Chúng ta đang sống trong thời đại tuyên truyền và quảng cáo chiêu hàng, nơi lời nói được sử dụng để thao túng. Ví dụ: một cuộc thăm dò của Gallup cho thấy tỷ lệ ủng hộ trợ tử tăng 20% nếu nó được mô tả bằng cách sử dụng uyển ngữ. Tròn 70% người Mỹ ủng hộ việc cho phép các bác sĩ đẩy nhanh cái chết của một bệnh nhân mắc bệnh nan y khi điều đó được mô tả là cho phép các bác sĩ “kết liễu mạng sống của bệnh nhân bằng một số biện pháp không gây đau đớn”. Nhưng chỉ có 51% ủng hộ an tử khi nó được mô tả là các bác sĩ giúp đỡ một bệnh nhân “tự sát.”67 Rõ ràng, vẫn có sự phản đối về đạo đức luân lý của việc tự tử.
Điều này có nghĩa là những tệ nạn xã hội như giết trẻ sơ sinh, an tử và trợ tử có thể sẽ được quy định trong luật theo cách rất khác với những tệ nạn lớn trước đây trong lịch sử, chẳng hạn như chế độ nô lệ hoặc nạn diệt chủng người Do Thái. Những thực hành này rất có thể sẽ được áp dụng dưới danh nghĩa giảm bớt đau khổ và tăng cường sự lựa chọn, dưới tiêu đề đạo đức sinh học.
Họ thậm chí có thể mang vẻ ngoài Kitô giáo. Cách đây vài năm, Anne Lamott, một nhà văn được giới trẻ Kitô giáo yêu thích, đã giúp một người đàn ông tự sát. Lamott viết trên tờ Los Angeles Times: “Người đàn ông tôi giết không muốn chết, nhưng anh ta không còn cảm thấy mình còn sự tự do nào nữa.” Với cơ thể đang suy tàn vì căn bệnh ung thư và tâm trí bắt đầu dao động, người đàn ông này đã sẵn sàng chấp nhận lời đề nghị của Lamott để mua loại thuốc cần thiết để tự tử.
Lamott lưu ý rằng người bạn “rất ngạc nhiên khi với tư cách là một Kitô hữu, tôi lại kiên quyết đồng ý với anh ấy về việc trợ tử”. Để biện minh cho lập trường của mình, cô ấy không suy ngẫm sâu sắc về dữ liệu của Kinh thánh hay lịch sử tư tưởng đạo đức Kitô giáo. Thật vậy, cô ấy không hề suy ngẫm về những điều đó. Thay vào đó, cô so sánh cuộc sống với một trường học và đảm bảo với bạn mình bỏ học sớm và nhận kết quả chưa học xong khóa cũng không sao cả.68 Mặc dù trong các bài viết của mình, Lamott tự coi mình là một Kitô hữu, nhưng về cơ bản, cô đã vứt bỏ các nguyên tắc Kinh thánh rằng sự sống là món quà từ Chúa. Không có gì đặc biệt về Kitô giáo trong bài luận của cô ấy, dù bài viết là về một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như kết thúc cuộc sống của một người.
Lamott cũng tỏ ra không chút quan tâm đến Kinh thánh trong vấn đề phá thai. Trong một bài viết trước đó của Los Angeles Times, cô ấy mô tả một hội nghị nơi cô đã trút một tràng đả kích đầy tức tối lên quan điểm ủng hộ sự sống. Cô viết: “Là một Kitô hữu và một nhà hoạt động cho nữ quyền, cô cảm thấy buộc phải lên tiếng cho “những người phụ nữ mà cuộc sống của họ đã được nên công chính và cứu chuộc bởi phán quyết Roe v Wade.”69
“Được nên công chính và được cứu chuộc” bằng việc phá thai? Đây là bọc lớp vỏ ngôn ngữ Kinh thánh lên trên nền đạo đức thế tục. Nó minh họa việc ngay cả những người tự nhận mình là Kitô hữu cũng có thể bị cuốn vào thế giới quan thế tục. Thông thường, họ không nhận ra điều đó bởi vì họ chỉ biết đến Kitô giáo như một trải nghiệm thiêng liêng; Kitô giáo không là thế giới quan của họ. Họ không nhận ra rằng Kinh Thánh không chỉ cung cấp thông điệp về sự cứu rỗi mà còn là một lăng kính để chúng ta nhìn nhận toàn bộ cuộc sống—con người, lịch sử, thiên nhiên và xã hội.
Để có hiệu quả về mặt chiến lược trong việc bảo vệ phẩm giá con người, chúng ta cần đi xa hơn những khẩu hiệu và biểu ngữ, giúp người khác nhận ra thế giới quan thế tục hình thành nên suy nghĩ của mọi người. Chúng ta phải chống lại những kẻ gây ra cái chết và sự tuyệt vọng, đồng thời đưa ra một trường hợp tích cực về việc “yêu thương người lân cận của mình”.
67. Lydia Saad, “U.S. Support for Euthanasia Hinges on How It’s Described,” Gallup.com, May 29, 2013.
68. Anne Lamott, “At Death’s Window,” Los Angeles Times, June 25, 2006.
69. Anne Lamott, “The Rights of the Born,” Los Angeles Times, February 10, 2006.
Leave a Reply