Lời từ video: Chào các bạn. Tôi là Jackie Francois Angel cho Ascension Presents. Hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề vợ hãy phục tùng chồng mình. Tôi biết một số người bấm vào video này sẽ nghĩ, “Ối giời ơi, không.”
Có nhiều câu chúng ta nghe chẳng hạn như trong Thánh Lễ, chúng ta nghe bài đọc từ Êphêsô chương nói, “vợ chồng hãy phục tùng lẫn nhau vì lòng kính sợ Chúa Giêsu Kitô.” Rất đúng. Sau đó là “Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa,” và người nữ sẽ phản ứng với bộ mặt này… Hoặc với bộ mặt nhăn nhó… Khi tôi lớn lên, mỗi lần tôi nghe bài đọc này tôi tự hỏi… bài đọc này có ý nghĩa gì?
Điều tuyệt vời là tôi học được ý nghĩa thật của bài đọc này, và đoạn Êphêsô của Thánh Lễ cưới của chúng tôi. Tôi chắc chắn có nhiều người đã nhăn mặt vì không hiểu nghĩa của bài đọc này.
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn thực sự của bài đọc vì nó thật quá tuyệt vời. Trước hết, tôi sẽ đọc đoạn ấy:
“Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.
Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tì ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Ki-tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh.”
Một vài bản dịch dùng từ “subordinate/hạ mình”, một số bản dịch dùng “submission/phục tùng” như “người vợ hãy phục tùng chồng.” Điều đáng chú ý về từ submit/chịu phục tùng hoặc submission/sự phục tùng, có nghĩa là đặt dưới sứ vụ. Vì thế, người vợ hãy đặt mình dưới sứ vụ người chồng. Và người chồng hãy yêu thương vợ mình như Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh.
Sứ vụ của người chồng là hiến thân mình cho người vợ và yêu vợ như Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh. Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh thế nào? Ngài dâng hiến mạng sống mình để chúng ta có sự sống. Vì thế, sứ vụ của người chồng là dâng hiến thân mình.
Bài đọc không nói sứ vụ của người chồng là coi người vợ như một vật dụng, coi vợ mình như là gia sản của mình. Bài đọc không nói người chồng là người thống trị, kiêu hãnh tự đặt mình trên cao. Không, bài đọc nói hãy yêu vợ mình như Chúa Kitô yêu cô với sự dịu dàng, với vẻ đẹp, với sự hòa nhã, hãy dâng hiến bản thân, hy sinh niềm tự hào của mình.
Là người nữ, sứ vụ đó tôi sẽ hết lòng đón nhận. Tôi ủng hộ sứ vụ đó. Tôi sẽ đặt mình dưới sứ vụ đó. Sự thật là tôi sẽ không bao giờ cưới người đàn ông coi tôi như là một vật dụng. Tôi là người nữ mạnh mẽ, đầy ý chí. Tôi là người nữ mạnh mẽ suốt đời tôi; tôi rất là tự lập. Tôi nhận ra với những người nam tôi hẹn hò, khi tôi là kẻ mạnh hơn, đó là vì tôi nhận ra …
Có một câu người ta thường nói, “người nam nên là kẻ điều khiển trong mối quan hệ.” Nhưng đó không là về điều khiển. Tôi là một người nữ mạnh mẽ và khi tôi hẹn hò với những người nam tôi cảm thấy tôi biết nhiều hơn họ, hoặc tôi thông minh hơn về mặt kiến thức, Người em của tôi nói tôi cứ hẹn hò với những người không thích đọc sách và tôi thì thích đọc sách, nhưng chủ yếu là tôi không thích cảm giác tôi thông minh hơn họ, hoặc tôi phải là người dẫn họ đi theo tôi về đời sống tâm linh.
Tôi nói với bản thân, “Không. Tôi muốn một người nam có cùng sứ vụ với tôi và tôi có thể ủng hộ sứ vụ của anh ấy.” Khi tôi gặp Bobby, tôi nhận ra ngay, “Yeah, đây là người tôi muốn. Một người mạnh mẽ nhưng là từ bên trong và anh ấy dịu dàng và anh ấy khiêm nhường. Đây là một sự mạnh mẽ có lòng khiêm nhường; anh ấy không áp chế tôi. Anh ấy không đối xử với tôi như tôi là một vật để anh dùng. Anh ấy không coi tôi như một kẻ hầu.
Tôi nghĩ khi một số người trong chúng ta nghe về đoạn Kinh Thánh trên, chúng ta tưởng nghĩ đây là một mối quan hệ giữa kẻ hầu và ông chủ. Trong thực tại, mối quan hệ Kinh Thánh nói đến là về sự kính trọng và mến thương.
Tôi sẽ đọc một đoạn từ Giáo lý Hội thánh Công giáo nói về điểm này, số 1615:
“Khi từ bỏ mình và vác thập giá theo Đức Kitô các đôi vợ chồng ‘có thể hiểu được’ ý nghĩa nguyên thủy của hôn nhân và sống đời hôn nhân nhờ sự trợ giúp của Đức Kitô. Ân sủng của hôn nhân Kitô giáo là hoa quả của Thánh giá Đức Kitô, nguồn mạch mọi đời sống Kitô hữu.”
Và sau đó là trong số 1617:
“Toàn bộ đời sống Kitô giáo mang dấu ấn của tình yêu ‘hôn nhân’ giữa Đức Kitô và Hội Thánh.”
Điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là hôn nhân là dấu chỉ chỉ đến mầu nhiệm chúng ta được kết hợp làm một với Chúa, rằng Chúa Giêsu là Vị Lang Quân, chúng ta Hội Thánh là Hiền Thê.
Hôn nhân của tôi với Bobby chỉ là dấu chỉ và là sự nếm trước tiệc cưới của hôn lễ trên thiên đàng. Trên thiên đàng sẽ không có cưới hỏi. Tôi sẽ không là vợ của Bobby vì hôn nhân của tôi chỉ là dấu chỉ về hôn nhân cùng đích sự kết hợp cùng đích với Chúa Kitô, Vị Lang Quân và chúng ta, Giáo Hội, Hiền thê. Vì thế tình yêu của tôi, hôn nhân của tôi với Bobby phải cho người khác nhìn thấy hoa quả của tình yêu của Chúa Kitô trong chúng ta.
Vậy hoa quả của Thần khí là gì? Bình an, hoan lạc, nhân hậu, nhẫn nhục, nhân hậu, tiết độ, trinh khiết. Hôn nhân của chúng ta phải sinh ra hoa quả của tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta. Hôn nhân của chúng ta cần là dấu chỉ cho người khác về sự kết hợp cùng đích, đó là tôi trong Giáo hội được kết hôn với Chúa Giêsu trên thiên đàng.
Tôi đã muốn lấy chồng nhưng cũng đã thấy ổn với cuộc sống độc thân vì tôi nghĩ, “Bạn à, nếu ngày mai tôi chết, tôi sẽ được tham dự lễ cưới với Chúa Giêsu. Đôi khi chúng ta dùng đoạn từ Êphêsô “Oh, bà này, bà phải là người hầu tôi.” “Chị phải phục vụ chồng như một người hầu.”
Không. Đoạn Êphêsô không nhất thiết là chỉ về văn hóa xưa về người vợ phải cư xử với chồng mình mà là khi chúng ta đọc Êphêsô và cùng lúc tham khảo Giáo lý Hội thánh Công giáo đoạn này chỉ về Chúa Kitô và Hội Thánh là Chúa Giêsu Kitô yêu thương chúng ta và Ngài muốn thánh hóa chúng ta trong nước của bí tích Rửa tội, Ngài muốn nuôi dưỡng chúng ta với bí tích Thánh Thể. Đoạn này vì thế vô cùng là đẹp.
Khi tôi nghe về “người vợ hãy phục tùng chồng mình,” và đặt mình dưới sứ vụ. Điều này là cho các bạn nữ, những người có thể đã hẹn hò những chàng trai đã dùng bạn, lạm dụng bạn, lừa dối bạn. Đừng BAO GIỜ phục tùng và đặt mình dưới sứ vụ của một người nam mà sẽ làm điều ấy đến với bạn. Sứ vụ mà người nam phải sống là dâng hiến bản thân cho bạn. Có được một người chồng mà sẽ hy sinh bản thân cho bạn là một điều hoàn toàn có thể.
Sự hy sinh đó có hình dáng nào? Chồng tôi luôn hy sinh bản thân mình cho tôi. Anh ấy đoán trước những nhu cầu của tôi, đôi khi ngay cả trước khi tôi hỏi. Anh ấy biết điều tôi cần. Chẳng hạn như khi tôi có bầu, tôi cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, anh ấy biết và đi lấy một ly nước cho tôi. Thật là những điều dễ dàng. Anh ấy biết cách để yêu thương tôi; anh ấy hỏi tôi, “Anh có thể giúp em cách nào?” “Anh có thể làm gì để em được thoải mái hơn?” “Em muốn anh giúp em thế nào với con cái, với việc trong nhà.” Và đây là sứ vụ của người nam, một người nam ân cần, yêu thương, thật đẹp và tôi muốn đặt mình dưới sứ vụ đó. Đó là người chồng tôi muốn có.
Khi tôi nghe bài đọc này về “Người vợ hãy phục tùng người chồng,” tôi nhìn vào Bobby và nói “Yeah, tôi sẽ đặt mình dưới sứ vụ và vì sứ vụ của anh ấy có hình dạng của cây thánh giá, sứ vụ của tôi, của chúng tôi với nhau là để đưa nhau đến thiên đàng, có sự kính trọng nhau, giúp đỡ nhau nên thánh. Vì thế, chúng ta không cần cau mày nhăn mặt khi nghe bài đọc này và nghĩ “Oh no, thánh Phaolô, ngài không bình thường” hoặc co rút thân thể.
Bạn có thể vui sướng phản ứng, “Wow, điều này thật đẹp đẽ.” Trọn vẹn bài đọc Kinh thánh này chỉ đến Chúa Giêsu và Giáo Hội, nghĩa là bạn và tôi, mỗi một người chúng ta, dù là trong bậc sống hôn nhân, độc thân, linh mục, ơn gọi cùng đích của mỗi một người chúng ta là để được kết hợp làm một với Chúa trên thiên đàng, được tham dự vào tiệc cưới của chúng ta với Chúa Kitô. Điều này thật là đầy phấn khởi. Tôi ngóng chờ để được nhìn thấy Chúa Giêsu và tôi cũng mong để gặp bạn ở nơi đó nữa.
Tôi hy vọng lời của tôi hôm nay hữu ích cho bạn. Khi bạn nghe phục tùng chồng mình, hãy phục tùng lẫn nhau, hãy vâng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Chúa Kitô, bạn đã biết đoạn ấy có nghĩa là gì, hãy đem nó vào cuộc sống. Sống với niềm vui, sức mạnh, sự dịu dàng và sống thánh thiện. Cho kênh Ascension Presents. Tôi là Jackie Francois Angel.
Leave a Reply