Thế giới quan duy nhất có nguồn lực trí tuệ để bảo vệ những nạn nhân vô tội là Kitô giáo. Ngay cả những nhà tư tưởng thế tục cũng thường thừa nhận điều này. Yuval Harari, tác giả cuốn sách bán chạy quốc tế Sapiens – Lược Sử Loài Người, lập luận rằng nếu ta chấp nhận rằng sự sống phát triển thông qua các quá trình vật chất (và ông chấp nhận), thì không có cơ sở logic nào cho nhân quyền.
Hãy xem xét Tuyên ngôn Độc lập và khái niệm “quyền tất yếu và bất khả xâm phạm. . . Đấng Tạo hóa đã ban cho họ”. Harrari lập luận rằng chọn lọc tự nhiên là một quá trình loại bỏ những biến thể khả thi nhất trong số các sinh vật sống. Vì vậy, chìa khóa của tiến hóa không phải là sự bình đẳng mà là sự khác biệt: “Do đó, ‘sinh ra bình đẳng” nên được dịch thành ‘tiến hóa khác nhau’”.
Tất nhiên, trong thế giới quan duy vật, không có Đấng Tạo Hóa nào “ban cho” con người quyền lợi. Harari viết: “Chỉ có một quá trình tiến hóa ngẫu nhiên, không có bất kỳ mục đích nào”. Các sinh vật chỉ đơn giản làm bất cứ điều gì mà khả năng tiến hóa của chúng cho phép chúng làm: “Chim bay không phải vì chúng có quyền bay mà vì chúng có cánh”. Và những năng lực đã phát triển đó không phải là “bất khả xâm phạm”. Chúng liên tục đột biến và thay đổi. Chẳng có hy vọng gì cho quyền bất khả xâm phạm.
Harrari xé tanh bành những câu tuyên bố chính trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Ông nói, theo chủ nghĩa duy vật tiến hóa, con người chỉ đơn thuần là những sinh vật sinh học bị thúc đẩy bởi bản năng tìm kiếm sự vui thú. Ông kết luận rằng khái niệm về quyền bình đẳng không gì khác hơn là một “sự hoang tưởng của Kitô giáo.”51
Khi những tác động của chủ nghĩa duy vật tiến hóa thấm sâu vào tâm trí công chúng, các quyền được hưởng trong các xã hội tự do sẽ bị hạ xuống thành“hoang tưởng”. Rồi ai sẽ bảo vệ những quyền đó?
51. Yuval Noah Harrari, Sapiens: A Brief History of Humankind (New York: HarperCollins, 2015), 108–10.
Leave a Reply