Kitô giáo là đạo cấp tiến vì nó hướng ham muốn tình dục của nam giới vào hôn nhân, và chỉ hôn nhân mà thôi. “Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế” (Híp-ri 13:4). Do đó, Kitô giáo đã nâng cao địa vị của phụ nữ cách đáng kể khi bảo vệ mọi người khỏi bị coi là mục tiêu của chăn dắt và tấn công tình dục.
Nguyên tắc này được ghi trong Mười Điều Răn: “Ngươi không được ham muốn vợ của người ta” (Xuất hành 20,17) – hoặc nô lệ, hoặc con cái hoặc chính người ấy.
Quy tắc đạo đức của chế độ một vợ một chồng về cơ bản có nghĩa là “đây là quyền của riêng tôi”. Một người vợ không phải cạnh tranh với những người khác để giành được tình yêu của chồng mình. Không có gì ngạc nhiên khi phụ nữ đặc biệt bị thu hút bởi Kitô giáo. Như chuyên gia bình luận Rod Dreher viết, “Kitô giáo, như được thánh Phao-lô diễn đạt, đã tạo nên một cuộc cách mạng văn hóa, khi nó kiềm chế và định hướng tình ái / eros của nam giới, nâng cao địa vị của cả phụ nữ và thân xác con người, và truyền lửa tình yêu vào sự thân mật trong hôn nhân”.86
Chúng ta không còn nhận ra các giáo phụ đã kêu gọi giải quyết các vấn đề về tình dục một cách triệt để như thế nào – đặc biệt là tình dục đồng giới nam (những người đàn ông lớn tuổi quan hệ tình dục với các bé trai tuổi teen). Bản văn Didache lên án những gì được gọi là “làm hư hỏng các bé trai”, một thuật ngữ phổ biến vào thời điểm đó để chỉ tình dục đồng giới nam. Thánh Gioan Kim Khẩu cảnh báo rằng địa vị của phụ nữ bị hạ thấp khi nam giới bị coi là đối tượng thích hợp của ham muốn tình dục: “Phụ nữ có nguy cơ trở nên thừa thãi khi những chàng trai trẻ thay thế họ trong mọi hoạt động.”87
Athenagoras của Athens thúc giục người Kitô hữu không nên giống như những người hàng xóm ngoại đạo của họ, những người “lập nên một thị trường cho việc gian dâm và thành lập những khu nghỉ dưỡng khét tiếng cho những người trẻ tuổi, để thỏa mãn mọi thứ khoái lạc đồi trụy – những người thậm chí không kiêng khem quan hệ nam-nam, phạm phải những điều ghê tởm kinh hoàng, làm nhục nhã hết thảy những cơ thể cao quý nhất và đẹp đẽ nhất bằng nhiều phương thế, do đó làm mất danh dự của công trình đẹp đẽ của Chúa.”88
Hãy để ý đến lập luận của vị giám mục này – rằng quan hệ nam-nam làm mất danh dự của “công trình đẹp đẽ của Chúa.” Thế giới quan của Kinh thánh tôn vinh cơ thể con người là công trình của Chúa. Các giáo phụ đã phản đối quan hệ đồng giới dựa trên nền tảng của trong thần học sáng thế.
Điều trớ trêu là đạo đức tính dục của Kitô giáo thực sự coi trọng bản sắc tình dục của mỗi người hơn là chủ nghĩa khoái lạc của người La Mã cổ đại. Đối với người La Mã, không có sự khác biệt về mặt đạo đức nào giữa đối tượng ham muốn tình dục của nam giới là nam hay nữ – điều đó có nghĩa là nam hay nữ không có ý nghĩa gì quan trọng về mặt đạo đức. Ngược lại, Kinh thánh nói rằng bản dạng tình dục của chúng ta có vinh dự cao cả là trở thành một phần của cấu trúc đạo đức của vũ trụ.
Những ví dụ từ lịch sử cổ đại này minh họa cho tầm quan trọng của các chuẩn mực xã hội. Một khi xã hội từ bỏ ranh giới rõ ràng bao gồm tình dục trong hôn nhân nam-nữ, thì rất khó để vạch ra ranh giới ở bất kỳ nơi nào khác.
Văn hóa cổ đại cũng cung cấp một hình ảnh sống động về nơi mà văn hóa phương Tây có thể hướng tới. Khi ảnh hưởng của Kitô giáo suy yếu, liệu văn hóa phương Tây có quay trở về trạng thái tình dục tự do, thế nào cũng ổn, của thế giới cổ đại không? Nếu vậy, Kitô hữu sẽ một lần nữa cần phải tập hợp lòng can đảm để thực sự lội ngược dòng văn hóa cách khôn ngoan. Và họ sẽ một lần nữa cần phải bảo vệ những nạn nhân của lạm dụng tình dục – những người bị tổn thương bởi cuộc cách mạng tình dục. Họ phải thực thi công việc khó khăn là đưa ra lập luận về vẻ đẹp của đạo đức tình dục trong Kinh thánh bằng cả lời nói và cuộc sống của họ.
Kitô hữu một lần nữa phải được biết đến là những người tôn trọng toàn bộ con người. Lý do họ lên tiếng về các vấn đề đạo đức không phải vì niềm tin của họ đang bị đe dọa hoặc vì họ cảm thấy “bị xúc phạm”. Họ nên xóa từ bị xúc phạm khỏi vốn từ vựng của mình. Suy cho cùng, Kitô hữu được kêu gọi chia sẻ sự xúc phạm của thập tự giá. Vấn nạn này không phải là về chúng ta.
Kitô hữu phải làm rõ rằng họ lên tiếng vì họ thực sự quan tâm đến mọi người. Bất kể đạo đức luân lý của Kinh thánh có sức thuyết phục thế nào đi nữa, người ta hiếm khi thay đổi suy nghĩ chỉ dựa trên các lập luận trí tuệ. Họ thậm chí còn ít không muốn thay đổi hơn nếu tất cả những gì họ nghe được chỉ là sự lên án về mặt đạo đức. Mọi người phải bị lôi cuốn bởi một tầm nhìn thu hút họ bằng cách đưa ra một thế giới quan hấp dẫn hơn, khẳng định sự sống hơn. Kitô hữu cần phải thể hiện vẻ đẹp đạo đức Kinh thánh về con người để người ta thực sự muốn nó trở thành sự thật cho họ. Và họ phải chứng minh lời nói của mình bằng hành động, đối xử với mọi người vì họ có phẩm giá và giá trị thực sự.
86. Rod Dreher, “Sex After Christianity,” The American Conservative,April 11, 2013.
87. Bakke, When Children Became People, 144. Trong thế giới cổ đại, đàn ông có thể không cần phụ nữ cho nhu cầu tình dục, nhưng họ cần phụ nữ để có con cái hợp pháp. Ngày nay, đàn ông chỉ cần một phòng khám sinh sản. “Đối với các cặp đôi đồng tính nam muốn tạo ra con cái để trang trí cho ‘hôn nhân’ của họ, các bà mẹ của con họ bị bỏ rơi ngay khi đứa trẻ chào đời. Phụ nữ chẳng khác gì những cỗ máy sinh đẻ. Trong lịch sử nhân loại, khi nào phụ nữ bị coi thường hơn như vậy? Chưa bao giờ." Doug Mainwaring, “The Grand Pretension: Genderlessness and Genderless Marriage,” American Thinker,May 20, 2016.
88. Bakke, When Children Became People, 141.
Leave a Reply