Trong những năm gần đây, các nhà đạo đức sinh học đã bắt đầu áp dụng thế giới quan hai tầng không chỉ đối với việc phá thai mà còn đối với việc giết trẻ sơ sinh. Vào năm 2013, hai triết gia đã tạo ra một cơn bão lửa với một bài báo tranh luận về cái mà họ gọi là “phá thai sau khi sinh”.32
Họ có ý gì qua cụm từ đó? Giết trẻ con (Infanticide). Giết trẻ mới sinh ra.
Hai nhà triết học lập luận rằng một đứa bé là con người nhưng không phải là một nhân vị – và rằng trước khi trở thành nhân vị, sự sống con người không quyền đòi gì cả về mặt đạo đức. Họ khẳng định: “Một con người chưa chắc đã (là nhân vị) có quyền sống”. Vì thế “thai nhi và trẻ sơ sinh không phải là nhân vị”. Và “vì những ai không có nhân vị không có quyền sống về mặt đạo đức, không có lý do gì để cấm phá thai sau khi trẻ đã được sinh ra.”33
Bạn có nhận ra những yếu tố then chốt của thuyết nhân vị không? Theo những triết gia này, một đứa trẻ sơ sinh “chỉ đơn thuần là con người không có nhân vị (non-person)”. Nó chỉ tồn tại ở tầng dưới (về mặt thân xác sinh học), ngụ ý rằng nó không có giá trị đạo đức. Nó chỉ đơn thuần là một mảnh vật thể có thể dùng để nghiên cứu và thử nghiệm, thu hoạch để lấy nội tạng rồi vứt vào đống rác.
Các nhà tư tưởng ủng hộ sự sống từ lâu đã cảnh báo rằng nước Mỹ đang đi theo cùng hướng với Đức Quốc xã ở Đức, và đó không chỉ là lời hù dọa. Đức Quốc xã không bắt đầu bằng việc giết người Do Thái. Đầu tiên họ sử dụng phòng hơi ngạt để giết người tàn tật, và phong trào này do ngành y tế lãnh đạo. Các bác sĩ lập luận rằng mạng sống của người khuyết tật “không đáng sống” (cụm từ tiếng Đức là “lebensunwertes Leben”).34 Điều đáng lo ngại là bài báo năm 2013 sử dụng chính xác cụm từ đó, cho rằng nên cho phép phá thai sau khi trẻ đã sinh ra, mạng sống của trẻ là “không đáng sống.”
32. Alberto Giubilini and Francesca Minerva, “After-Birth Abortion: Why Should the Baby Live?” Journal of Medical Ethics 39 (2013): 261–63. Các tác giả lập luận rằng: “Luật đạo đức đối với một đứa trẻ sơ sinh tương đương với của một bào thai, nghĩa là cả hai đều không thể được coi là ‘nhân vị’ theo nghĩa liên quan tới đạo đức luân lý.” Các tác giả lập luận rằng trẻ sơ sinh “có thể hoặc không thể trở thành những nhân vị cụ thể tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta”. Cho đến lúc đó, đứa trẻ sơ sinh không đặt ra bất kỳ nghĩa vụ nào đối với chúng ta “bởi vì chúng ta không có lý khi cho rằng đương nhiên đứa trẻ sẽ tồn tại như một con người trong tương lai. Đưa trẻ ấy có tồn tại hay không chính xác là do sự lựa chọn của chúng ta.” Các tác giả sử dụng thuật ngữ “phá thai sau khi được sinh ra” thay vì “an tử” vì lợi ích tốt nhất của người chết, không nhất thiết là tiêu chí hàng đầu cho sự lựa chọn.
33. Ibid.
34. See “Lives Not Worth Living: The Nazi Eugenic Dream in Our Own Time,” no author listed, Aleteia, September 13, 2014.
Leave a Reply