Các nhà lý thuyết về giới phản ứng thế nào? Họ nói rằng không thể xác định giới tính dựa trên các sự kiện sinh học bởi vì chúng ta không thể biết một cách khách quan những sự thật đó – hoặc bất kỳ thực tại nào khác. Suy cho cùng, chúng ta chỉ có thể hiểu các sự kiện khi diễn giải chúng, và mọi diễn giải đều bị quy định bởi văn hóa và lịch sử của chúng ta. Mọi định nghĩa về ý nghĩa của nam và nữ về mặt sinh học là sản phẩm của các ảnh hưởng văn hóa, vốn là sản phẩm của các lực lượng văn hóa trước đó. . . vân vân, trong một sự hồi quy vô hạn. Đây là chủ nghĩa duy sử Hegel áp dụng cho thân xác.
Kết luận hậu hiện đại là chúng ta không thể biết thân xác thực sự là gì. Chúng ta chỉ biết nền văn hóa nhất định nào nghĩ nó là gì. Butler viết, “Không thể nhờ đến một thân xác mà đã chưa từng được giải thích bằng ý nghĩa văn hóa. . . . ‘Thân xác’ bản chất của nó là một cấu trúc.”46
Bản thân thân xác là một cấu trúc của xã hội? Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được chủ nghĩa giản lược cực đoan như vậy? Hãy nhớ lại rằng chủ nghĩa hậu hiện đại có nguồn gốc từ Hegel, người đã dạy một loại thuyết phiếm thần – rằng tất cả chúng ta đều là một phần của Tâm trí Thế giới vũ trụ. Hàm ý là với tư cách cá nhân, chúng ta không thực sự có những ý tưởng bắt đầu của riêng mình. Trái lại, suy nghĩ của chúng ta chỉ đơn thuần là sự biểu hiện của tâm trí vũ trụ. Theo cách nói của Hegel, các cá nhân “luôn luôn là những công cụ vô thức của Tâm trí Thế giới đang hoạt động bên trong họ.”47
Thuyết phiếm thần của Hegel đã được thế tục hóa bởi những người kế nhiệm ông – người được biết đến nhất là Marx, người có câu nói nổi tiếng rằng ông đã “hoàn toàn thay đổi ý tưởng của Hegel”. Điều đó có nghĩa là trong lý thuyết của mình, con người là công cụ vô thức không phải của lực lượng tinh thần (Tâm trí thế giới) mà là lực lượng vật chất (tầng lớp kinh tế). Tuy nhiên, điều còn sót lại của Hegel trong tất cả những người kế nhiệm ông là quan điểm cho rằng ý thức cá nhân là một phần của ý thức nhóm lớn hơn – rằng suy nghĩ của chúng ta bị định hình một cách không thể tránh khỏi bởi thế giới quan về giai cấp, chủng tộc, giới tính, nhóm dân tộc, v.v. Chúng ta không có quyền truy cập vào các sự kiện khoa học khách quan. Những gì chúng ta nghĩ là sự thật thực ra lại là những cấu trúc văn hóa – bao gồm cả những thực tế sinh học về tình dục. Như Butler viết, “Cấu trúc được gọi là ‘tình dục’ này cũng được kiến tạo về mặt văn hóa như giới tính.”
Một nhà hoạt động chuyển giới về mặt sinh học là nữ nhưng lại xác định là nam khẳng định tuyên bố này thậm chí còn thẳng thắn hơn: “Việc coi một số cơ thể là nam và một số cơ thể là nữ là một sự lựa chọn, không phải là thực tại . . . . Đó là một quan điểm mang tính ý thức hệ – chứ không phải là một thực tại khoa học.”49
Vậy thì, nói “Đó là con gái” cũng có ý nghĩa tư tưởng như nói “Con gái mặc màu hồng”.
Những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại tuyên bố là sẽ giải phóng chúng ta khỏi những luật lệ và vai trò áp bức, nhưng liệu quan điểm này có thực sự giải phóng? Không hề. Nó nói rằng chúng ta bị mắc kẹt trong thế giới quan hiện tại của nền văn hóa của chúng ta – rằng chúng ta không có khả năng tiếp cận những sự thật nằm ngoài những gì nền văn hóa của chúng ta đã dạy chúng ta phải suy nghĩ.50
Lỗ hổng chết người trong chủ nghĩa hoài nghi cực đoan như vậy là nó đã tự hủy hoại chính mình. Nếu tất cả con người đều bị mắc kẹt trong những gì nền văn hóa của họ nói với họ, không có khả năng tiếp cận sự thật, thì làm sao những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại có thể biết rằng những tuyên bố của chính họ là đúng?
Việc giảm thiểu tình dục thành một cấu trúc của văn hóa cũng là một sự hạ thấp thân xác rất lớn. Nhà nữ quyền đồng tính nữ Sheila Jeffreys viết rằng chủ nghĩa hậu hiện đại dường như “được dựa trên nguyên tắc thần bí rằng không có cái gọi là sinh học.”51 Triết gia nữ quyền Susan Bordo nói rằng chủ nghĩa hậu hiện đại phủ nhận “bản chất vật chất của thân xác”. Cô viết, sự thù địch cực độ như vậy đối với sinh học nên được dán nhãn là “chủ nghĩa kháng sinh học”. Nó tưởng tượng “thân xác như một loại nhựa dẻo, được tạo hình theo những ý nghĩa mà chúng ta lựa chọn”. Đó là “một trí tưởng tượng mới, hậu hiện đại về sự tự do của con người khỏi những yếu tố thể xác.”52
Do đó, chủ nghĩa hậu hiện đại là phiên bản mới nhất và cực đoan nhất của sự phân đôi thân xác/tâm trí – một phiên bản coi thân xác là vô cùng dễ uốn nắn, không có bản chất xác định của riêng nó.53
Tại sao lại có người có quan điểm cực đoan như vậy? Điểm gì đã lôi cuốn họ? Nếu thân xác không thể được xác định, nó không thể đặt ra ràng buộc nào đối với bản sắc giới tính của chúng ta. Mục tiêu là sự hoàn toàn tự do để tuyên bố mình là đàn ông hay đàn bà hoặc cả hai hoặc không thuộc giới tính nào cả.
Cái tôi tối thượng sẽ không chấp nhận việc các lựa chọn của mình bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì nó không chọn—kể cả thân xác của chính nó.
Ngược lại, Kitô giáo gán cho thân xác con người một phẩm giá và giá trị phong phú hơn nhiều. Con người không cần sự tự do khỏi thân xác để khám phá con người đích thực của mình. Đúng hơn, chúng ta có thể tôn vinh sự tồn tại có thân xác của mình như một món quà tốt lành từ Thiên Chúa. Thay vì trốn thoát khỏi thân xác, mục tiêu là sống hài hòa/hòa hợp với thân xác của mình.
46. Butler, Gender Trouble, 11, 12.
47. Hegel, Philosophy of Right, paragraph 344, cited in Robert C. Solomon, Continental Philosophy Since 1750: The Rise and Fall of the Self (Oxford: Oxford University Press, 1988), 57.
48. Butler, Gender Trouble, 9.
49. Chase Strangio, “What Is a ‘Male Body’?” Slate, July 19, 2016.
50. See Terry Eagleton, Illusions of Postmodernism (Malden, MA: Blackwell, 1996), 14, 37, 38. Eagleton bình luận rằng, thật trớ trêu, chủ nghĩa hậu hiện đại tự nhận là "duy vật" nhưng sau đó lại "tiếp tục đàn áp phần rõ ràng nhất của con người thuộc về duy vật, đó là cấu trúc sinh học của họ" (trang 58).
51. Sheila Jeffreys, Gender Hurts: A Feminist Analysis of the Politics of Transgenderism, (New York: Routledge, 2014), 53.
52. Susan Bordo Unbearable Weight: Feminism, Western Culture, and the Body (Berkeley: University of California Press, 1993, 2003), 39, 245. Elizabeth Grosz cho rằng quan điểm hậu hiện đại của Butler "phủ nhận tính vật chất hoặc tính cụ thể và xác định của cơ thể… Làm cho chúng trở nên vô cùng dễ uốn nắn và biến đổi" (Volatile Bodies: Towards a Corporeal Feminism, Bloomington: Indiana University Press, 1994, trang 190). Chính Butler cũng thừa nhận rằng phản đối chính đối với lý thuyết của mình là nó "phủ nhận tính vật chất của cơ thể" (Bodies That Matter, phần giới thiệu).
Các nhà phê bình Foucault cũng đưa ra những phản đối tương tự. Họ cho rằng các tác phẩm của ông gần như tạo ra ấn tượng rằng tính dục chỉ là một cấu trúc xã hội, được tạo ra bởi các mối quan hệ xã hội và quyền lực, không liên quan gì đến cơ thể thực tế. Như Foucault đề cập trong History of Sexuality (trang 151 và tiếp theo), các nhà phê bình thường hỏi: Ông có đang bỏ qua “cơ thể, cấu trúc cơ thể, hoạt động sinh học và chức năng của cơ thể” không? Có phải ông nói về tình dục như thể tình dục không tồn tại không?” Foucault trả lời rằng dù tình dục có thể bắt đầu thuần túy từ cấu trúc cơ thể và sinh lý học, nhưng chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa của cơ thể mình nếu không thông qua các cấu trúc văn hóa do quyền lực văn hóa áp đặt: “Chính ý tưởng về bản chất của tình dục này là điều mà chúng ta không thể chấp nhận mà không kiểm tra kỹ lưỡng. Liệu ‘tình dục’ có thực sự là điểm neo gắn kết những biểu hiện của tính dục, hay đó chỉ là một ý tưởng phức tạp được hình thành trong việc triển khai tính dục? Dù thế nào, người ta cũng có thể chỉ ra cách mà ý tưởng về tình dục đã được hình thành trong các chiến khác nhau của quyền lực và vai trò xác định mà nó đã đóng trong đó.”
53. Unbearable Weight (trang 275). O’Donovan tóm tắt sự đối lập này như là một “chủ nghĩa giản lược, coi cơ thể như một vật chất không phân biệt, trong đó tinh thần dự định thực hiện quyền tự do vô hạn.” Transsexualism and Christian Marriage,19.
Leave a Reply