Khái niệm Tân Ước về sự sống lại của thân xác hoàn toàn mới lạ trong thế giới cổ đại.35 Trên thực tế, nó đáng kinh ngạc đến mức nhiều người đã phủ nhận nó. Vào thế kỷ thứ hai, nhiều người theo thuyết Ngộ đạo tự cho mình là Kitô hữu nhưng họ đã điều chỉnh các tín điều trong Kinh thánh để nó phù hợp với triết lý của họ. Từ chối mầu nhiệm nhập thể, họ dạy rằng Chúa Kitô là một hình đại diện từ một cõi tâm linh cao hơn, người tạm thời bước vào thế giới vật chất để mang lại sự giác ngộ và sau đó trở lại trạng thái tồn tại cao hơn đó. Họ khẳng định rằng Ngài không thực sự nhập thể trong thân xác con người cũng như không thực sự chết trên thập tự giá. Thế giới tâm linh không liên quan gì đến thế giới này mà chỉ liên quan đến việc trốn thoát đến những cõi cao hơn. Như nhà thần học N. T. Wright nói, những người theo thuyết Ngộ đạo “đã biến đổi ngôn ngữ của sự phục sinh thành một thế giới tâm linh riêng tư và một vũ trụ học nhị nguyên.”36
Cũng như ngày nay, đời sống tâm linh không thuộc về thế giới này, đã tư nhân hóa, để trốn thoát đã được xã hội chấp nhận hơn nhiều. Một trường hợp cụ thể là những người theo thuyết Ngộ đạo không bị Đế chế La Mã đàn áp như những người theo Kitô giáo. Tại sao họ không bị đàn áp? Bởi vì một đời sống tâm linh chỉ dành cho lĩnh vực riêng tư không gây ra mối đe dọa nào đối với quyền lực. Như Wright giải thích, “Cái chết là vũ khí cuối cùng của tên bạo chúa, và mục đích của sự phục sinh . . . là đánh bại cái chết.” Điều này giải thích tại sao “chính những người tin vào sự sống lại của thân xác đã bị thiêu trên cọc và ném cho sư tử.”37 Họ hiểu rằng khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết được trao tặng thân xác phục sinh, Thiên Chúa đã bắt đầu thực hiện lời hứa của một tạo dựng mới, nơi mà mọi bất công và tham nhũng sẽ bị xóa bỏ—và vì thế, họ được trao quyền để đứng lên chống lại sự bất công ở đây và ngay lúc này.
Khi lên trời, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.” (Mát-thêu 28:18). Với những lời đó, Ngài đã ủy quyền cho những người tin theo mình thành lập vương quốc của Ngài trên trái đất bằng cách chống lại sự ác và thiết lập công lý. Đó là ý nghĩa của việc sống làm công dân thiên đàng. Khi thánh Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê rằng chúng ta là công dân thiên đàng, hầu hết các Kitô hữu giải thích điều đó có nghĩa là chúng ta nên chờ đợi ngày được rời trái đất này và lên thiên đàng, nơi thật sự là quê hương của chúng ta. Nhưng đó không phải là ý nghĩa của bản văn đối với các độc giả thế kỷ thứ nhất. Thành phố Philippi ở Hy Lạp là thuộc địa của La Mã, nơi nhiều người có đặc quyền trở thành công dân La Mã. Chính quyền không muốn công dân của một thuộc địa mong đến sống ở Rôma. Nhưng bổn phận của công dân nơi bị chinh phục là làm thấm nhuần văn hóa địa phương với văn hóa La Mã. Khi nói với các Kitô hữu rằng họ là công dân thiên đàng, thánh Phaolô đang bảo họ hãy thấm nhuần thế giới này với nền văn hóa của nước trời.38
Đó là lý do tại sao C. S. Lewis gọi Kitô giáo là “một tôn giáo chiến đấu”.39 Ông muốn nói rằng các môn đệ của Chúa Giêsu không có ý thụ động để cho sự ác phát triển trên trái đất, trong khi mong một ngày nào đó được trốn thoát lên cõi cao hơn. Trái lại họ được kêu gọi để tích cực chống lại sự ác ở đây và bây giờ. Giáo lý về sự phục sinh có nghĩa là thế giới vật chất có ý nghĩa quan trọng. Nó quan trọng đối với Chúa và nó phải quan trọng đối với dân của Ngài.
Ngày nay, nền văn hóa thế tục đang rơi trở lại vào thuyết nhị nguyên chê bai thế giới vật chất, giống như đạo nhiều thần thời xưa đã làm. Như trong thời kỳ Giáo hội tiên khởi, chính những Kitô hữu đích thực mới có cơ sở để bảo vệ quan điểm cao đẹp về thân xác con người.
35. Ở đây có nhiều người phản đối: Chẳng phải những người Kitô hữu đã mượn khái niệm về sự sống lại từ các tôn giáo huyền bí ngoại giáo với những câu chuyện về các vị thần chết và sống lại sao? Không. Các học giả chưa tìm thấy bất kỳ câu chuyện nào liên quan đến sự sống lại trước Chúa Giêsu. Ngay cả học giả hoài nghi Bart Ehrman cũng nói: “Phần lớn các học giả đều đồng ý. . . không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy bất kỳ người ngoại giáo nào trước Kitô giáo đều tin vào các vị thần chết rồi sống lại.” Bart Ehrman, Did Jesus Exist? The Historical Argument for Jesus of Nazareth (New York: HarperOne, 2012), 230. N. T. Wright nói, “sự phủ nhận sự sống lại của thân xác cũng có ở Homer, Plato, và Pliny, và nó luôn ở đó suốt hàng nghìn năm của các đạo ngoại giáo, cho đến thời của Chúa Giêsu.” Craig A. Evans and N. T. Wright, Jesus: The Final Days, ed. Troy Miller (Louisville: Westminster John Knox, 2008), 77, 84.
Dù những câu chuyện về các vị thần chết đi và sống đã được viết đến, chúng không nhằm mục đích tường thuật các sự kiện lịch sử mà là những ẩn dụ cho chu kỳ hàng năm của các mùa. “[Những] giáo phái này coi cái chết và sự phục sinh của vị thần như một phép ẩn dụ, ám chỉ cụ thể của nó là chu kỳ gieo hạt và thu hoạch..” N. T. Wright, The Resurrection of the Son of God (Minneapolis: Fortress, 2003), 80.
36. N. T. Wright, Surprised by Hope (New York: HarperOne, 2008), 50.
37. Ibid.
38. See N. T. Wright, Paul for Everyone: The Prison Letters: Philippians, Colossians, and Philemon (Louisville: Westminster John Knox, 2004), 126–27.
39. C. S. Lewis, Mere Christianity, rev. and amplified ed. (New York: HarperCollins, 1952, 1980), 37.
Leave a Reply