Độc thân cho Nước Trời. Đời sống hôn nhân. Con đường nào “hoàn hảo hơn”?
Tôi khả nghĩ nếu câu hỏi này được hỏi thậm chí chỉ một hoặc hai thế hệ trước đây, câu trả lời có thể có nhanh chóng nghiêng về phía những người sống đời độc thân khiết tịnh; anh hay chị ây là người đã tử bỏ tất cả để đi tìm viên ngọc quí giá. Anh hay chị ấy đã thực hiện một hy sinh siêu phàm. Tuy nhiên, với việc phong thánh Louis và Zélie Martin, cha mẹ của Thánh Têrêsa Hài Đồng đầu tuần này, câu hỏi ơn gọi nào “thánh thiện hơn” đã bất ngờ trở thành một loại … câu hỏi gài bẫy.
Tấm hình trên mô tả ơn gọi đôi của đời sống hôn nhân và đời tận hiến. Tấm hình trên là về hai loại thánh. Các thánh Louis và Zélie và Thánh Têrêsa Lisieux. Đời sống nào hoàn hảo hơn? Câu hỏi ấy thì tương tự như là hỏi thánh nào thánh thiện hơn?
Thánh Gioan Phaolô II, đã đặt một chiếc đèn rọi sáng vào ơn gọi của tình yêu hôn nhân hơn bất kỳ vị giáo hoàng khác trong lịch sử. Trong Thần học của Thân xác, ngài dạy giáo lý về tình yêu con người rằng hôn nhân và đời sống độc thân “không tương phản nhau, và cũng không làm họ phân chia cộng đoàn loài người (và cộng đoàn Kitô hữu) thành hai phe (hãy cứ giả đặt là phe của những người “thiện hảo” vỉ đời sống khiết tịnh, và phe của những người “kém thiện hảo” hơn vì thực tế của đời sống quan hệ vợ chồng) … Trái lại, sự hoàn hảo của đời sống Kitô hữu được đo lường bởi … tình yêu. "(Thánh Gioan Phaolô II, TOB 78: 2-3)
Điều này có nghĩa là “đời thiện hảo” là điều có thể và điều mà mọi người có thể đạt được, dù là trong một “hội dòng” hay sống giữa “trần tục.” Thật vậy, Thánh Gioan Phaolô II tiếp tục: tuy vậy một người không sống trong “bậc sống thiện hảo” có thể “đạt được mức độ hoàn hảo cao hơn người sống trong “bậc sống thiện hảo” với mức độ yêu mến thấp kém hơn.” (Thánh Gioan Phaolô II, TOB 78: 3)
Wow. Câu trên đáng được đọc lần thứ hai. “Bậc sống thiện hảo” của chúng ta là nơi mà lòng yêu mến Chúa của chúng ta được làm hoàn hảo. Mỗi ơn gọi đòi hỏi sự hy sinh anh dũng, và mỗi ơn gọi có đầy đủ những cơ hội để hy sinh (từ hy sinh có nghĩa là “làm trở nên thánh thiện”). Cả hai là ơn mà sẽ gọi chúng ta ra khỏi bản thân và đi vào với những người khác. Cả hai con đường sống tình yêu – đời sống tận hiến và đời sống vợ chồng – đưa chúng ta vào một mạng lưới xinh đẹp của những mối quan hệ; đó là gia đình nhân loại; đi gặp gỡ những khuôn mặt và cá nhân bao quanh chúng ta trong bất cứ ngày nào. Và ơn gọi “thánh thiện hơn” là con đường mà sẽ làm cho bạn, trong mọi tính độc đáo của mình, trọn vẹn hơn, thánh thiện hơn. Con đường mà sẽ có thể làm BẠN thành một bản thân vị tha hơn; cởi mở hơn; phục vụ Chúa Giêsu đang ở trước mặt bạn hơn. Một câu hỏi để nhận định ơn gọi rõ ràng hơn có thể là “Tôi được gọi đến hôn nhân nào?”
Món quà của những bài suy niệm của Thánh Gioan Phaolô II về tình yêu con người trong kế hoạch của Thiên Chúa tiếp tục sinh hoa quả trong trái tim của những người nam nữ đang nhận định con đường để nên thánh của họ. Rất nhiều người đi học tại Học viện của chúng tôi (Theology of the Body Institute) đã chia sẻ việc ơn gọi của họ – hoặc là được nhận thấy, được nung đốt lại hoặc đã được chuyển hướng. Và dấu ấn trên mỗi chứng tá ơn gọi là dấu ấn của tình yêu hôn nhân. Ý nghĩa hôn nhân của thân xác, khái niệm quan trọng trong ý tưởng của Thánh Gioan Phaolô II, cơ bản là điểm này: chúng ta là món quà (ta đón nhận từ Chúa), và được dựng nên để là một món quà, và để đón nhận món quà trong và qua việc dâng hiến trọn vẹn bản thân. Sự dâng hiến bản thân và đón nhận này được biểu lộ, mặc dù khác nhau, trong cả đời sống khiết tịnh và đời sống của bí tích hôn nhân.
Sự rõ ràng về ý nghĩa hôn nhân của thân xác trong mỗi ơn gọi này, thật vậy, đã không đến với Louie and Zélia Martin cách dễ dàng. Cả hai đã tìm hiểu đời sống tu trì trước khi gặp nhau trong ôm ấp hôn nhân của trần thế và đã đem 9 đứa con vào đời. Mỗi một người trong họ đã có những khó khăn cá nhân và văn hóa của riêng mình, sống trong thế kỷ thứ 19 của nước Pháp, bị bao phủ bởi lạc giáo Jansen (lạc giáo này nhấn mạnh sự tội lỗi của con người đến nỗi nghĩ rằng con người không thể được thánh hóa và con người không thể tự do lãnh nhận ân sủng). Tư tưởng này được đánh dấu bởi sự quyết liệt chiến đấu trong đời sống luân lý và tự kỷ luật và làm người ta sợ hãi những âu yếm tự nhiên, và ngay cả nghi ngờ sự tốt lành của thân thể và tính dục mà Chúa đã dựng nên. Đời sống khiết tịnh vì thế được coi là con đường “thánh thiện hơn,” và đời sống hôn nhân là sự Chúa cho phép xảy ra để Nước trời được tiếp tục được kéo dài. Chính là nhờ lời khuyên của một cha giải tội khôn ngoan mà cặp vợ chồng này dần dần tỉnh ngộ rằng hoa quả trung thực của tình yêu hôn nhân (con cái) là dấu hiệu của tình yêu mật thiết của Chúa cho loài người. Vị giải tội này nhìn thấy những khó khăn của họ và cuộc sống khiết tịnh của cặp hôn nhân sống như người anh và người em trong một loại hôn nhân khiết tịnh (Josephite marriage) không là điều hôn nhân được dựng nên để là.
Hơn một thế kỷ sau, những tác phẩm của Công Đồng Vatican II cũng như của Thánh Gioan Phaolô II trong thần học thân xác của ngài đã nhắc nhở lần nữa ơn gọi nên thánh chung của mỗi ơn gọi. Thánh Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng “Bản chất của ơn gọi này cũng như ơn gọi kia thì có ‘tính cách hôn nhân (spousal),’, có nghĩa là, được diễn tả qua món quà trọn vẹn của bản thân. Tình yêu của ơn gọi này cũng như của ơn gọi kia thiên về việc diễn tả ý nghĩa hôn nhân của thân xác, mà đã được ghi tạc “từ thuở ban đầu’ trong cấu trúc cá nhân của nam và nữ.” (TOB 78: 4)
Đây là những lời hết sức đẹp của Thánh Gioan Phaolô II về sự trao ban cho nhau của hôn nhân, sự trao ban này đưa tình yêu hôn nhân đến việc sinh hoa quả, và tôi muốn nói thêm là nhờ Louis and Zélia, Têrêsa Hài Đồng, được sinh ra. “Là những người cử hành bí tích… người nam và người nữ được gọi để diễn tả ‘ngôn ngữ’ huyền diệu của thân thể họ qua mọi sự thật đúng đắn của nó. Qua những cử chỉ và phản ứng, qua toàn bộ năng động được điều kiện bởi sự tương hỗ của căng thẳng và thích thú… thông qua tất cả những điều này, con người, cá vị ấy ‘diễn đạt’… nam và nữ diễn tả cách qua lại bày tỏ chính bản thân họ theo cách đầy đủ và sâu sắc nhất họ có thể” (TOB 123 : 4)
Sự trao ban và lãnh nhận cao cả này, điệu vũ quan trọng này (Great Dance) tiếp tục và sách Diễm Ca vẫn có tác động đến với những người nam nữ của thời đại chúng ta. Chúng ta sẽ có những bước nào? Chúng ta sẽ chuyển động với những giai điệu nào? Chỉ có Chúa biết. Và các thánh muốn chúng ta biết rằng cả hai ơn gọi có tính hôn nhân tự căn của nó. Hôn nhân là con đường trung thực đến sự thánh thiện với cùng mức độ như khiết tịnh vì nước trời,
Vậy khi những điều trên đã được nêu ra, chúng ta thấy ơn gọi này thì không “tốt hơn” ơn gọi kia theo nghĩa là nó sẽ làm ta “thiện hảo hơn” người kia. Tuy nhiên, nếu có người hỏi “Ơn gọi nào thì ‘đầy đủ hơn’?” …. Câu trả lời sẽ là một bài viết khác.
Chuyển ngữ từ Which Vocation is “More Perfect”? bởi Billy Donaghy.
Leave a Reply