“Mục tiêu số một của cuộc chiến đấu thiêng liêng, không phải luôn luôn giành cho được chiến thắng (thắng các chước cám dỗ, thắng những yếu đuối…) nhưng đúng hơn, học biết giữ lấy bình an trong tâm hồn ở mọi hoàn cảnh, kể cả khi thất bại.”22
Cuộc chiến đạt tới sự trong sạch của trái tim là một cuộc chiến dai dẳng. Nếu bất kỳ người đàn ông nào bước vào đấu trường này với mong muốn thoát ra khỏi đó mà không có vết trầy nào, chắc chắn anh ta sẽ nhanh chóng đầu hàng vì nản lòng. Thật vậy, người đàn ông nào lấy đời sống đạo đức hoàn hảo làm mục tiêu sẽ rơi vào tuyệt vọng nhanh như một vận động viên mong mình không bao giờ phải đối mặt với thất bại.
Dù thật là hợp lý khi bạn cảm thấy thất vọng vì cố gắng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để vượt qua một hành vi xấu xa nhưng nó dường như luôn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, dẫu trận chiến có kéo dài, bạn không có lý do gì để đánh mất sự bình an. Thánh Padre Pio đã chỉ ra:
Thần khí của Chúa là Thần khí bình an. Ngay cả khi chúng ta phạm phải những tội lỗi nghiêm trọng nhất, Ngài ban cho chúng ta cảm nhận một lòng ăn năn sám hối thanh thản, khiêm tốn và đầy tin tưởng vào ơn tha thứ và tình yêu của Chúa. Đây là nhờ lòng thương xót của Ngài. Trái lại, thần khí của sự ác, của ma quỷ thì kích động, làm bực tức và khiến chúng ta cảm thấy khó chịu trong chính việc ăn năn đó [vì chúng ta đã phạm tội], trong khi ngược lại, trước hết chúng ta nên bác ái với chính mình. Vì thế, nếu bất kỳ ý nghĩ nào làm bạn kích động, thì sự kích động này không bao giờ là từ Chúa đến, mà là từ ma quỷ. Thiên Chúa là Đấng ban cho bạn sự bình an, là Thần Khí của sự bình an.23
Bạn hãy nhận ra sự nản lòng chính là cơn cám dỗ và từ chối nó. Ngay cả khi bạn đã nhiều lần xưng đi xưng lại cùng một tội, đừng quên rằng chúng ta trở nên thánh thiện nhờ chiến đấu, chứ không nên thánh vì cuộc đời xuôi chảy.
Nếu đã vấp ngã, chúng ta cần tránh hai thái độ: Thứ nhất là mặc kệ và thứ hai là nản lòng.
Khi chúng ta bị cám dỗ phạm tội nặng, chẳng hạn như gian dâm, khiêu dâm hoặc thủ dâm, Chúa nói: “Hãy nhớ con sẽ bị phán xét”, trong khi ma quỷ nói, “Hãy nhớ lòng thương xót của Chúa. Chúa sẽ tha.” Tuy nhiên, sau khi chúng ta đã phạm tội, điều ngược lại là đúng; Chúa thì nói, “Con hãy nhớ đến lòng thương xót của Ta.” Còn Sa-tan thì nói, “Mày sẽ bị Chúa phán xét đấy!” Nói cách khác, trước khi phạm tội, Sa-tan đã giảm thiểu điều đó và trấn an chúng ta rằng điều đó không đáng để ngại ngùng, đắn đo. Sau khi đã phạm tội, sự dễ dàng của nó biến thành sự kết án! Vào những lúc như vậy, hãy nhớ rằng nó là cha của mọi sự dối trá. Hãy nói với bản thân: “Con tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa!” và đừng cậy dựa vào khả năng sống tốt lành của bạn. Những lúc như thế, bạn cũng cần nhớ rằng trong cuộc sống của bạn, dâm dục không phải là tội duy nhất bạn nên tập trung vào.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong một lĩnh vực ham muốn cụ thể, chẳng hạn như thủ dâm, hãy đặt ra các mục tiêu có thể đạt được để vượt qua thói quen. Ví dụ: “Tôi sẽ không làm việc đó một tuần,” và bắt đầu từ đó. Khi bạn tại từng thời điểm, thắng được một trận chiến nhỏ, bạn sẽ phát hiện ra bạn sẽ không chỉ phát triển lòng tôn trọng đối với phụ nữ, bạn còn cảm thấy tôn trọng bản thân hơn khi phát triển sự tự tin và làm chủ bản thân.
HÀNH ĐỘNG
Khi bạn thất bại trong việc quyết tâm sống một cuộc sống trong sạch, bạn có gặp cám dỗ nản lòng không? Nếu chúng ta ngạc nhiên vì sự yếu đuối của mình, đó thường là dấu hiệu của sự kiêu hãnh. Tại sao chúng ta phải ngạc nhiên rằng chúng ta không hoàn hảo?
Có những lúc sự nản lòng của chúng ta bộc lộ một vết thương sâu hơn. Có thể là chúng ta đã thừa hưởng một hình ảnh thiếu sót về Thiên Chúa. Trong tâm trí, chúng ta nghĩ Chúa là một người Cha khó hài lòng, Chúa luôn không thỏa mãn về những nỗ lực bất toàn của chúng ta. Chúng ta lầm tưởng rằng tình yêu của Chúa là có điều kiện và chúng ta phải làm gì tốt để có được tình yêu ấy. Mối tương quan của chúng ta với Chúa dựa trên điều kiện của một đời sống đạo đức, tốt lành.
Thật không tốn nhiều công sức để nhận ra hình ảnh này về Thiên Chúa từ đâu mà đến. Người ta nói rằng mối quan hệ của chúng ta với Chúa bắt đầu từ mối quan hệ của chúng ta với người cha trần thế của mình. Hãy dành một chút thời gian để xem xét nếu bạn đã phóng chiếu cho Chúa những khuyết điểm của cha bạn. Nếu việc này khiến những tổn thương nào đó xuất hiện lên tâm trí bạn, hãy tạm dừng. Cho phép những ký ức và cảm xúc đó nổi lên.
Là đàn ông, chúng ta được khuyến khích không bày tỏ cảm xúc. Nhưng hành động tê liệt và vô cảm không phải là nam tính. Sự sợ hãi đã khiến bạn trở nên tê liệt và vô cảm. Hãy cho phép bản thân cảm thấy buồn bã, tức giận, thất vọng hoặc bất cứ điều gì tương ứng với trải nghiệm của bạn. Hãy thử nhớ lại những trường hợp cụ thể khi bạn cảm thấy bạn cần giành được tình yêu thương của cha mình hoặc những trường hợp ông ấy không có mặt. Mời Chúa vào từng ký ức đó, để mang lại sự chữa lành. Sau đó, hãy dành thời gian cầu nguyện để Chúa có cơ hội dần dần bày tỏ tình cảm của Ngài dành cho bạn. Từ từ, bạn sẽ có thể phân biệt tình yêu hoàn hảo của Ngài dành cho bạn với tình yêu không hoàn hảo mà bạn đã trải qua ở nơi khác. (Video cho ngày 13)
22 Father Jacques Philippe, Searching For and Maintaining Peace (New York: Society of Saint Paul, 2002).
23 St. Padre Pio, in James Kubicki, A Year of Daily Offerings (Notre Dame, IN: Ave Maria Press, 2016), 335.
Leave a Reply