Phần 2 của chương Bản dạng của đồng tính nữ
Cha JP: Đối với tôi, ngẫm nghĩ về cảm giác danh tính của chị, dường như nó liên quan rất nhiều đến thành quả của chị. Bản sắc của một trai trẻ của chị được dựa trên những gì sẽ làm hài lòng bố và tránh những lời chỉ trích tiêu cực của ông.
BillyLu: Nhưng tại sao tôi lại bị thu hút bởi phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ rất gợi tình?
Cha JP: Bởi vì chị thực sự là một người phụ nữ vì chị khao khát một nhân dạng được dựa trên các mối quan hệ. Sự hấp dẫn của chị đối với những người phụ nữ ưa thích gợi tình, đối với tôi, điều đó có vẻ như là niềm khao khát chân thành để có một mối quan hệ với mẹ chị và sự gần gũi với bà.
Margie: Là sao? Tại sao mong muốn có một mối quan hệ sâu sắc và thân mật với mẹ lại dẫn đến sự hấp dẫn đối với phụ nữ khiêu dâm?
Cha JP: Có lẽ điều BillyLu nhìn thấy ở những người phụ nữ hấp dẫn đó chính là mẹ của cô ấy. Cái nhìn của cô đối với những người phụ nữ như vậy có lẽ cũng được rèn luyện khi ở gần cha cô; thông thường một đứa trẻ sẽ chú ý đến những gì cha cô chú ý. Khi người cha phản ứng với một người phụ nữ hấp dẫn, đứa trẻ sẽ nhìn xem cha mình để ý đến điều gì. Chẳng bao lâu, đứa trẻ sẽ để ý đến những người phụ nữ hấp dẫn đó thậm chí trước cả khi người cha chú ý đến họ.
Nếu đứa trẻ thấy bố mình hào hứng với phim khiêu dâm, có lẽ cô ấy cũng hào hứng khi thấy bố mình như vậy.
BillyLu: Bố tôi không bao giờ cho tôi biết đến nội dung khiêu dâm của ông, nhưng tôi nhớ tôi bước vào khi ông đang làm hành động đó. Ông nhanh chóng bỏ cuốn tạp chí sang một bên. Khi bố tôi không có mặt, chỉ một chút điều tra, tôi tìm ra tật xấu mà ông dấu khỏi tôi.
Cha JP: Trở lại với danh tính của chị, tôi thực sự nghĩ rằng chị rất khao khát có được mối quan hệ sâu sắc hơn với cả bố lẫn mẹ của chị. Bố của chị đã xa cách với chị và cả gia đình, trốn tránh gia đình rồi tìm đến tư tưởng tình dục và chỉ trích. Chị tìm cách “gần gũi” hơn với cha mình bằng việc cố gắng trở nên giống ông về mọi mặt: công việc chung quanh nhà, ưa thích thể thao và ham muốn phụ nữ của ông. Nhưng mối quan hệ rất mong manh này đã dẫn đến một bản dạng cũng rất mong manh.
Một số phụ nữ bị thu hút bởi người đồng giới dường như ao ước sự thân mật mà họ thấy đàn ông có với phụ nữ; có lẽ họ khao khát sự thân mật mà dường như cha họ đã có với mẹ họ, hoặc sự thân mật mà họ thấy anh trai của họ với bạn gái hoặc với vợ, hoặc sự thân mật mà họ thấy các bạn nam của họ với bạn gái của họ, v.v.
Những phụ nữ có xu hướng đồng tính cũng có thể trở nên quá bận tâm đến việc thiếu sự thân mật giữa cha mẹ họ, và cha của họ có thể có những hành vi thân mật tình cảm với họ, mà lẽ ra ông phải chỉ dành nó cho mẹ họ thôi.
Margie: Thế còn mối quan hệ của cô ấy với mẹ cô ấy thì sao? Điều đó sẽ ảnh hưởng đến danh tính của chị ấy như thế nào?
Cha JP: BillyLu, hình như chị đã cách xa mẹ từ rất sớm, có lẽ là để tránh tổn thương bị từ chối. Vì điều đó, chị có thể đã mất đi cơ hội tiếp xúc với thế giới nữ tính, khiến chị thiếu khả năng phát triển các mối quan hệ lành mạnh với đàn ông và phụ nữ.
Tuy nhiên, chị vẫn tiếp tục có sự khao khát không thể dập tắt được về nhiệt tình, tình yêu và vòng tay nuôi dưỡng của mẹ mà chị chưa từng “biết”.
BillyLu: Cha nói đúng, JP, tôi đã xa cách mẹ tôi –không thể phủ nhận được – và bố chưa bao giờ thực sự để tôi bước vào trái tim ông với bất kỳ sự thân mật nào: Tôi luôn phải chứng tỏ bản thân mình với ông.
Vậy cha nghĩ điều này đã khiến tôi không thể có được mối quan hệ lành mạnh với George, người chồng cũ của tôi.
Cha JP: Ồ, chẳng phải chị đã thừa nhận điều đó sao? Nếu tôi nhớ không lầm, chị đã nói rằng chị cảm thấy buộc phải cưới George, chị không thực sự bị anh ấy thu hút và chị đã ngừng quan hệ tình dục với anh ấy sau một thời gian. Điều đó có phải là một mối quan hệ thân mật không?
BillyLu: Không chút nào thân mật vì nó đã không là một mối quan hệ như vậy. Nhưng đó là tất cả những gì tôi có thể mong đợi từ anh ấy.
Cha JP: Nhưng đó có phải là tất cả những gì anh ấy mong đợi nơi chị không, BillyLu?
BillyLu: Cha hỏi nhiều quá sức tôi rồi, JP. Chẳng lẽ tôi phải chịu đựng tất cả sự tra tấn này?
Cha JP: Tôi biết hồi tưởng lại quá khứ này thật đau đớn. Tôi ước gì tôi có thể giảm bớt nó cho chị. Nhưng nó giống như những cơn đau đẻ mà chị phải trải qua để có thể đón nhận niềm vui của cuộc sống mới.
Đẩy xa mọi người với sự sợ hãi, giận dữ, oán giận
Margie: Cha JP, con đã cố gắng giải thích cho BillyLu cách để phát triển một bản sắc tốt đẹp, an toàn, tích cực, đó là nuôi dưỡng một mạng lưới bao gồm các mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh và an toàn. Cha có thể giúp chúng con hiểu làm thế nào một người có thể làm được điều này khi người ta chưa có kinh nghiệm về sự thân mật thực sự và tình yêu hy sinh quên mình không?
Cha JP: Chị có giải thích cho BillyLu cách chữa lành và làm sao để chị ấy có mối quan hệ sâu sắc hơn với Chúa không?
BillyLu: Em ấy đã giải thích cho tôi nhưng tôi chưa sẵn sàng cho việc xưng tội. Tôi đã cố gắng cầu nguyện; Tôi muốn trải nghiệm vòng tay của một người cha yêu thương, yêu thương tôi như tôi là. Tuy nhiên, tôi thấy việc coi Chúa như người mẹ nuôi dưỡng, khẳng định, sinh tôi vào thế giới tâm linh thì dễ dàng hơn là nghĩ Chúa là người cha yêu thương và là người đưa ra luật lệ để tuân theo. Tôi cảm thấy không thể làm vui lòng những mong đợi của Thiên Chúa, Đấng có cùng dáng vẻ với một người cha, một người đàn ông. Hình ảnh Thiên Chúa như người mẹ trong Kinh thánh có vẻ phấn khích hơn: “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy” (Isaia 66:13).
Cha JP: Thiên Chúa có nhiều đặc điểm, phẩm chất và Kinh Thánh dùng nhiều hình ảnh để mô tả những đặc điểm này. Chẳng hạn như phẩm chất “từ mẫu” được thể hiện bằng từ rahamim trong tiếng Híp-ri, một từ có nguồn gốc từ chữ tử cung / womb. Từ này ám chỉ lòng trắc ẩn và lòng thương xót của Thiên Chúa, loại lòng trắc ẩn và sự quan tâm đầy yêu thương mà một người mẹ dành cho đứa trẻ không có khả năng tự vệ bà đang nuôi dưỡng và bảo vệ trong bụng dạ mình.
Mặc dù Kinh thánh áp dụng những hình ảnh nữ tính cho Chúa, Ngài chưa bao giờ được gọi là mẹ trong Kinh thánh. Thiên Chúa tỏ mình là người cha dịu dàng, thông cảm, nhân hậu, nhân hậu, yêu thương…. Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta rằng chúng ta nên xưng hô với Ngài là: Lạy Cha chúng con.
Tất cả chúng ta đều cần có mối quan hệ với Thiên Chúa như một người cha luôn yêu thương chúng ta như chính ta là.
BillyLu: Nhưng Kinh Thánh cũng miêu tả Chúa là Đấng phán xét và người ban hành luật lệ kết án người ta, Đấng mà dường như dân Chúa không thể nào làm hài lòng được. Hình ảnh người mẹ ít đe dọa hơn. Tôi muốn trải nghiệm sự tha thứ của người cha vì những lúc tôi không đáp ứng được kỳ vọng của ông; Tôi muốn có mối quan hệ này nhưng dường như có một rào cản giữa tôi và Chúa.
Cha JP: Từ từ thôi chị ạ. Chúng ta là những sinh vật có thể lý và cảm xúc, và khi những cảm xúc đó mất đi khả năng để hướng cách đúng đắn tới cái tốt lành của con người, chúng có thể tạo ra những rào cản cho các mối quan hệ của chúng ta.
Ví dụ, cảm xúc sợ hãi thúc đẩy chúng ta tránh xa những tình huống có thể gây đau đớn và tổn thương. Nhưng nếu chúng ta sợ cởi mở và không dám mạo hiểm vào những mối tương quan thân mật, vì sợ bị tổn thương lần nữa, thì chúng ta sẽ tránh việc đi sâu vào tình bạn và chia sẻ những bí mật sâu sắc nhất của mình.
Có lẽ nỗi sợ hãi về cơn thịnh nộ của Chúa, sợ sự trừng phạt của Chúa, hoặc sợ không có sự chấp thuận của Chúa, khiến chị dựng lên một bức tường để cản Ngài đi vào cuộc đời bạn.
BillyLu: Hơn cả sợ hãi, tôi cảm thấy tức giận. Tức giận với mẹ vì bà không phải là người mẹ nồng hậu, thân thiện và bao dung mà tôi cần; tức giận với bố vì đã có những kỳ vọng mà tôi không thể đáp ứng được; giận Chúa, vì… vì đã khiến tôi trở nên như thế này…
Cô rướm mắt, nước mắt muốn tuôn ra nhưng cuối cùng vẫn khô rang…
Margie: Không sao đâu chị, không sao đâu. Chị đang nói chuyện với bạn bè mà. Chúng tôi yêu bạn. Chị có thể khóc …
BillyLu: Ồ, khốn thật. Tôi đang trở thành một kẻ dở hơi.
Dường như thời gian ngừng trôi cho tới khi cha JP phá vỡ sự im lặng.
Cha JP: Tôi thật ghen tị với chị, BillyLu.
BillyLu: Cha nói gì, cha JP?
Cha JP: Tôi nói, “Tôi ghen tị với chị”. Chị thật là may mắn.
Margie: Cha đang đùa với BillyLu à? Làm sao cha có thể nói chị ấy thật may mắn?
Cha JP: Tôi nói thật đấy, vì nếu chị có thể buông thả và tha thứ cho cha mẹ thì chị ấy sẽ có “vé thẳng” vào thiên đàng.
BillyLu: Nhưng tôi làm sao vào thiên đàng được, JP, nhất là sau tất cả những gì tôi đã làm. Cách tôi lạm dụng rượu và tình dục, cách tôi đã hủy hoại hôn nhân và gia đình của mình, đặc biệt là cách tôi đã làm tổn thương các con mình. Làm sao Chúa có thể tha thứ cho tôi được?
Cha JP: Bởi vì Chúa Giêsu đã nói lời đó. Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình: “Không ai lên án chị…? Tôi cũng không lên án chị đâu; hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,2-11). Chị tệ hơn cô ấy sao?
BillyLu: Đương nhiên. Cô ta không làm hại nhiều người như tôi. Làm sao Chúa có thể tha thứ cho những gì tôi đã làm?
Cha JP: Còn Ađam và Evà thì sao? Họ “làm tổn hại” nhiều người hơn – thực tế là tất cả chúng ta – và nhiều hơn thế nữa. Chị đã không cần phải chịu đựng hỗn loạn nội tâm hay sự thu hút đối với phụ nữ nếu họ đã không phạm tội. Tất cả đều đã phạm tội do họ; tất cả tội lỗi của thế giới đều có thể quy về tội ban đầu (Rô-ma 5:12-21; 1 Cô-rinh-tô 15:22,45-58).
Thế mà Chúa đã không ngần ngại tha thứ cho họ.
Nếu chị quyết định buông bỏ và tha thứ cho tất cả những người đã “làm xáo trộn” cuộc đời chị, thì Chúa hứa sẽ tha tội cho chị:
Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha… Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.” (Lu-ca 6:37-38).
Hãy tha thứ rồi Chúa Giêsu sẽ không còn cách nào khác ngoài việc thực hiện lời hứa của mình. Hãy tha thứ thì chị sẽ được tha thứ. Đó chẳng phải là một lời hứa tuyệt vời sao? Nhưng chị phải chọn tha thứ.
BillyLu: Tại sao người bị tổn thương luôn là người phải tha thứ? Điều này làm tôi thật khó chịu. Tôi cảm thấy đây thật một sự bất công lớn khi tôi phải là người phải tha thứ. Vì Chúa Giêsu đã tha thứ cách quá hoàn hảo, hoàn hảo hơn tôi có thể tha thứ được, làm mọi việc trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Nhưng tôi không thể. Tôi không thể. Tôi đã thử rồi. Tôi đã cố gắng buông bỏ, tha thứ nhưng không được. Chắc chắn đó là một lời hứa tuyệt vời. Nhưng nếu người ta không thể tha thứ thì sao? Mọi sự sẽ hỏng hết. Tôi không biết liệu mình có thể buông bỏ được tất cả sự tức giận này hay không.
Cha JP: Chị cũng có thể chọn cách phủ nhận và kìm nén sự tức giận của mình, nhưng nếu làm như vây, nó sẽ ăn mòn nội tâm chị cho đến khi chị bùng nổ. Thông thường, những người phủ nhận và kìm nén cơn giận của mình sẽ sử dụng ma túy, rượu và/hoặc tình dục để giữ cho cơn giận không nổi lên.
Một lựa chọn khác là thể hiện sự tức giận của chị bằng hành vi bạo lực, dù bằng lời nói hay hành động. Dựa theo những gì chị kể với tôi, bố chị là một người đàn ông đầy sự tức giận và đã trút nỗi thất vọng về bản thân lên những người khác trong gia đình. Mẹ bạn kìm nén cảm xúc của mình bằng rượu.
Dù sao đi nữa, sự tức giận là rào cản các mối quan hệ và do đó là rào cản trong việc nuôi dưỡng, gầy dựng cảm giác vể danh tính đích thực. Sự tức giận đẩy mọi người ra xa, trong khi sự tha thứ mở rộng lòng chúng ta đến với người khác và chào đón họ vào cuộc sống của mình.
BillyLu: Nhưng thưa cha, tức giận có bao giờ là chính đáng không?
Cha JP: Tức giận là cảm xúc Chúa ban để ta đẩy lùi sự dữ và bất công, đặc biệt là sự bất công đối với gia đình mình. Vì vậy, nó là một sự gì đó tốt lành; ngay cả Chúa cũng tức giận khi có sự mua bán trong Đền thờ, nhà cầu nguyện của Cha Người cho mọi dân tộc (Mc 11:15-17).
Vì vậy, vấn đề không phải là tức giận hay cảm thấy tức giận mà là nắm chặt lấy sự tức giận sau khi sự bất công hoặc cái ác đã qua đi. Thông thường người ta bám vào sự tức giận như một cách tự bảo vệ mình khỏi sự buồn bã, đau thương về mặt cảm xúc, hoặc khổ não, hoặc thậm chí cảm giác tội lỗi hay xấu hổ vì đã tức giận với cha mẹ mình.
Leave a Reply