Lang thang bên twitter, thấy post tâm lý này hay nên xin chia sẻ với các bạn ở đây:
Trước khi cam kết với ai đó, chúng ta cần biết quan điểm của họ về các vấn đề như:
– Quan điểm của người ấy về tiền bạc và cách họ tiêu dùng
– Ranh giới của hai bạn đối với các thành viên của gia đình mình.
– Đối mặt với những vấn đề lớn nhỏ, họ giải quyết chúng như thế nào.
– Vai trò của bạn trong mối quan hệ
– Các giá trị cốt lõi trong mối quan hệ này
– Quan điểm về con cái và cách dưỡng dục chúng.
– Hai bạn nghĩ gì về tình dục và sự gần gũi.
Hãy nhớ rằng, những cuộc trò chuyện này sẽ không phải việc dễ thực hiện.
Bạn có thể cảm thấy khó chịu và thậm chí muốn né tránh: đặc biệt nếu trong gia đình bạn cũng thường tránh né chúng.
Ví dụ: Bạn là người chưa bao giờ nghe bố mẹ nói về tiền bạc (hoặc chỉ nghe họ tranh luận về tiền), có thể cảm thấy vô cùng khó chịu khi trò chuyện cởi mở về việc thiết lập khoản chi tiêu.
Không sao cả vì điều này đòi hỏi nhiều thực tập và giúp bạn phát huy sự tự cảm thông cho chính bản thân.
…
Đây là những câu hỏi quan trọng mà mỗi người trong một mối quan hệ nên hỏi nhau:
1. Kế hoạch của chúng ta về chi tiêu, tiết kiệm, ngân hàng và các quyết định tài chính nói chung là gì?
2. Bạn có thường tin rằng những cặp vợ chồng trong mối tương quan lành mạnh có sự thân mật về tình dục không? Sự gần gũi trong mối tương quan quan trọng như thế nào đối với bạn?
3. Bạn hiện có những ranh giới nào với gia đình? Và khi thành vợ chồng, ranh giới đối với gia đình hai bên là gì?
Ví dụ: “Chúng tôi sẽ không thảo luận các vấn đề hôn nhân của chúng tôi với các thành viên trong gia đình chúng tôi.”
– “Chúng tôi yêu cầu các thành viên trong gia đình báo cho chúng tôi biết trước khi họ muốn ghé thăm”.
– “Nếu gia đình chúng tôi đưa ra lời khuyên khi chúng tôi không nhờ đến, chúng tôi sẽ tế nhị (và kiên quyết) nói với họ rằng chúng tôi không nghĩ đến sự trợ giúp này.”
4. Là một cặp vợ chồng, chúng ta sẽ quyết định như thế nào?
Ví dụ: nếu quyết định liên quan đến cả hai chúng tôi, chúng tôi sẽ dành thời gian để thảo luận cởi mở trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
5. Giá trị cốt lõi của chúng ta là gì? (chúng ta tin vào điều gì với tư cách là một cặp vợ chồng)
Ví dụ: Chúng tôi coi trọng thể dục và ưu tiên nó trong cuộc sống của chúng tôi
– Chúng tôi coi trọng việc đi du lịch và muốn dành riêng chi tiêu cho việc đó.
– Chúng tôi đánh giá cao sự cởi mở và minh bạch
– Chúng tôi coi trọng việc hỗ trợ lẫn nhau trong sự nghiệp
6. Chúng ta có muốn có bao nhiêu con? Khi có con cái, chúng ta sẽ có kế hoạch nào và con cái phải được nuôi dưỡng thế nào?
– Vai trò của chúng ta đối với con cái?
– Việc làm cha mẹ sẽ được thi hành như thế nào.
– Chúng ta có ước vọng nào cho đời sống gia đình của mình.
7. Kế hoạch và kỳ vọng của chúng ta trong 5 năm tới và cho tương lai (một cái nhìn tổng thể)
Câu hỏi này liên quan đến việc hỏi bạn thấy cả hai bạn ở đâu trong mối tương quan đối tác và trong cuộc sống.
Cũng cần lưu ý rằng đây *không phải* là những cuộc thảo luận diễn ra một lần.
Khi chúng ta lớn lên, phát triển và già đi, những điều này sẽ thay đổi.
Ví dụ: Khi bạn mới bắt đầu hẹn hò, sự nghiệp được ưu tiên. Sau này, chúng ta ưu tiên thời gian cho gia đình.
– Hãy nghĩ về những điều này như một cuộc trò chuyện đang được diễn ra trong cuộc sống.
– Luôn cởi mở và tiếp thu.
Những cặp đôi tham gia vào những cuộc trò chuyện này sẽ: kết nối nhiều hơn, thỏa mãn hơn, cảm thấy an toàn và có nhiều khả năng ở bên nhau hơn.
Leave a Reply