Yêu thích. Đó là từ được sử dụng để mô tả sự yêu mến thầm kín chúng ta thường dành cho tội lỗi mà chúng ta tuyên bố đang cố gắng vượt qua. Chúng ta rơi vào tội lỗi, trải nghiệm sự trống rỗng theo sau, trở nên thất vọng vì không thể chinh phục được thói quen, và sau đó cố gắng làm tổn thương tật xấu. Chúng ta đâm vào nó, nhưng chúng ta không muốn giết nó. Chúng ta đã hình thành một mối quan hệ và muốn giữ nó ở mức độ vừa phải. Chúng ta ghét nó nhưng cũng muốn tận hưởng và phụ thuộc vào nó. Có một mối quan hệ, một mối ràng buộc không trong sạch đã được tạo ra. Tuy nhiên, thói quen tội lỗi khiến chúng ta ngày càng trở nên rụt rè trong quyết định cắt đứt mối liên kết.
Một phần của mối ràng buộc này được tạo ra bởi vì chúng ta đã rơi vào cái bẫy khi nghĩ rằng con đường xuống hỏa ngục là con đường của hạnh phúc thiên đàng, và để lên thiên đàng chúng ta phải đi xuống địa ngục. Nghĩa là chúng ta tin tưởng sai lầm rằng nếu muốn lên thiên đàng, chúng ta sẽ phải chấp nhận một cuộc sống buồn chán và bị kìm nén; trong khi địa ngục thì ngược lại – chúng ta sẽ có một cuộc sống sung sướng và tự do. Chúng ta phải hiểu điều này là hoàn toàn giả dối. Sự thật là “hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội” (Gioan 8,34), nhưng “Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2 Cô-rin-tô 3,17). Như Chúa Giêsu đã nói: “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Gioan 10, 10). Hay theo lời của tác giả Thánh Vịnh, “Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng” (Tv 37, 4). Chỉ khi chúng ta tin vào điều này, chúng ta mới tin tưởng Chúa với trọn thân thể mình.
HÀNH ĐỘNG
Để cắt đứt ràng buộc với tội lỗi, một điều cần phải diễn ra là chúng ta cần phải dứt khoát từ bỏ sự yêu thích đối với tội lỗi. Đúng là nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn ở bạn, nhưng bạn có thể ngạc nhiên về tác dụng của nó. Hãy cầu nguyện ba lần với ý chí kiên định trong lời cầu nguyện sau đây, tốt nhất là một mình và thành tiếng:
“Nhân danh quyền năng, máu thánh và uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, tôi trói buộc và quở trách mọi thần ô uế đang quấy nhiễu tôi. Tôi khước từ tội ____ và tôi từ bỏ mọi ưa thích và quyến luyến mà tôi đã dành cho chúng. Tôi khước từ những lời hứa suông của Satan, tôi khước làm nô lệ cho tội, và tôi xin dâng lên Chúa mọi ràng buộc rối loạn khiến tôi rời xa Ngài. Amen.”
Khi bạn cầu nguyện điều này, bạn có thể trải qua cảm giác vui vẻ, giải thoát và tự do, hoặc bạn có thể thấy một cảm giác buồn bã, hối hận, mất mát hoặc phản bội. Bạn có thể cảm thấy như bạn đang cắt đứt một tình bạn cũ, cắt đứt một quan hệ với người bạn đồng hành đã đi cùng bạn trong những khoảng thời gian đen tối. Không sao cả khi cảm thấy điều đó. Đó là một gắn bó giả tạo, nhưng dù sao cũng là một sự gắn bó. Bạn không cần phải đau buồn về sự mất mát này, bởi vì con đường thẳng nhất đến với Chúa là từ bỏ mọi thứ khiến bạn rời xa Ngài. (Video cho ngày 8)
Video cho ngày 8
(Video này quan trọng để chống cự cám dỗ nên xin đăng trong trang khác với thường lệ. Lời cầu nguyện khước từ ở phía dưới )
Lời từ video:
Thánh Phaolô trong thư gửi cộng đoàn ở Ga-lát viết, “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa.”
Chúng ta tìm thấy trong mình một khát vọng để có sự tự do thực sự, nhưng đồng thời chúng ta cũng rất thoải mái với tội lỗi của mình. Chúng ta trở nên thoải mái với tội lỗi của mình và thực sự trở thành những nô lệ cho những tội lỗi của chúng ta. Chúa Giêsu trong Phúc âm Thánh Gioan nói với chúng ta, “Ai phạm tội, kẻ ấy là nô lệ của tội.”
Vì thế, trong chúng ta có một sự giằng co: chúng ta muốn tự do nhưng đồng thời chúng ta yêu thích tội lỗi của mình, chúng ta thoải mái với chúng. Và khi thoải mái với tội lỗi, chúng ta phạm đi phạm lại cùng những tội lỗi ấy. Chúng ta thấy nơi mình một mối ràng buộc đã được tạo ra, một sự nối kết, một sự gắn bó với tội. Vì vậy chúng ta bị làm nô lệ bởi ràng buộc này, bởi sự trói buộc, sự gắn bó với tội.
Chúa muốn phá vỡ mọi ràng buộc đó cho ta, để ta có sự tự do mới trong Ngài. Phần rất quan trọng trong việc lớn lên trong đời sống thánh thiện, một phần thực sự quan trọng để tìm kiếm tự do trong Chúa Kitô, là chúng ta KHƯỚC TỪ những tội lỗi mà chúng ta bị kìm giữ làm nô lệ; chúng ta KHƯỚC TỪ sự gắn bó với những tội đó.
Việc đó là việc làm của ý chí để bẻ gãy sự ràng buộc, sự gắn kết. Ý chí của chúng ta đã thực hiện một hành động trong việc xây dựng tội lỗi như một phần bình thường của cuộc sống. Bây giờ chúng ta cần thực hiện một hành động của ý chí để phá vỡ điều đó. Khi chúng ta thực hiện một hành động của ý chí, khi chúng ta khước từ tội lỗi, khước từ sự gắn bó với tội lỗi, chúng ta sẽ thấy rằng nó không kiềm giữ chúng ta như trước nữa.
Chúa mong muốn chúng ta có sự tự do sâu sắc hơn thì khước từ là phần quan trọng. Khi bạn sẵn sàng từ bỏ tội lỗi của mình, bạn phải nhận thức rất rõ những tội đó là gì. Có thể là tội về nội dung khiêu dâm, có thể là tội thủ dâm, tội dâm dục.
– Khi bạn khước từ tội, bạn phải làm việc khước từ đó cho từng tội một. Tôi khước từ tội xem nội dung khiêu dâm và đọc lên lời cầu nguyện khước từ đó.
– Bạn phải đọc lời cầu nguyện đó ba lần. Bạn nên ở một mình, nói lời cầu nguyện này lớn tiếng và khước từ tội xem khiêu dâm. Bạn cũng có thể phạm tội thủ dâm, bạn phải khước từ tội đó, và khước từ ba lần. Rồi có thể là tội dâm dục, bạn có thể cảm thấy gắn bó với những thứ xung quanh tội, những dịp đưa đến việc phạm tội. Bạn cũng cần khước từ những thứ đó nữa. Bạn cũng nên làm lời khước từ đó lớn tiếng, và cũng khước từ ba lần.
Và lời cầu nguyện khước từ có thể có dạng này:
Tôi khước từ, bất cứ và mọi sự gắn bó với tội khiêu dâm. Tôi khước từ bất cứ yêu thích nào tôi đã có về nó. Tôi khước từ những lời hứa trống rỗng của Satan. Tôi từ chối để bị tội khống chế. Và tôi đây, xin dâng lên Chúa mọi quyến luyến rối loạn mà đã giữ tôi xa khỏi Chúa. Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.
Và khước từ việc xem khiêu dâm ba lần.
Điều bạn nhận được sau khi thực hiện những khước từ này là một cảm giác của niềm vui, một sự tự do và niềm hy vọng. Bạn có thể tìm thấy trong mình một cảm giác buồn sầu, một cảm giác vỡ mộng và tức giận, một sự bực tức. Những cảm xúc đó thì OK; hãy đưa những cảm xúc đó với bạn khi cầu nguyện và mời Chúa Giêsu đồng hành lúc bạn cảm nhận niềm vui hay sự buồn sầu, tức giận hoặc tự do.
Mỗi một cảm giác đó là điều OK để trải nghiệm; hãy ở với Chúa trong lúc bạn trải nghiệm những điều mới mẻ này. Chúa Giêsu có thể dùng điều đó để đưa bạn đi sâu hơn vào quá trình tiến đến tự do. Bạn hãy biết rằng Thiên Chúa ước mong bạn ngày càng có nhiều sự tự do hơn. Sự khước từ sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình.
Xin Chúa chúc lành cho bạn. Hãy tin rằng tôi cầu nguyện cho sức khỏe, cho sự lành mạnh của bạn. Xin Chúa chúc lành.
Leave a Reply