Tại sao chúng ta không khuyến khích mọi người có cái nhìn cao quý hơn về thân xác? Nuriddeen Knight, một phụ nữ da đen viết bài cho Witherspoon Institute, nói rằng phong trào chuyển giới khiến cô nhớ lại cách đây không lâu, có một thời những người da đen có làn da sáng đôi khi “được nghĩ” là người da trắng. Cô ấy hỏi, Chẳng lẽ không có sự tương đồng khi một người đàn ông “được coi” là phụ nữ và ngược lại? Trong cả hai trường hợp, động cơ cơ bản dường như là một hình thức tự căm ghét bản thân: “Người da đen muốn trở thành người da trắng đang thực hành việc căm ghét làn da đen của mình. Tương tự vậy, một người muốn chuyển giới cũng bởi họ ghét thân xác của mình.”
Knight hỏi: Tại sao chúng ta không “khuyến khích mọi người yêu quý thân xác họ? Chúng ta nói với phụ nữ hãy yêu những đường cong của họ, yêu tuổi tác và làn da trên cơ thể mình, nhưng tại sao chúng ta không bảo phụ nữ (và đàn ông nữa) hãy yêu giới tính của thân xác mình?”19
Tại sân trượt băng nơi con trai tôi đang học, một người bước lên sân băng với mái tóc dài, trang điểm mắt đậm và tô son đỏ tươi. Cô ấy mặc một bộ trang phục trượt băng sáng bóng với váy ngắn và quần tất sặc sỡ. Nhưng có điều gì đó kỳ lạ ở dáng người của cô ấy. Cô ấy cao với dáng người rắn chắc, bờ vai rộng và đầu gối sần sùi. Tóm lại, “cô ấy” rõ ràng là nam. Với lối trang điểm cường điệu, cô ấy trông gần giống như một người ăn mặc hoán giới thành nữ. Những vận động viên trượt băng khác cười khúc khích và đưa ra những bình luận xúc phạm, nhưng tôi không thể không cảm thấy thương xót cho một người rõ ràng đang bị mắc kẹt trong việc khước từ chính cơ thể của mình.
Sự yêu thương bản thân đúng đắn xuất phát từ việc chấp nhận tình yêu của Chúa. Thế giới quan của Kinh thánh mang lại giá trị và phẩm giá cho bản sắc nam hay nữ của chúng ta. Thần học giới tính bắt nguồn từ thần học sáng thế. Những gì Thiên Chúa đã tạo dựng đều có giá trị và phẩm giá nội tại.
19. Nuriddeen Knight, “An African-American Woman Reflects on the Transgender Movement, Public Discourse, June 4, 2015.
Leave a Reply