Dù nguyên nhân là gì, rõ ràng là sự hấp dẫn cùng giới không phù hợp với giới tính sinh học của một người dù là nam hay nữ. Điều đó là điểm khởi đầu cho các thuyết giới tính hậu hiện đại.
Nhà triết học có ảnh hưởng Judith Butler được ca ngợi là người sáng lập lý thuyết lệch pha (queer), được định nghĩa là một thuyết “tập trung vào sự lệch pha giữa giới tính sinh học (sex), giới tính xã hội (gender), và ham muốn (desire).”14 Butler ghi nhận rằng chúng ta có một khao khát tự nhiên về một sự “nhất quán nội tại” hoặc “sự thống nhất của trải nghiệm” giữa ba khía cạnh của bản ngã.15 Nhưng vì bà tự nhận mình là người đồng tính nữ, bà không phù hợp với lý tưởng đồng nhất đó. Kết luận của bà là chúng ta phải từ chối khao khát tự nhiên về sự thống nhất nội tại. Thực tế, gọi nó là “tự nhiên” tự bản thân đã là một hành động áp bức, theo quan điểm của bà. Trong lý thuyết lệch pha, mục tiêu của bà là phá vỡ mối liên kết kết nối giới tính xã hội với giới tính sinh học và ham muốn. Bà đề xướng một lý thuyết về bản chất con người tập trung vào sự rối loạn và phân mảnh.
Hãy tưởng tượng một trong những món đồ chơi trẻ em được làm từ ba khối lắp ráp, với đầu động vật trên khối trên cùng, thân giữa ở khối giữa và chân ở khối dưới cùng. Trẻ em có thể xoay các khối để tạo ra các động vật tưởng tượng, như đầu voi với thân hươu cao cổ và chân chim hồng hạc. Đó là hình ảnh xuất hiện trong tâm trí tôi khi đọc về nỗ lực thuyết phục của Butler rằng con người là một tổ hợp giữa giới tính xã hội, giới tính sinh học, và ham muốn tình dục. Ý tưởng về sự thống nhất nội tại là tốt hơn hoặc tự nhiên hơn, bà nói, là một sự hư cấu. Hãy xoay các khối theo bất kỳ khuôn mẫu nào bạn muốn.
Lý thuyết lệch pha bào chữa cho hành vi không dị tính [nghĩa là hành vi đồng tính] bằng cách chia cắt con người thành các phần riêng biệt và được cho là không liên quan đến nhau.
14. “Queer tập trung vào sự không phù hợp giữa giới tính, phái tính và ham muốn. . . . Để chứng minh sự bất khả thi của bất kỳ tình dục ‘tự nhiên’ nào, nó chất vấn ngay cả những thuật ngữ không hề là vấn đề như ‘đàn ông’ và ‘phụ nữ’.’” Annamarie Jagose, Queer Theory: An Introduction (New York: New York University Press, 1996), 3.
15. Judith Butler, Gender Trouble (New York: Routledge, 1990), 30–31.
Leave a Reply