Đối với một số phụ nữ, việc cầu xin Chúa ơn tha thứ bao giờ cũng dễ dàng hơn việc tha thứ cho bản thân. Tha thứ cho bản thân không phải là hành động chỉ xảy ra một lần. Đó là cả một quá trình học cách chấp nhận bản thân và quá khứ của bạn. Theo lời của một người phụ nữ:
Tôi đang cố gắng để học cách để chấp nhận việc tôi là người đáng được yêu thương và tôi không phải là hàng đã bị dùng hoặc bị tổn hại… Nhưng thật khó để nhìn thấy bản thân mình qua cặp mắt của người khác, bởi vì trong mắt tôi, tôi nghĩ mình không xứng đáng với thời gian của bất kỳ ai. Đó là điều mà tôi đang phấn đấu để vượt qua, bởi khi tôi học cách yêu bản thân mình, tôi mới sẵn sàng yêu một người khác. Tôi biết tôi đáng giá hơn thể xác, tôi đáng giá hơn trí óc và tôi đáng giá với tất cả mọi thứ của ai đó. Tôi đáng để được yêu.
Khi một người phụ nữ đưa ra một quyết định tình dục đáng tiếc, cô ấy có thể nghĩ, “Một khi đã cho rồi thì không thể đòi lại được. Vậy nên bây giờ có chàng trai tốt nào muốn tôi nữa chứ?” Sau đó, cô ấy đã rơi vào những sai lầm tương tự với đàn ông một cách rất dễ dàng. Để ngăn chặn điều này, hãy nhìn lại bạn đã ngã như thế nào và điều gì dẫn bạn đến sự việc đó. Bạn có thể làm điều gì khác hơn vào thời điểm ấy? Đời sống cầu nguyện của bạn bị giảm đi hay hoàn toàn biến mất? Bạn có đang ở cùng một anh chàng mà không hề có cùng tiêu chuẩn với bạn? Bạn có đang giấu giếm điều gì với gia đình, bạn bè hoặc những người yêu thương bạn? Mục đích của việc kiểm tra quá khứ không phải là để hồi tưởng, mà là để học hỏi rồi từ đó trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Cách tốt nhất để chữa lành quá khứ là thanh tẩy cho tương lai. Đây có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn, giống như bạn đang đứng ở dưới chân một ngọn núi cao chót vót. Nhưng với một từ “có” tại một thời điểm, ngọn núi sẽ bắt đầu thu hẹp lại. Với mỗi bước đi, đỉnh núi sẽ trở nên gần hơn. Đừng lo lắng về những gì phía trước. Thay vào đó, hãy chỉ tập trung vào ngày hôm nay. Khi bạn thoát khỏi lối sống tồi tệ, những bước đầu tiên của cuộc hành trình thường là khó khăn nhất. Các ký ức chưa phai mờ có thể lôi kéo bạn trở lại những cám dỗ, những mối quan hệ trước đây có thể kéo dài và vòng quay của những lời đàm tiếu có thể khiến bạn đặt câu hỏi cho bản thân rằng “Liệu tôi có thể thay đổi tốt hơn được không?”.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh không phải lúc nào cũng dữ dội như thế. Nó sẽ giống như bạn đang chuyển từ chế độ nô lệ này sang một chế độ khác, nhưng hãy suy ngẫm về thời điểm dân Ít-ra-en được Môsê dẫn dắt thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Lúc đầu, Môsê là bạn thân nhất của họ. Khi mọi thứ trở nên khó khăn, họ than vãn và rên rỉ về cuộc sống nô lệ trước đây của họ tốt hơn là đi lòng vòng trong sa mạc. Họ tự hỏi, “Liệu có một miền đất hứa, hay chỉ có vậy thôi?” Cũng vậy, khi Chúa kéo chúng ta vào sa mạc của sự thanh tẩy, chúng ta phải tin rằng đời sống đức tin không chỉ là thanh luyện dai dẳng. Ngài không “đem chúng ta ra đây để chết” như dân Ít-ra-en lo sợ.
Những ký ức đau thương chỉ có thể được chữa lành khi chúng được dùng làm động lực xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Sau khi phạm phải những sai lầm lớn, một người phụ nữ có thể tự hỏi, “Làm thế nào tôi có thể bắt đầu lại?” Nhưng tại sao mà cô không thể bắt đầu lại? Không bao giờ quá muộn để quay đầu lại, bởi vì mỗi buổi sáng, lòng thương xót của Chúa đều là mới cả.5
Trở về chương 16 của Trang Mục lục
Leave a Reply