Lời của Christopher West từ video:
Mầu nhiệm Kitô giáo là Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình. Ngài đã làm điều đó cách nào? “Khi thời gian đến thời viên mãn Thiên Chúa đã gởi Con Một của Ngài, sinh bởi một người nữ. Một trẻ trai sinh ra bởi một phụ nữ. Trong nam tính và nữ tính, chúng ta nhìn thấy sự mặc khải của mầu nhiệm đời đời của Thiên Chúa.
Chúng ta có ý nói gì? Chúng ta phải đi sâu vào hơn chút nữa và mở rộng nó hơn một chút nữa. Chúng ta không nói rằng Thiên Chúa có tính dục. Thiên Chúa thuần linh. Nhưng qua mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa bày tỏ mầu nhiệm thiêng liêng của Ngài qua nam tính và nữ tính, qua đứa bé trai được sinh ra bởi một người nữ. Điều này đưa chúng ta trở về với sách Sáng Thế chương 1. Thiên Chúa nói trong chương 1 của Sáng Thế “Chúng ta hãy làm nên con người theo giống hình ảnh chúng ta, nam và nữ Ngài đã dựng nên họ. Và Ngài chúc phúc họ, truyền lệnh để họ sinh sôi nảy nở.”
Chúng ta được dựng nên theo giống hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Và dường như là Thiên Chúa có một cuộc đàm thoại giữa ba Ngôi Vị khi Ngài nói, giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, khi Ngài nói “Chúng ta hãy dựng nên con người theo giống hình ảnh Chúng ta.” Tại sao Thiên Chúa ám chỉ số nhiều về chính mình? Chúng ta biết trong sự viên mãn của mặc khải Kinh Thánh, Thiên Chúa có Ba Ngôi. Và Thiên Chúa nhìn vào chính mình, nhìn vào tình yêu của Ba Ngôi như là khuôn mẫu để tạo dựng chúng ta nam và nữ.
Một lần nữa, điều này không có nghĩa là Thiên Chúa là nam hay nữ trong chính Ngài. Thiên Chúa thuần khí nhưng nam tính và nữ tính, và ơn gọi để trở nên một trong thân xác là một dấu hiệu cao cả trong Kinh Thánh về mầu nhiệm nội tạng của Thiên Chúa và về kế hoạch của Ngài là chúng ta được dự định để được đưa vào chính sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Và Thánh Phaolô đã diễn tả điều này cách tuyệt vời trong Êphêsô chương 5 khi ngài trích từ sách Sáng Thế và nói “vì lý do này, người nam sẽ từ bỏ cha mẹ mình và gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ trở nên một xương một thịt.” Rồi ngài tuyên bố đây là một mầu nhiệm cao cả. Hãy nghĩ về điều này trong chốc lát.
Trong thế giới hiện đại của chúng ta, chúng ta đã đánh mất cảm giác mầu nhiệm về thân thể con người, về tính dục của loài người và về sự kết hợp làm một xương một thịt. Kinh Thánh sự kết hợp làm một xương một thịt là một mầu nhiệm cao cả. Thánh Phaolô đang chỉ về đâu? Ngài nói với chúng ta là điều này chỉ chúng ta về với sự kết hợp làm một của Chúa Kitô và Hội Thánh.
Dự định muôn thuở của Chúa là để cưới chúng ta nếu chúng ta nhìn vào sự so sánh đó của Kinh Thánh. Đức Kitô đến như là vị lang quân để trao hiến thân thể Ngài cho Hiền thê của Ngài để Hiền thê của Ngài mãi mãi được đầy tràn sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta nhìn thấy viễn tượng thần học cao cả ấy, viễn tượng Kinh Thánh là Thiên Chúa sẽ cưới chúng ta.
Đây là hình ảnh mà các ngôn sứ đã dùng, đây là hình ảnh của Tân Ước, đây là hình ảnh sách Khải Huyền dùng để mô tả nước trời. Chúa muốn cưới chúng ta. Bữa tiệc cưới của Con Chiên, cùng đích thần thánh đó, được báo trước ngay từ thuở ban đầu khi Thiên Chúa dựng nên chúng ta có nam có nữ, và ban ơn gọi để hai người trở nên một xương một thịt.
Đó là điều chúng ta muốn nói đến khi nói rằng thân xác chúng ta không chỉ là điều gì đó về sinh học những là điều gì đó thuộc về thần thiêng. Thân xác trong tính tính dục của nó chỉ đến chính mầu nhiệm của Thiên Chúa và chỉ chúng ta đến cùng đích thần thiêng của chúng ta trong sự kết hiệp làm một với Thiên Chúa. Không là một kết hợp tình dục theo nghĩa chúng ta hiểu.
Nhưng sự kết hợp làm một của nam nữ, sự kêt hợp thành một xương một thịt chỉ đến mầu nhiệm cao cả này của hôn nhân mà sẽ được đưa đến hoàn thành trong cõi đời đời giữa Đức Kitô và Hội Thánh trong sự kết hợp làm một mai sau. Không là một sự kết hợp tình dục nhưng tính dục của chúng ta chỉ về điều đó, đưa cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua ở trái đất này về cùng đích trên nước trời của chúng ta. Đó là điều chúng ta muốn ám chỉ.
Chúa Kitô dạy rằng trong ngày sống lại, chúng ta sẽ không còn cưới hỏi. Tại sao? Vì mục đích, vì kế hoạch do Thiên Chúa dự định sẽ lúc đó đạt sự viên mãn trong hôn lễ của Đức Kitô và Hội Thánh. Chúng ta hãy đi một vòng nhanh vào những câu Kinh Thánh mà sẽ đữa chút ánh sáng đến với lời dạy của Chúa Giêsu.
Kinh Thánh bắt đầu trong sách Sáng Thế với việc tạo dựng nam nữ và ơn gọi của họ để trở thành một xương một thịt. Ở đây chúng ta bắt đầu với một cuộc hôn nhân.
Trong suốt Cựu Ước, các ngôn sứ nói về tình yêu cảu Thiên Chúa cho dân Ngài, như là tình yêu của người chồng dành cho vợ của mình. Khi dân Israel bất trung với Giavê, các ngôn sứ nói “Các ngươi phạm tội ngoại tình, xúc phạm đến vị Lang Quân, đến chồng của các ngươi.” Ngôn sứ Hôsêa được Chúa gọi để cưới một cô gái điếm, đón nhận người đàn bà ngổ ngược này về nhà của mình và yêu mến cô với một tình yêu của Thiên Chúa.
Đây là hình ảnh Kinh Thánh về Chúa Kitô đến với chúng ta. Chúng ta là người vợ ương ngạnh, chúng ta là cô gái điếm, chúng ta mại dâm chính bản thân mình, tìm kiếm hạnh phúc trong những sự mà không thể thỏa mãn chúng ta. Chúa và chỉ một mình Chúa có thể làm thỏa mãn nỗi đau lòng, sự ao ước, cơn đói khát, sự ngóng chờ mà chúng ta có trong trái tim của mình. Đây là câu chuyện của ngôn sứ Hôsêa khi cưới cô gái điếm.
Chúng ta hãy tiếp tục đi đến sách Diễm ca, một bài thơ gợi tình tuyệt vời của Kinh Thánh. Bài thơ này luôn bối rối những người Kitô hữu với xu hướng khắt khe, nghiêm túc. Sách này tại sao lại ơ trong Kinh Thánh? Một bài ca tụng gợi tình về tình yêu con người. Tình yêu của người vợ và chồng được ca tụng cách xinh đẹp, thánh thiện, trinh khiết trong sách Diễm ca đưa đến cho chúng ta một hình ảnh Kinh Thánh để hiểu cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
Thiên Chúa yêu thương chúng ta với một tình yêu thắm thiết thuộc về/của thân xác. Đức Kitô nhận lấy xác thịt để yêu thương chúng ta với thân thể của Ngài. Ngài phán: “Đây là mình Thầy bị nộp vì các con.” Ngài trao ban cho chúng ta thần khí của Ngài bằng cách nào? Qua món quà của thân xác Ngài “Đây là mình Thầy được trao ban cho các con.”
Trong Tân Ước, như chúng ta đã nói suốt từ ban đầu, tình yêu vĩnh cửu thần thiêng này của Thiên Chúa đã thực sự làm người. Đức Kitô đến như là vị Lang Quân. Lướt đến cuối Kinh Thánh, thiên đàng được mô tả như là một lễ cưới, lễ cưới của Con Chiên, Hôn lễ của Chúa Kitô và Hội Thánh.
Hãy nhìn vào phần đầu và phần cuối của Kinh Thánh với tôi. Trong sách Sáng Thế là cuộc hôn nhân của Ađam và Evà. Trong sách Khải Huyền, Hôn Lễ của Đức Kitô và Hội Thánh; chúng ta ngay cả có thể nói của Adam mới và Evà mới, Đức Kitô và Hội Thánh. Và nếu chúng ta nhìn vào hai cuốn sách, cuốn đầu và cuốn cuối này, như các vị thánh đã nhiều lần nói vớichúng ta và những người Kitô hữu đã nhiều lần nói với chúng ta, những người mà đã thực sự nghiên cứu Lời Chúa từ khi Kitô giáo ló dạng, kế hoạch của Thiên Chúa khi chúng ta nhìn vào hai cuốn sách đầu và cuối này, chúng ta có chìa khóa để hiểu mọi sự ở chính giữa. Thiên Chúa muốn cưới chúng ta.
Không chỉ Thiên Chúa muốn cưới chúng ta, những nhìn vào chính mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa muốn đổ tràn đầy sự sống mới trên cô dâu. Ngài muốn làm cô dâu thu thai sự sống của Thiên Chúa. Đây không chỉ là một ẩn dụ. Chúng ta biết từ Kinh Thánh là có một người nữ, tên cô là Maria, người đã nói “xin vâng” với lời cầu hôn thần thiêng này. Cô đã nói lời “xin vâng”, lời “Thưa có” đến với lời cầu hôn của Chúa với lòng trung tín đến nỗi cô thực sự thụ thai sự sống Thiên Chúa trong dạ của mình.
Đó là điều chúng ta bàn luận về trong Thần học của Thân xác.
Nếu chúng ta hiểu điều này, chúng ta sẽ hiểu tại sao Đức Kitô nói trong ngày sống lại, người ta sẽ không còn cưới vợ gã chồng. Tại sao vậy? Vì trọn vẹn lý do của cuốn sách đầu tiên, hôn nhân của sách Sáng Thể là chỉ chúng ta đến cuốn sách cuối cùng, hôn lễ của Đức Kitô và Hội Thánh. Khi hôn nhân này được làm trọn vẹn trong chốn vĩnh cửu, khi chúng ta được kết hiệp mãi mãi với Chúa Kitô, vị Lang Quân của chúng ta, và được làm đầy tràn mãi mãi, như Mẹ Maria đã được làm đầy tràn.
Mẹ đã được bao phủ bởi Chúa Thánh Thần và có đầy tràn sự sống của Thiên Chúa, chúng ta cũng sẽ được như vậy. Đây là cùng đích của người Kitô hữu. Chúng ta sẽ bao phủ với Chúa Thánh Thần mãi mãi, tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa, vào sự sống của Thiên Chúa. Khi điều này đã đạt thời viên mãn, trọn vẹn mục đích của hôn nhân trong sách Sáng Thể đã được ứng nghiệm. Nói cách khác, Chúa Giêsu đang nói chúng ta không cần dấu chỉ đến thiên đàng nữa khi chúng ta đã ở trên thiên đàng. Khao khát cùng đích cho sự kết hợp sẽ được toại nguyện.
Điều này lấy khỏi hôn nhân của thế giới hiện tại gánh hết sức nặng nề. Hôn nhân không là hết tất cả mọi sự dù nó xinh đẹp và tuyệt vời. Và tôi là người trước hết để ca tụng những niềm vui trung thực của đời sống hôn nhân. Tôi yêu vợ tôi và con cái lời không thể diễn tả được. Nhưng người vợ yêu dấu của tôi, Wendy không là cùng đích của tôi. Nếu tôi đặt vợ tôi làm điều ấy, tôi đã làm hôn nhân trở thành Chúa. Tôi đã làm sự kết hợp làm một trở thành Thiên Chúa.
Điểm chính là ở đây. Viễn tượng của Kinh Thánh là sự kết hợp làm một của một người nam và một người nữ có mục đích để là icon/hình ảnh/dấu hiệu để chỉ chúng ta đến sự kết hiệp làm một với Chúa. Một icon/hình ảnh đạo là gì?
Nếu bạn có một hình vẽ của Chúa Kitô chẳng hạn. Chúng ta có thể nhìn đến hình vẽ ấy, tấm gỗ nơi hình được vẽ ra, hình ảnh ấy chúng ta có thể nhìn vào như là điều gì đó mà có thể mở rộng cửa đến với Chúa Kitô, mà có thể giúp chúng ta suy tưởng về mầu nhiệm của Đức Kitô. Nhưng nếu tôi bắt đầu tôn thờ hình vẽ ấy, tôn thờ tấm gỗ người ta đã vẽ lên, tấm icon ấy đã trở thành thần tượng.
Chúng ta có thể áp dụng điều này đến với sự kết hợp thành một của nam và nữ. Sự hợp nhất của nam và nữ trong cái nhìn của Kinh Thánh là một icon. Mục đích của nó là chỉ dến với chúng ta điều cao cả hơn chính nó rất nhiều. Cũng như icon về Chúa Kitô. Mục đích của nó là chỉ đến điều cao cả hơn nó rất xa. Nhưng nếu tôi bắt đầu tôn thờ quan hệ tình dục, nếu tôi bắt đầu thờ phượng mối quan hệ nam nữ, bây giờ thì icon/tấm hình đã trở thành thần tượng.
Đó là điều đang xảy ra trong thế giới của chúng ta với nỗi ám ảnh tình dục này, với một tôn giáo mới thờ phượng sex trong thế giới của chúng ta. Nhưng đây là lúc người Kitô hữu thường vất của quý chung với rác. Chúng ta nhìn thấy ám ảnh tội lỗi về sex và chúng ta nói sex xấu, sex dơ bẩn và chúng ta chạy xa khỏi nó. Đừng quẳng vàng chung với rác vì đàng sau mọi sự thờ phượng thần tượng, nếu chúng ta làm thẳng nó ra, chúng ta tìm thấy sự gì?
Chúng ta tìm thấy ao ước trung thực của chúng ta cho Chúa.
Làm sao chúng ta thấy Chúa được mặc khải trong tính dục của chúng ta thế nào? Chính là trong mầu nhiệm về sự khác nhau của người nam và người nữ. Chúa Kitô trong cuộc thảo luận với những người Pharisêu chỉ về lại kế hoạch nguyên thủy của Chúa để họ hiểu ý nghĩa của sự kết hợp làm một xương một thịt.
Tất cả chúng ta đều biết câu chuyện những người Pharisêu đến với Chúa Giêsu và họ nói “Môsê cho phép chúng tôi ly dị vợ mình, còn Thầy thì sao?” Chúa Giêsu nói “Môsê cho phép các ông ly dị vợ mình vì các ông lòng chai dạ đá.” Và Ngài nói thêm: “Thuở ban đầu thì không như vậy.”
Tại sao thật rất khó cho chúng ta để nhìn thấy thân xác là điều thần thiêng, là mặc khải của mầu nhiệm của Chúa? Vì sự mù tối của tội lỗi. Thuở ban đầu nó không như vậy.
Trong thuở ban đầu, cả hai nam nữ đều trần truồng mà không cảm thấy xấu hổ. ĐTC Gioan Phaolô II dạy rằng, sự trần truồng mà không xấu hổ, trong thuở ban đầu trước khi tội xuất hiện là chìa khóa để hiểu kế hoạch nguyên thủy của Chúa khi Ngài tạo dựng chúng ta có nam có nữ.
Điều này nói gì với chúng ta? Nó nói với chúng ta rằng cho nhìn thấy thân xác cách đúng đắn. Họ nhìn thấy thân xác như chính là mặc khải của ơn gọi đến với sự hiệp thông. Hãy nghĩ về điều này. Thân xác của người nam không có ý nghĩa bởi một mình nó; thân xác của người nữ không có ý nghĩa bởi một mình nó. Nhưng khi nhìn thấy thân xác của người này với sự hiểu biết của thân xác người kia, ngoại trừ khi chúng ta bị mù. Và thật là buồn thảm vì nhiều người trong thế giới chúng ta hôm nay bị mù quáng.
Nhưng nếu chúng ta không mù, chúng ta nhìn thấy nơi sự khác biết của nam và nữ, ơn gọi được Chúa ghi khắc ngay trong thân xác chúng ta, một ơn gọi của một đời sống hiệp thông trao ban sự sống cách thánh thiện. Và sự hiệp thông là hình ảnh, một hình ảnh của trần thế về sự Hiệp thông vĩnh cữu trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Không phải vì Thiên Chúa có tình dục, điều này rất quan trọng. Chúng ta dùng hình ảnh này, và Kinh thánh dùng hình ảnh này, chỉ như là một sự so sánh giữa tương đồng và suy luận dựa trên sự giống nhau/so sánh luôn thất bại vì Thiên Chúa thì cao cả hơn bất cứ sự so sánh nào để chúng ta có thể hiểu.
Dù sao đi nữa, Kinh thánh dùng điều này như là hình ảnh chính để giúp chúng ta hiểu đời sống nội tại của Chúa. Từ muôn thuở, Thiên Chúa là sự hiệp thông trao ban sự sống thánh thiện giữa ba Ngôi Vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Từ muôn thuở, Thiên Chúa Cha ban tặng tình yêu của Ngài đến Chúa Con; từ muôn thuở, Chúa Con đón nhận tình yêu của Chúa Cha, và từ muôn thuở, tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con và một Ngôi Vị khác, Chúa Thánh Thần. Như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Kinh Tín của người Kitô hữu, Chúa Thánh Thẩn phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.
Nào, Ba Ngôi Thiên Chúa nói “Chúng ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh chúng ta. Nam và nữ Ngài đã dựng nên họ và phán với họ “Hãy sinh nôi nảy nở thật nhiều.” Chúng ta có thể nói, khắc ngay trong thân xác của chúng ta; Thiên Chúa như là một nhà nghệ sĩ thần linh đục đẽo/chạm trổ/điêu khắc nơi nam tính và nữ tính, một ơn gọi cho sự hiệp thông có sức trao ban sự sống. Ngay trong sự hiệp nhất trao ban sự sống của nam và nữ, chúng ta nhìn thấy một phiên bản được tạo nên, sự vang dội lại trong trật tự trần tục sự trao đổi không thuộc về thế giới thụ tạo của tình yêu vĩnh cửu.
Đây là điều họ nhìn thấy trong thuở ban đầu. Họ nhìn thấy mầu nhiệm của Chúa được bày tỏ qua thân xác của họ. Nhưng thật thảm thương, hậu quả đầu tiên của tội tổ tông là gì? Xấu hổ. Xấu hổ đã khiến họ che đậy thân xác của họ. Không vì thân thể đồi tệ.
Chúng ta không che đậy thân thể vì nó đồi tệ. Chúng ta che đậy nó vì nó rất thánh thiện. Trong thế giới sa ngã, chúng ta không còn có con mắt để nhìn thấy mầu nhiệm của Thiên Chúa được bày tỏ qua thân xác. Chúng ta bị đui mù bởi tội và bởi tên lừa dối về viễn tượng thực sự đẹp đẽ, rực rỡ mà Thiên Chúa đã đóng ấn ngay trên thân xác của chúng ta.
Nhưng đây là tin tốt/tin mừng của Phúc Âm: Chúa Kitô đến thế gian làm cho kẻ mù được thấy và trong Chúa Kitô khi chúng ta bước vào cái chết và sự phục sinh của Ngài, như Thánh Phaolô nói “Chúng ta mặc lấy trong thân xác cái chết của Chúa.” Tại sao lại vậy? Để sự sống của Chúa Giêsu cũng có thể được tỏ rạng nơi thân xác của chúng ta.
Một trong những đe dọa lớn nhất người Kitô hữu phải đối đầu hôm nay là siêu thiêng liêng. Chúng ta thiêng liêng hóa mọi sự và quên tắt về Ngôi Lời Nhập Thể. Thần Khí của Chúa được bày tỏ cách nào? Qua thân xác, qua Ngôi Lời nhập thể khi Thánh Phaolô nói chúng ta sống nhờ thần khí chứ không bởi xác thịt. Ngài không nói rằng thần khí là phần tốt lành nơi chúng ta và thân xác là phần tệ bại của chúng ta. Không, Ngài nói thân xác chúng ta phải đón nhận Chúa Thánh Thần ngự trong nó để điều chúng ta làm với thân xác của chúng ta sẽ làm vinh danh Chúa. Đó là điều Adam và Evà đã làm trong thuở ban đầu. Thân thể của họ đón nhận sự ngự trị của Chúa Thánh Thần. Được tạo dựng từ bụi đất, họ cũng có Thần Khí của sự sống thổi hơi vào trong bụi đất đó.
Trong hình ảnh này, chúng ta thấy sự kết hiệp làm một của thân xác và thần khí. Bụi đất là dấu hiệu của thân xác. Hơi thở của Chúa, Ruah, hơi thở của Chúa được thổi vào thân xác, vào trong bụi đất để con người trở nên một sinh vật sống.
Điều gì đã đến khi tội tổ tông xảy ra? Chúng ta thở ra hơi thở đó. Thuở ban đầu, chúng ta được truyền linh hứng bởi Chúa, thân xác chúng ta được truyền linh hứng, có tràn đầy thần khí. Inspire/truyền linh hứng có nghĩa là vậy. Chúa nói nếu chúng ta ăn từ cây biết lành biết dữ, các ngươi sẽ expire/thở ra: chết, các người sẽ thở sự sống của Ta ra khỏi mình.
Tại sao Đức Kitô mặc lấy thân xác? Tại sao Ngài chết trên cây thập tự? Tại sao Ngài trỗi dậy từ cõi chết? Tại sao Ngài lên trời về với Chúa Cha? Để thở Thần Khí đó vào lại trong thân xác chúng ta.
Thánh Phaolô không nói chúng ta hãy khước từ thân xác để chiều theo ước muốn xác thịt. Ngài nói như Adam và Evà đã làm thuở ban đầu, chúng ta phải mở rộng thân xác chúng ta để Chúa Thánh Thần cư ngụ để chúng ta có thể làm vinh danh Chúa.
Và đến mức chúng ta đón nhận Chúa Thánh Thần vào cư ngụ trong thân xác của mình, chúng ta nhận lại được viễn tượng mà Adam và Evà có trong thuở ban đầu, không hoàn hảo trong thế giới này vì chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi cái sa ngã ấy. Nhưng chúng ta có thể ngày càng hơn lấy lại kế hoạch ban đầu của Chúa. Đó là tin mừng của Phúc Âm. Chúa Kitô đến trong thế giới để hồi phục thụ tạo trở lại với sự tinh tuyền buổi ban đầu của nó. Đây là Tin Mừng.
Leave a Reply