh hoặc vô đạo đức và cần được định hướng lại. Keller kết luận, “Và chiến binh Anglo-Saxon và người đàn ông Manhattan hiện đại của chúng ta lấy tư duy đạo đức của họ từ đâu? Từ nền văn hóa, cộng đồng và những câu chuyện anh hùng của họ.” Họ có thể nghĩ rằng họ chỉ đơn giản là chọn trở thành chính mình. Nhưng trên thực tế, “họ đang lọc cảm xúc của mình, loại bỏ một số và đón nhận những cảm xúc khác. Họ đang chọn trở thành chính mình theo cách mà nền văn hóa của họ bảo họ có thể trở thành.”34
34. Timothy Keller, Preaching: Communicating Faith in an Age of Skepticism (New York: Penguin, 2015), 135–36.
Leave a Reply