Thật đáng ngạc nhiên chủ nghĩa hậu hiện đại lại là sản phẩm của tư duy tiến hóa – không phải tiến hóa sinh học mà là tiến hóa văn hóa. Nó bắt nguồn từ suy nghĩ của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, một triết gia thế kỷ 19, người đã dạy về một hình thức tiến hóa phiếm thần. Cách cơ bản, ông áp dụng hình ảnh con ma trong cỗ máy của Descartes vào vũ trụ: Chúa được định nghĩa lại là con ma trong cỗ máy vũ trụ, một thế lực tâm linh chuyển biến trong và thông qua thế giới. Trong lý thuyết của Hegel, mỗi ý thức của cá nhân đều là một phần của ý thức vũ trụ này. Ngụ ý ở đây là cõi tinh thần không ngừng biến chuyển. Tất cả các ý tưởng – luật pháp, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, chính trị – đều là sản phẩm của cái mà Hegel gọi là “sự hiện thực hóa của Trí tuệ Toàn cầu”35 thông qua sự tiến hóa của ý thức.
Hàm ý của ông là không có sự thật vĩnh cửu, phổ quát. Chỉ có những sự thật một phần, tương đối khi mỗi nền văn hóa phát triển quan điểm riêng của mình trong suốt quá trình lịch sử. Điều này được gọi là thuyết tiến hóa hay chủ nghĩa duy sử, và Nietzsche tóm tắt nó một cách ngắn gọn: “Mọi thứ đều tiến hóa: không có sự thật vĩnh cửu cũng như không có sự thật tuyệt đối.”36
Gần một thế kỷ trước Darwin, Hegel đã dạy mọi người hãy giải thích lịch sử qua lăng kính tiến hóa. (Nietzsche thậm chí còn nói, “không có Hegel thì sẽ không có Darwin.”)37 Những người theo Hegel đã từ bỏ chủ nghĩa phiếm thần và đã thế tục hóa triết học của ông. Nhưng họ vẫn giữ lại thuyết tiến hóa hay chủ nghĩa duy sử của ông.38 (Họ dường như không nhận thấy rằng nó chứa đựng một sự tự mâu thuẫn chết người: Nó nói rằng không có những chân lý phổ quát – và chính tuyên ngôn đó là lời khẳng định về chân lý phổ quát.)
Chủ nghĩa tiến hóa hay chủ nghĩa duy sử có tác động gì đến hệ tư tưởng tình dục? Nó ngụ ý rằng mọi thứ đều đang thay đổi; không có định hướng chắc chắn nào cho chúng ta biết chúng ta là ai hoặc chúng ta nên hành động như thế nào. Nhưng chúng ta biết, khả năng tồn tại của đạo đức dựa trên niềm tin rằng có bản chất con người, do Chúa tạo ra, và do đó có những quy tắc bất biến cho chúng ta thấy cách hoàn thành sứ mệnh của mình, cách trở thành con người toàn vẹn. Nhưng nếu thuyết tiến hóa là đúng thì không có bản chất con người phổ quát, ổn định – và do đó không có đạo đức phổ quát, ổn định.
Nhà triết học theo chủ nghĩa hiện sinh Jean Paul Sartre giải thích logic đó một cách thẳng thừng: “Không có bản chất con người bởi vì không có Thiên Chúa nào để có thể quan niệm về nó. . . . Con người không là gì khác ngoài những gì do chính mình tạo ra.”39 Giống như các loài không ngừng thay đổi và tiến hóa, các cá nhân cũng phải bỏ lại đằng sau mọi chuẩn mực hành vi vững chắc và đắm mình trong dòng chảy không ngừng nghỉ của cuộc sống, không ngừng sáng tạo và tái tạo chính mình.
Nói tóm lại, cái tôi mang tính linh hoạt. Ý nghĩa của con người không tồn tại. Đạo đức luân lý không ngừng chuyển biến qua lịch sử.
Bối cảnh này giải thích tại sao các nhà lý thuyết giới tính hậu hiện đại như Foucault và Butler phủ nhận mạnh mẽ suy nghĩ rằng lý tưởng đạo đức (chẳng hạn như hôn nhân nam-nữ) bắt nguồn từ bản chất con người – bởi vì họ phủ nhận bất cứ sự gì được gọi là bản chất con người. Nếu bạn cho rằng một nguyên tắc đạo đức nào đó phù hợp với tự nhiên thì bạn đang phạm phải điều mà họ gọi là ngụy biện “tự nhiên hóa”. Điều đó họ cho là sai lầm vì theo quan điểm của họ, không có đạo đức nào là tự nhiên cả. Mọi đạo đức đều là một cấu trúc của lịch sử, là sản phẩm của một nền văn hóa cụ thể ở một giai đoạn lịch sử cụ thể. Các nhà lý thuyết hậu hiện đại nói rằng mục tiêu của họ là “gỡ bỏ thế giới tự nhiên” ra khỏi giới tính, nghĩa là phủ nhận rằng giới tính có bất kỳ nền tảng nào trong tự nhiên.
Chủ nghĩa hậu hiện đại, vì thế, đưa chủ nghĩa hiện đại bước thêm một bước tiếp nữa với lôgic đó. Chủ nghĩa hiện đại phủ nhận mọi mục đích hay mục đích luận trong tự nhiên. Và nếu thiên nhiên không bộc lộ mục đích thì nó không thể hình thành nên đạo đức của chúng ta. Đạo đức luân lý bị mất đi nền tảng là thế giới tự nhiên.
Cả hai đều là những hình thức của chủ nghĩa giản lược: Chủ nghĩa hiện đại biến thân xác con người thành một sản phẩm của những lực vô mục đích trong vật chất. Chủ nghĩa hậu hiện đại coi giới tính là một thứ do xã hội tạo ra.
35. Georg Wilhelm Friedrich Hegel, The Philosophy of Right, paragraph 342, https://www.utm.edu/staff/jfieser/class/316/pri/2-316-hegel.htm.
36. Friedrich Nietzsche, Human All Too Human: A Book for Free Spirits (1878), in The Nietzsche Reader, ed. Keith Ansell Pearson and Duncan Large, trans. Marion Faber (Oxford, UK: Blackwell, 2006), 162 [2].
37. Friedrich Nietzsche, The Gay Science (1882), http://www.lexido.com/EBOOK_TEXTS/THE_GAY_SCIENCE_FIFTH_BOOK_.aspx?S=357.
38. On historicism as Hegel’s main legacy, see John McCumber, Time and Philosophy.
39. Jean Paul Sartre, “Existentialism Is a Humanism,” (1946), in Existentialism from Dostoeyvsky to Sartre, ed. Walter Kaufman (London: Meridian, 1989).
Leave a Reply