Để hiểu được thuyết nhị nguyên hay nhị nguyên luận hai tầng này, chúng ta cần hỏi nó từ đâu đến và cách nó phát triển.
Trước hết, thuyết nhị nguyên có nghĩa là gì? Một mặt, đó chỉ đơn giản khẳng định rằng thực tế bao gồm hai thực thể thay vì chỉ một. Theo nghĩa truyền thống đó, Kitô giáo có tính nhị nguyên vì Kitô giáo cho rằng có tồn tại cả thể xác và linh hồn, vật chất và thần khí. Hai thực thể này tương tác với nhau theo quan hệ nguyên nhân – kết quả nhưng không thực thể nào có thể bị gộp vào, bị giảm thiểu và trở thành thực thể kia. Ngày nay, thực tại thiêng liêng cần được bảo vệ vì thế giới học thuật bị chi phối bởi triết lý của chủ nghĩa duy vật (tuyên bố rằng không có gì tồn tại ngoài thế giới vật chất).5
Thế nhưng Kitô giáo cho rằng thân xác và linh hồn cùng nhau tạo thành một thể thống nhất, rằng con người là một linh hồn có thân xác (như chúng ta sẽ thấy chi tiết hơn ở cuối chương này). Ngược lại, thuyết nhân vị bao hàm thuyết nhị nguyên hai tầng. Thuyết ấy cho rằng thân xác chống lại con người, như thể chúng là hai thứ riêng biệt chỉ đơn giản bị dính vào nhau. Kết quả là, nó hạ thấp thân xác như một thứ nằm ngoài nhân vị – một thứ thấp kém hơn có thể được sử dụng cho những mục đích hoàn toàn thực dụng.
Làm sao mà một quan điểm tiêu cực về thân xác có thể phát triển đến mức đó?
Vì thân xác là một phần của thiên nhiên, nên câu trả lời nằm ở cách con người nhìn nhận về thiên nhiên. Qua nhiều thế kỷ, văn hóa phương Tây đã thấm nhuần di sản Kitô giáo coi thiên nhiên là sự sáng tạo của Thiên Chúa, phản ánh mục đích của Ngài. Như các giáo phụ đã nói, sự mặc khải của Chúa đến với chúng ta trong “hai cuốn sách”— cuốn sách Lời Chúa (Kinh thánh) và cuốn sách về thế giới của Chúa (sự sáng tạo).6 Thiên nhiên thể hiện các mục đích của Thiên Chúa và là mặc khải về bản chất của Ngài. Tác giả Thánh vịnh viết: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv 19:1). Trong thư gửi các tín hữu ở Rô-ma, thánh Phao-lô nói rằng công trình sáng tạo là bằng chứng về Thiên Chúa: “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người” (Rô-ma 1:20).
Nói cách khác, mặc dù thế giới bị đổ vỡ vì tội, nó vẫn vinh danh Đấng Tạo Hóa. Chúng ta có thể “đọc” được những dấu hiệu về sự hiện hữu của Chúa và mục đích sáng tạo của Ngài. Đây được gọi là quan điểm mục đích luận về tự nhiên (quan niệm cho rằng mọi sự đều có mục đích nội tại), từ tiếng Hy Lạp telos, có nghĩa là mục đích hay mục tiêu. Rõ ràng là các sinh vật được cấu tạo nhằm một mục đích: Mắt để nhìn, tai để nghe, vây để bơi và cánh để bay. Mỗi bộ phận của một cơ quan đều được điều chỉnh một cách tinh xảo cho phù hợp với những bộ phận khác và tất cả đều tương tác theo cách phối hợp, hướng tới mục tiêu để đạt được mục đích của tổng thể. Kiểu cấu trúc tích hợp này là đặc điểm nổi bật của thiết kế – kế hoạch, ý muốn, ý định.
Ngay cả ngày nay, các nhà sinh học cũng không thể tránh khỏi ngôn ngữ của mục đích luận [hay viễn đích luận], mặc dù họ thường thay thế những cụm từ như “thiết kế kỹ thuật tốt”.7 Các nhà khoa học nói rằng con mắt là con mắt tốt khi nó hoàn thành mục đích của nó. Chiếc cánh là cánh tốt khi nó hoạt động theo cách nó được dự định.
Tuy nhiên, những ví dụ ấn tượng nhất về kỹ thuật chỉ được nhìn thấy rõ ràng nhờ phát minh của kính hiển vi điện tử. Mỗi cỗ máy nano trong tế bào (chẳng hạn như protein) đều có chức năng đặc biệt riêng. Các nhà nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm họ mô tả là “kỹ thuật đảo ngược”, như thể họ có trong tay một thiết bị và đang cố gắng tái tạo lại quy trình mà nó được thiết kế.
Tuy nhiên, bằng chứng của thiết kế thông minh là ở nhân tế bào – trung tâm chỉ huy và kiểm soát của nó. Phân tử DNA lưu trữ một lượng thông tin khổng lồ. Các nhà di truyền học nói về DNA như một “cơ sở dữ liệu” lưu trữ “những thư viện” thông tin về di truyền. Họ phân tích cách RNA “dịch” phiên mã bốn chữ cái của nucleotide sang phiên mã hai mươi chữ cái của protein. Việc tìm kiếm nguồn gốc sự sống đã được định hình lại thành việc tìm kiếm nguồn gốc của thông tin sinh học.
Và thông tin ngụ ý sự tồn tại của một tâm trí – một tác nhân có khả năng có ý định, ý muốn, kế hoạch hoặc mục đích. Bằng chứng khoa học mới nhất cho thấy Tân Ước đã đúng: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời” (Gioan 1:1). Trong nguyên gốc tiếng Hy Lạp, thuật ngữ được dịch là “Word” là logos, cũng có nghĩa là lý trí, trí thông minh hoặc thông tin.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng về mục đích luận không chỉ ở các sinh vật sống mà còn trong vũ trụ vật chất nữa. Họ đã phát hiện ra rằng các hằng số vật lý cơ bản của nó được phối hợp một cách tinh tế để hỗ trợ sự sống. Nhà vật lý thiên văn Harvard Howard Smith viết: “Các định luật của vũ trụ bao gồm các con số cơ bản như độ lớn của bốn lực, tốc độ ánh sáng, hằng số Planck, khối lượng của electron hoặc proton và những số khác. . . . Nếu những giá trị đó hơi khác nhau một chút, thậm chí vài phần trăm, chúng ta sẽ không có mặt ở đây. . . . Sự sống, bao gồm những sự sống kém thông minh hơn nhiều, không thể tồn tại.”
Đây được gọi là vấn đề tinh chỉnh (fine-tuning), và điều đó có nghĩa là ngay cả thế giới vật chất cũng thể hiện dấu ấn của thiết kế thông minh. Phụ đề bài viết của Smith nêu rõ: “Bất chấp quan điểm riêng, hầu hết các nhà khoa học đều hướng tới một quan điểm mục đích luận về vũ trụ.”8
5. Ngược lại với thuyết nhị nguyên, thuyết nhất nguyên cho rằng thực tế chỉ bao gồm thực thể. Chủ nghĩa duy vật có tính nhất nguyên vì nó cho rằng chỉ có một thực thể duy nhất, đó là vật chất. Thuyết phiếm thần cũng có tính nhất nguyên vì nó cho rằng chỉ có một thực thể duy nhất, đó là thần khí. Xem J. P. Moreland and Scott Rae, Body and Soul (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 2000). Các triết gia Kitô giáo bảo vệ thuyết nhị nguyên chống lại chủ nghĩa duy vật bao gồm Alvin Plantinga và Richard Swinburne. Xem bài tiểu luận của họ trong Persons: Human and Divine, ed. Peter Van Inwagen and Dean Zimmerman (New York: Oxford University Press, 2007).
6. Pearcey, Saving Leonardo, 85.
7. See, for example, Brian Charlesworth and Deborah Charlesworth, Evolution: A Very Short Introduction (Oxford, UK: Oxford University Press, 2003), chapter 5.
8. Howard A. Smith, “Does Science Suggest Humans Have a Cosmic Role? Almost in Spite of Themselves, Scientists Are Driven to a Teleological View of the Cosmos,” Nautilus, December 2016.
To read more on information in DNA, see my treatment in The Soul of Science (Wheaton, IL: Crossway, 1994), ch. 10; Stephen C. Meyer, Signature in the Cell (New York: HarperCollins, 2099). To read more on fine-tuning, see Hugh Ross, The Creator and the Cosmos: How the Latest Scientific Discoveries of the Century Reveal God, third ed. (Colorado Springs: Nav Press, 2001); Guillermo Gonzalez and Jay Richards, The Privileged Planet: How Our Place in the Cosmos Is Designed for Discovery (New York: Routledge, 2014). To read more on teleology in nature, see William Dembski, Being as Communion: A Metaphysics of Information (New York: Routledge, 2014).
Leave a Reply