Trong video này, Cha Mike nói về trường hợp hay xảy ra nhất ở Tây phương, và cụ thể là nước Mỹ, là hôn nhân giữa hai người Kitô hữu: một người theo giáo phái Tin lành và một người Công giáo. Giữa Công giáo và không Kitô giáo thì sự khác biệt còn lớn hơn về mọi mặt.
Lời từ video:
Chào các bạn. Tôi là Linh mục Mike Schmitz cho kênh Ascension Presents. Một trong những câu hỏi được hỏi khá nhiều là nếu tôi là người Công giáo, tôi có thể cưới người không Công giáo không? Người Công giáo có thể cưới người không Công giáo không?
Câu trả lời ngắn gọn là “Bạn có thể.” Nhưng có vài điều kiện. Nếu bạn là người Công giáo, bạn có thể cưới người không Công giáo không? Yeah. Bạn phải cử hành nghi lễ cưới trong nhà thờ Công giáo. Nếu bạn không cử hành nghi lễ cưới trong nhà thờ Công Giáo, bạn cần xin phép chuẩn của Đức Giám Mục của địa phận để cử hành nghi lễ cưới theo nghi thức không là của Hội thánh Công Giáo.
Nếu nghi lễ cưới được cử hành trong nhà thờ Công Giáo, và bạn là người Công Giáo, cưới người không Công giáo, bạn phải làm điều trong địa phận của chúng tôi gọi là lời tuyên bố và thề hứa trước hôn nhân.
Điều này nghe đáng sợ nhưng cơ bản có 3 điều kiện:
– Điểm thứ nhất: cậy dựa vào ân sủng của Chúa, tôi quyết tâm sống niềm tin này trong Giáo hội Công giáo. Nói đơn giản, tôi là người Công giáo và tôi sẽ sống theo đức tin Công giáo suốt đời tôi.
– Điểm thứ hai là cùng một lúc, tôi nhìn nhận tôi cần tôn trọng lương tâm của người vợ/chồng tương lai của tôi trong hôn nhân. Họ không tin điều tôi tin, nhưng tôi tôn trọng họ và lương tâm của họ.
– Điểm thứ ba là về phần tôi, tôi cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội Công giáo.
Cách ngắn gọn: ba điều kiện. Người Công giáo quyết tâm giữ đạo mình; tương lai trong hôn nhân; rửa tội và giáo dục như người Công Giáo. Điều đó không có nghĩa là tôi lấy mất đi trách nhiệm hoặc quyền bính của người vợ/chồng tôi mà là để bày tỏ cách rõ ràng là trong trường hợp này đây là điều tôi nhất quyết bảo tồn, đây là điều tôi muốn. Người kia sẵn lòng ký tên và cùng tham dự những buổi học chuẩn bị hôn nhân và những điều đòi hỏi tương tự thì việc người Công giáo cưới người không Công giáo là điều có thể.
Tất cả những điều trên nói cưới người không Công giáo không là điều gây nên tội; đây không là điều sai lỗi, việc sai lầm không nên làm. Đây không là về tội. nhưng là về sự khôn ngoan.
Và đây là một điều khác biệt rất quan trọng, rất then chốt tôi muốn đưa ra. Tôi biết tôi sẽ nghe trong phần bình luận của video này như, “Thế à! Tôi biết một cặp hôn nhân, người chồng không là Công giáo, vợ là người Công giáo. Họ rất là tuyệt vời, rất tốt lành và anh ấy giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.” – “Tuyệt vời.” Hoặc người khác sẽ nói, “Tôi biết cặp vợ chồng Công giáo, hết sức sùng đạo nhưng hôn nhân của họ đã không thành công.” Tôi hiểu điều đó.
Vậy có phải cặp vợ chồng, người Công giáo, người không Công giáo sẽ không bao giờ thành công? Thưa hoàn toàn không đúng. Khi hai người đều là Công giáo, điều đó có bảo đảm là hôn nhân thành công không? Không may là không. Nhưng đây vẫn là vấn đề về sự khôn ngoan.
Tôi nhớ trong năm đầu tiên làm linh mục của tôi, hai cặp vợ chồng cưới nhau đã được 20 hoặc 30, nhân ngày kỷ niệm hôn nhân đã trò chuyện không chút che đậy với tôi. Hai buổi nói chuyện riêng biệt, không có gì liên quan, trong khoảng thời gian 2 tuần. Cả hai đều nói về đề tài này và tôi không hề tìm cách để khơi chuyện này ra, họ tự chia sẻ với tôi. Người Công giáo nói, “Tôi yêu chồng tôi và con cái tôi. Nhưng nếu tôi phải làm làm lại lần nữa, tôi sẽ cưới người Công giáo.”
Hai tuần sau, một cặp vợ chồng khác cũng chia sẻ về điều đó. Tôi nhớ cả hai lần tôi đều có cảm giác, “Ồ, điều này thì quá là khó xử vì người không Công giáo thì kề ngay bên.” Nhưng tôi nhìn thấy người không Công giáo của họ gật đầu đồng ý nói, “Yeah, vì đời sống hôn nhân là đủ khó rồi. Sống với người khác trong hôn nhân thật đã khó rồi, cưới người mà nếu bạn với họ không hợp nhất ở điểm chính yếu nhất thì càng khó khăn hơn nữa. Vì thế vấn đề này không là về tội mà là về sự khôn ngoan. Và vì nó là vấn đề về sự khôn ngoan nên việc tiếp tục tiến bước trong mối quan hệ với người không Công giáo có nghĩa là bạn phải khôn ngoan.
Một trong những cách chúng ta hành động cách khôn ngoan là ta cần biết cùng đích của hôn nhân là gì. Giáo hội đưa ra cho chúng ta hai mục đích của hôn nhân, hoặc hai lý do hôn nhân được thiết dựng. Điểm thứ nhất là cho sự tốt lành của hai người vợ chồng, điểm thứ hai là cho việc sinh sản và giáo dục con cái, con cái được sinh ra và được giáo dục, dưỡng nuôi như người Công giáo. Đó là những mục đích của hôn nhân.
Con cái được sinh ra, nuôi dưỡng trong bối cảnh Công giáo, để làm người Công giáo. Bạn hãy nghĩ về sự tốt lành của cặp vợ chồng.
Hy vọng người bạn hẹn hò, hoặc người bạn nghĩ bạn muốn hẹn hò hoặc người bạn đang phân định để cưới hỏi thì tốt lành cho bạn. Đúng không? Hy vọng họ là người quảng đại và tử tế, họ kiên nhẫn với bạn và giúp bạn trở nên người quảng đại, tử tế, kiên nhẫn hơn. Họ có thể để bạn theo đạo của bạn. Thật là tốt đẹp. Họ có thể là, “Anh hoàn toàn không cản trở em đi tham dự Thánh Lễ. Anh ngay cả đôi khi muốn đi tham dự Thánh Lễ với em.” Đương nhiên là bạn sẽ có những ranh giới về việc gần gũi thể lý và họ hoàn toàn chấp nhận những ranh giới của bạn. Những điểm đó đều là những điểm rất tốt. Câu hỏi là về sự khôn ngoan.
Bạn muốn một người không có khó khăn để bạn sống đạo mình hay bạn muốn người mà sẽ giúp đỡ bạn sống đời đức tin của mình? Bạn muốn một người mà sẽ không có vấn đề gì để bạn sống đức tin của mình, đi theo Chúa Giêsu trong Giáo hội Công giáo, hay bạn muốn người mà sẽ giúp đỡ bạn đi theo Chúa Giêsu trong Giáo Hội Công giáo?
Chúng ta biết là có những ngày chúng ta cảm thấy, “Yeah, hôm nay tôi cảm thấy tâm trí vững mạnh. Tôi không cần gì hơn. Người vợ/chồng của tôi không có vấn đề gì với đời sống đức tin của tôi. Nhưng cũng có những ngày bạn cần sự hỗ trợ và bạn không thể nhờ cậy người bạn đường vì họ không thể giúp đỡ bạn trong đức tin của mình. Họ chỉ là OK là bạn vẫn là người có đạo.
Người này có thể giúp bạn tiến bước trong mối quan hệ với Chúa Giêsu trong Giáo hội Công giáo không? Vì nếu không, tình huống sẽ là thế nào?
Chỉ về mặt bề ngoài nông cạn, bạn hãy nghĩ về việc đi lễ ngày Chúa Nhật. Họ có thể OK lúc này nhưng khi hai bạn đi nghỉ hè và người kia có dự định, “Anh muốn đi chơi gôn sáng hôm nay. nhưng bây giờ chúng ta phải đi tham dự Thánh Lễ. Thôi thì chịu vậy.” Hoặc mỗi khi bạn ngồi trong nhà thờ với họ và vị linh mục nói điều gì đó nghe không xuôi tai vì các vị linh mục đôi khi nói những lời ngốc nghếch. Hoặc ca đoàn hát ngang tai hoặc bất cứ việc gì khác khiến bạn ngồi đó xoắn lòng, rên rỉ trong lòng không biết người kia nghĩ gì. Bạn không thể bước vào việc cầu nguyện vì bạn lo lắng không biết họ suy nghĩ gì. Họ có thể là không có vấn đề gì nhưng họ không giúp đỡ bạn vì họ không hoàn toàn thông hiệp và hỗ trợ bạn. Điều này không có nghĩa họ là những người không tốt.
Điều này hết sức là quan trọng; tôi đã bỏ qua điểm này trong phần giới thiệu.
Khi người Công giáo cưới người Kitô hữu không Công giáo, đó không có nghĩa là Kitô hữu hạng nhất cưới người Kitô hữu hạng nhì. Tôi không hề ngụ ý điều đó dưới bất cứ hình thức nào. Người Kitô hữu không Công Giáo là người anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô. Chúng ta bị phân cách nhưng tất cả là con cái của Chúa (nhờ bí tích rửa tội) là anh chị em với nhau trong Chúa Kitô. Trong bối cảnh tôi đang nói, tôi không có ý để nói họ là Kitô hạng nhì. Những gì tôi nói có vẻ ngụ ý điểm đó, nhưng tôi không hề có ý đó. Tôi chỉ nói giữa người Tin Lành và Công Giáo có nhiều điểm nối kết chúng ta và cũng có nhiều điểm chia rẻ chúng ta và những điểm chia rẻ chúng ta cần được chú ý đến. Bây giờ chúng ta hãy trở về với chủ đề.
Điểm thứ hai của hôn nhân là cho sự tốt lành của con cái, sinh sản và giáo dục con cái, dưỡng dục chúng làm người Công giáo.
Theo thống kê chúng ta biết nhiều người trẻ từ bỏ đức tin khi họ 18, 19, 20 tuổi. Và tỷ lệ này thì cao hơn khi hai người cha mẹ không là thống nhất với nhau trong đức tin Công giáo. Chúng ta cần suy nghĩ cách thực tế về điểm này. Tôi nhớ tôi có nói chuyện với một sinh viên nữ tại trường nơi tôi làm việc. Tôi đã biết cô và gia đình cô khi cô còn nhỏ. Cô đang hẹn hò với người bạn trong trường, người cô đang phân định nếu Chúa đang gọi cô tiến đến hôn nhân với người bạn trai ấy. Người bạn trai ấy không là Công giáo và trong cuộc trò chuyện cô nói, “Có vấn đề gì đâu?” Tôi nói, “Có rất nhiều vấn đề và đây là một điều mà có thể là có ý nghĩa với con. Cha biết khi con và anh chị em con trải qua thời thanh thiếu niên, các con không luôn là rất hứng khởi về việc đi lễ ngày Chúa Nhật. Ba mẹ các con là những người Công giáo sùng đạo, mỗi ngày Chúa nhật phải dùng mọi phương cách để đánh thức các con dậy, lôi kéo các con đi lễ ngày Chúa nhật Con thử tưởng tượng nếu ba con không quan tâm, và chỉ mẹ là người luôn trung thành, không chỉ phải thúc giục các con thức dậy đi lễ mà suốt cả thời gian này, mẹ phải chống cự với chồng mình đánh thức ông, thúc đẩy ông ra đến cửa, đi đến nhà thờ để tham dự Thánh lễ. Con có muốn điều đó cho suốt cuộc đời mình không?
Và đó chỉ là để đi lễ. Điều gì xảy ra khi con giới thiệu đến với chồng mình điều này: “Ồ, đây là thực tại: người Công giáo không dùng ngừa thai nhân tạo.” Ah, một điều rất là chấn động. Con cũng sẽ phải trả giá về điểm này. Họ có thể là không sao về điều đó hoặc họ có thể giúp con sống cách tốt đẹp về khía cạnh đó.
Đây là điểm cuối. Tôi nhớ tôi đọc một số tài liệu về tư vấn hôn nhân. Hai người vợ chồng này nói về bốn điểm có thể gầy dựng hôn nhân hoặc phá vỡ hôn nhân. Đây là bốn vấn đề có tiềm năng để gầy dựng hoặc làm tan vỡ hôn nhân.
Điểm thứ nhất là đức tin; điểm thứ hai là vấn đề gia đình, người muốn con cái người không; điểm thứ ba là về tài chánh; điểm thứ bốn là về sự gần gũi, những điều về tình dục.
Họ nói nếu cặp vợ chồng không thể thống nhất với nhau về một trong những điểm này, điểm đó có thể làm tan vỡ hôn nhân.
Nếu hai bạn không thể thống nhất với nhau về gia đình hai bên hoặc với chính gia đình của bạn thì bạn có nên ngừng lại và hỏi, “Nếu tôi cùng gánh vai với một người mà chúng ta có những quan niệm rất khác nhau về gia đình, hoặc về tài chánh. Về vấn đề đức tin, đây là một điều rất quan trọng vì đức tin là một vấn đề quan trọng. Tôi không nói bạn nên chia tay nhưng nếu bạn chia tay vì vấn đề đức tin, bạn KHÔNG là kén chọn quá mức. Không, tôi không nói bạn nên chia tay nhưng tôi sẽ nói điều cần phải xảy ra là bạn nói với người vợ chồng tương lai, hay người bạn đang hẹn hò “Ước mơ của tôi là cưới một người tôi có thể cùng chia sẻ đức tin, ước mơ của tôi là cưới người Công giáo yêu mến đức tin của mình.”
Đây không là tối hậu thư. Đây chỉ đơn giản là bạn truyền đạt rõ ràng điều bạn muốn có được từ hôn nhân của bạn. Tôi nghĩ đây là điều khôn ngoan để thẳng thắn nói ra vì tôi biết rất nhiều cặp đôi trong trường, một người là người Công giáo hăng say, người kia là người Tin Lành đầy nhiệt huyết, hoặc không theo đạo nào cả, hoặc là người theo thuyết bất khả tri hoặc là vô thần và trong thời gian gặp gỡ, họ đã rất khôn ngoan; thực là có sự vội vàng tiến vào mối quan hệ khiến người khác thắc mắc “tôi không hiểu tại sao bạn lại theo đuổi người ấy. Tôi thật không hiểu.” Nhưng họ đã dần dần nhận biết Chúa Giêsu, họ dần dần biết yêu mến Giáo Hội và trở thành người Công giáo. Thật là một điều tuyệt diệu để chứng kiến họ không chỉ ngày càng yêu mến nhau hơn mà còn ngày càng thống nhất với nhau hơn.
Điều này đã được xảy ra vì phía người Công giáo đã nói, “Điều anh ước muốn và anh không đặt áp lực trên em vì anh không thể cho em đức tin của anh. Nhưng anh rất ước muốn người vợ tương lai được thống nhất với anh và yêu mến Chúa Giêsu trong Giáo Hội Công giáo.” Tôi nghĩ điều đó không là đặt áp lực gì trên ai cả. Tôi không nghĩ đó là một đòi hỏi quá lớn và tôi nghĩ bạn nói rõ ràng về điều bạn thực sự muốn là cách làm tốt đẹp.
Có lẽ tôi khờ khạo, có lẽ tôi ngốc nghếch đây là những điều tôi có để nói về điều này. Nếu bạn không đồng ý, đừng bấm trên ngón tay chỉ xuống. Ngón tay chỉ xuống là một điều ngốc nghếch. Đây là lý do vì sao nó ngốc nghếch. Vì tôi không biết tại sao người ấy cho tôi cái ngón tay chỉ xuống. Có lẽ vì tôi không cạo râu hôm nay. Hôm nay tôi đã chưa cạo râu. Nhưng viết ra tại sao bạn không đồng ý trong phần bình luận. Tôi đã nói chưa vậy? Tôi là Cha Mike Schmitz cho kênh Ascension Presents.
Leave a Reply