Thần học thân xác của người nữ
Ngay cả trong Kinh Thánh—là mặc khải của Thiên Chúa về chính mình—sự hiện diện của Thiên Chúa thường được che phủ trong mầu nhiệm.
Một ví dụ rõ ràng cho điều này là chốn Cực Thánh trong Cựu Ước. Đây là nơi thánh thiện nhất đối với dân Israel. Nó là phần của Đền Thờ được che khuất đàng sau tấm màn để nhấn mạnh sự thánh thiện và chỉ có vị tư tế đã được thanh tẩy mới có thể vào đây một năm một lần. Trong nơi Cực Thánh này là Hòm Bia Giao Ước chứa đựng Mười Điều Răn, cây gậy của ông Aharon, và manna của Giao Ước (Bánh Tiến). Vì những vật thánh thiện này và vì nó liên quan đến sự hiện diện của Chúa, Hòm Bia được bao phủ bằng vàng ròng. Vì giá trị thiêng liêng quá lớn lao của nơi Cực Thánh và Hòm Bia Giao Ước, chúng được tách biệt và che giấu khỏi công chúng ngoại trừ vị Thượng Tế.
Mặc dù điều này nghe lạ lùng nhưng ý định của Thiên Chúa khi giấu kín chính mình không phải để trốn tránh chúng ta nhưng là để mặc khải những sự thật thăm thẳm về chính Ngài: đó là sự thánh thiện của Ngài, thần tính của Ngài.
Tương tự, khi người nữ che giấu thân thể cô với y phục đoan trang, người nữ ấy không trốn tránh người nam. Trái lại, cô tỏ lộ nhân phẩm cao quý của mình cho họ.
Khi Thiên Chúa che giấu sự vinh quang của Ngài khỏi dân Israel, Ngài dạy họ một sự thật rất sâu xa về mình. Ngài thánh thiện. Thật ra, từ “thánh thiện” nghĩa từng chữ của nó là “tách biệt.”
Cũng như sự hiện diện của Thiên Chúa trong nơi Cực Thánh được ẩn giấu và tách biệt, Kinh Thánh diễn tả sự kinh ngạc như thế trước mầu nhiệm thân thể người nữ. Trong câu chuyện tình yêu của Kinh Thánh, sách Diễm Ca, tác giả nói về thân thể của người nữ như là một vườn rào kín:
“Này em yêu của anh, người yêu anh sắp cưới,
Trái tim anh, em đã chiếm mất rồi!
Mắt em, chỉ một liếc nhìn thôi,
Cổ em, chi một vòng kiểng trang điểm,
Đã đủ chiếm trọn vẹn trái tim anh.
Này em yêu của anh, người yêu anh sắp cưới,
Ân ái của em dịu ngọt dường nào,
Ân ái của em nồng nàn biết mấy, nồng nàn hơn cả rượu!…(Diễm ca 4:9-10)
Ngôn ngữ được dùng trong đoạn này rất phong phú về ý nghĩa. Chẳng hạn như thân thể người nữ được gọi là khu vườn cấm. Mục đích của khu vườn cấm theo Kinh Thánh gia, “là để giữ bên ngoài những người không có quyền có mặt.” [2] Con về giếng nước niêm phong, nước trong lành rất quý giá đối với nền văn minh cổ đại, vì thế giếng nước thường được niêm phong để tránh bị ô nhiễm. Một Kinh Thánh gia có nói: “Nguồn nước đôi khi được bao bọc bởi bức tường với cửa có khóa để kẻ xâm phạm không thể vào được. Ẩn dụ này rành mạch.”[3] Cũng như Cung Cực Thánh, hình ảnh khu vườn cấm và suối nước biểu lộ rằng thân thể người nữ thì không thể tới gần được. Trái lại, người nữ chỉ mở cho một người xứng đáng đi vào.
Nói về đêm tân hôn, một người vợ nói cô dâu phải có thể nói với người chồng của cô rằng: “ ‘Bây giờ Thiên Chúa đã đón nhận sự giao kết của chúng ta để sống đời hôn nhân trước mặt Ngài, em được phép đưa cho anh chìa khóa vào khu vườn này, và tin tưởng rằng anh sẽ tiến gần nó với ‘sợ hãi và run rẩy’…’ Chàng rể phải được nhắc nhở rằng sự cho phép của Thiên Chúa là điều cần thiết để anh ta có thể đi vào khu vườn rào thần thánh này, và anh cần làm như vậy với cả sự tôn kính và tạ ơn.”[4]
Hình ảnh tình dục như thế có thể làm cho một số người coi nó là không thích đáng, trơ tráo và ngay cả xúc phạm. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng chính Thiên Chúa là tác giả của Kinh Thánh. Ngài là Đấng linh hứng bài thơ tình yêu đầy khao khát tình dục này ngay chính giữa Kinh Thánh (Diễm ca). Ngài làm như thế vì Ngài biết tình dục của chúng ta không phải là một điều dơ bẩn, một điều không bao giờ được nói đến. Trái lại, nó được dự định để là phản ánh của dự định của Thiên Chúa cho loài người: đó là được kết hợp làm một với Ngài mãi mãi trong tình yêu.
ĐTC Bênêdictô XVI viết trong lá thư đầu tiên của Ngài khi làm giáo hoàng rằng sách Diễm ca “trở thành một diễn tả yếu tính của đức tin Thánh Kinh theo đó con người có thể thực sự tiến vào mối hiệp thông với Thiên Chúa…. Nhưng sự hiệp thông này không chỉ đơn thuần là một tổng hợp, một kiểu nhúng chìm trong biển cả không tên của Thần Tính; đó là một sự hiệp nhất tạo ra tình yêu, một sự hiệp nhất trong đó cả Thiên Chúa và con người giữ nguyên chính mình nhưng lại trở nên một.”[5] Ẩn dụ tình dục này không thể lầm được. Khi người chồng và vợ bày tỏ sự kết hợp nên một, sự kết hợp xây dựng tình yêu, họ vẫn còn là chính mình và đồng thời hoàn toàn trở nên một. Mặc dầu văn hóa của chúng ta tạo nên sự chia rẽ giữa tình dục và sự thánh thiện, Thiên Chúa nhìn điều này rất khác.
Một số người sẽ gặp khó khăn với “cách so sánh hôn nhân” này, cách so sánh tình yêu của nam và nữ với tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta. Một vài người có thể nói ngôn ngữ mạnh dạn và tình dục này đi quá xa. Sự thật thì lại khác. Mặc dù mọi suy luận của con người để diễn tả tình yêu giữa Thiên Chúa và loài người đều thiếu sót, ĐTC Gioan Phaolô II tranh luận rằng phép loại suy hôn nhân là cách ít thiếu hụt nhất. Nói cách khác, nó là sự so sánh tốt nhất mà con người chúng ta có để diễn tả hạnh phúc tuyệt vời của sự kết hợp đời đời với Thiên Chúa.
[2] The Collegeville Bible Commentary (Collegeville, MN: The Liturgical Press: 1989), 793.
[3] Dom Bernard Orchard, A Catholic Commentary of Holy Scripture (London: Thomas Nelson and Sons Ltd., 1953), 500.
[4] Alice Von Hildebrand, The Privilege of Being a Woman (Ann Arbor, MI: Sapientia Press of Ave Maria University, 2005), 82–82.
[5] Pope Benedict XVI, Deus Caritas Est, 10.
Leave a Reply