Vài tháng trước đây, một vài tác giả đã bắt đầu một cuộc bàn luận mà họ nghĩ đáng lẽ phải được nói đến lâu rồi trong cuốn sách “Selfish, Shallow, and Self-Absorbed: Sixteen Writers on the Decision to Not Have Kids.” (Ích kỷ, nông cạn, và chỉ nghĩ đến mình: 16 tác giả viết về quyết định không có con.)
Tựa đề hài hước này là nỗ lực để sửa chữa một số định kiến thường được tìm thấy trong những người đã quyết định không có con. Những cái “tại sao” tôi không có con của 16 tác giả có quá khứ khác biệt, từ những người chọn không có con, đến những người mà vì tình cảnh đã không có cơ hội phù hợp để có con, rồi những người bị sảy thai hoặc phá thai và chưa bao giờ có những đứa con khác.
Những cuộc đàm thoại trực tuyến trên mạng về cuốn sách đã gần như bỏ sót bề tối của câu chuyện—một cuộc sống chọn để không có con, trong bối cảnh của mối tương quan tình dục, gần như luôn bắt buộc là người nữ chịu đựng tổn thương về thể lý: hoặc là qua sử dụng ngừa thai dài hạn, hoặc là qua việc phá thai. Rất ít khi là một cuộc sống không có chút gì bận tâm như các phương tiện truyền thông làm cho nó có vẻ như thế, các nhà phê bình nói.
“Một trong những điều mà có lẽ chúng ta không nghĩ đến trong lựa chọn không có con, là thiệt hại mà những cuộc phá thai từ lần này qua lần khác để lại nơi cơ thể và tâm linh của người nữ,” bà Vicki Thorn nói với CNA. Bà Thorn là người sáng lập National Office for Post Abortion Reconciliation and Healing, và Project Rachel /Văn phòng toàn quốc cho việc hòa giải và chữa lành sau phá thai và Dự án Ra-khen. Bà cũng là một thành viên thông tấn của viện Giáo hoàng cho Sự Sống và là người mẹ của 6 đứa con.
“Nếu không có con là do sử dụng thuốc ngừa thai lâu dài, người nữ phải gánh chịu những hậu quả sức khỏe rất thực và bị đặt trong nguy cơ trầm cảm, máu vón cục, đột quỵ, ung thư vú, mất ham muốn tình dục và những vấn đề sức khỏe khác. Ngay cả khi quyết định không có con đã được chọn, thường có những “nếu mà” sẽ tiếp tục trở lại với họ,” bà nói.
Bà Thorn thuộc số lượng ngày càng tăng những người tin rằng khoa học chứng tỏ phá thai và ngừa thai nhân tạo — hai điều cần thiết để duy trì đời sống không có con/vô sinh – phá hoại người nữ một cách mạnh mẽ.
Thuốc ngừa thai và cảm giác an toàn giả tạo
Nhiều tác giả trong cuốn sách, như những người không có con ở Mỹ, là những người hoặc đã kết hôn hoặc đang ở trong một mối tương quan vững chắc. Và các nghiên cứu chứng tỏ là hầu hết những người trong mối tương quan tình dục sử dụng một hình thức ngừa thai nào đó để tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Theo dữ liệu CDC từ 2011-2013 được xuất bản tháng 12 năm 2014, 61.7% trong 60.0 triệu người nữ tuổi từ 15 đến 44 trong nước Mỹ hiện tại đang sử dụng ngừa thai nhân tạo. Phương thế ngừa thai thông thường nhất là thuốc viên, theo sau đó là triệt sản nữ và sau đó nữa là những hình thức ngừa thai có tác dụng lâu dài, có thể đảo ngược được.
Nhưng khi mục đích là để tránh việc có con cái, điều gì sẽ xảy ra nếu những biện pháp ngừa thai này không hoạt động?
“Mọi phương pháp đều có tỷ lệ thất bại,” Abby Sinnet, một y tá cao cấp tại Bella, một phòng khám phụ khoa theo phương pháp tự nhiên có trụ sở ở Denver nói. “Khi bạn nghĩ đến việc triệt sản bằng cách thắt buồng trứng, tỷ lệ thành công là 98%, những vẫn còn có 2% có thể thất bại.”
Những phương pháp kém quyết liệt hơn có tỷ lệ thất bại cao hơn vì việc sử dụng không hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm, theo dữ liệu từ Association of Reproductive Health Professionals (ARHP) được báo cáo trong Business Insider tháng 4 năm 2014. Điều đáng chú ý là nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng người nữ mang lấy gánh nặng của ngừa thai nhân tạo, trong khi người nam tìm cách vô sinh chỉ có 5%.
Dựa trên dữ liệu của ARHP, thuốc viên ngừa thai, sau một thời gian sử dụng và sử dụng không hoàn hảo có 91% tỷ lệ thành công trong khi những phương pháp theo dõi việc rụng trứng không xác định có tỷ lệ hiệu quả thường là 75%. Ensure, một kiểu ngừa thai vĩnh viễn đóng kín ống dẫn trứng của người nữ với vòng kim loại có tỷ lệ hiệu quả điển hình là 75-96% theo một nghiên cứu của Yale School of Medicine.
Khó phân biệt chắc chắn sự khác nhau giữa một thất bại –của một cặp có sự thụ thai khi họ không muốn—và của một cặp chọn ngưng dùng biện pháp ngừa thai nhân tạo để có thể thụ thai, hoặc những người không quá quan tâm về việc họ sẽ thụ thai hay không và vì thế kém cảnh tỉnh về việc sự dụng phương pháp ấy. Tuy nhiên, hầu hết những phương pháp ngừa thai nhân tạo có cơ hội thất bại ở một thời điểm là một thực tiễn.
“Dù là kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên hoặc thuốc viên ngừa thai hoặc triệt sản, luôn có một chỗ cho điều gì đó lớn lao hơn,” bà Sinnet nói.
“Việc muốn có chút kiểm soát khả năng sinh sản của mình là điều dễ hiểu”, bà Sinnet nói, “đặc biệt trong thế giới có nhiều thứ có thể nằm ngoài sự điều khiển của chúng ta”.
Nhưng với giá trả nào? Thuốc viên ngừa thai nội tiết tố, một hình thức ngừa thai phổ biến nhất, là chất gây ung thư loại 1. Một nghiên cứu gần đây của UCLA trong năm nay cũng đã khám phá ra thuốc viên có thể làm co những phần của bộ não người nữ và làm họ nam tính hơn. Một vài nghiên cứu cho rằng thuốc viên tránh thai nội tiết tố làm lệch lạc cách người nữ chọn người đối tác của họ (đây và đây—tiếng Việt) và có thể làm cho việc chọn nhầm người có ít sự bổ sung cho những yếu tố di truyền của họ hơn (đây và đây). Những người nữ khác đã chọn những hình thức ngừa thai vĩnh viễn, chẳng hạn như vòng tránh thai (đây và đây), hoặc vòng Ensure, có thể gặp sự cố thủng nội tạng hoặc thiết bị di chuyển và những rối rắm khác.
Theo Sinnet, các bác sĩ và y tá tại Bella đề nghị rằng sự hiểu biết mà người nữ có được về thân thể của họ trongkế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên làm cho người nữ có quyền lực hơn là chỉ bật mở viên thuốc hoặc đi cấy ghép và rồi hy vọng đạt kết quả tốt nhất.
Sinnet nói, “nếu bạn suy xét điều này từ khía cạnh tự nhiên, thì đây là điều đem tự do biết bao khi người nữ hiểu biết quá rõ về thân thể mình và có sự điều khiển chắc chắn về khả năng sinh sản của mình vì cô biết hoạt động tự nhiên của nó. Cô biết lúc này cô có thể thụ thai nên sẽ không đến với chồng vì cô không muốn có một em bé, hoặc cô muốn đến với chồng vì cả hai muốn có một em bé. Điều này thực sự là giải phóng và thực sự có kiểm soát.”
“Bên cạnh việc đôi lúc ngừa thai nhân tạo đem đến cảm giác không thật là họ có khả năng điều khiển sự sinh sản của mình, việc sử dụng chúng còn ngăn chặn những khía cạnh tình cảm của một mối quan hệ”, Amanda Teixeira nói với CNA. Teixeira là một người truyền giáo với nhóm Fellowship of Catholic University Students và viết blog về những khó khăn khi vô sinh và kế hoạch hóa gia đình tự nhiên, cũng như việc họ nhận cô con gái nuôi tên Josie.
“Tôi và chồng tôi không có khả năng có con, nhưng chỉ nhờ việc sẵn sàng đón nhận của chúng tôi… với đời sống tình dục của chúng tôi mở rộng đến những cảm xúc khác nhau và chúng tôi nghĩ về điều này cách khác hơn,” cô nói. “Tôi nghĩ những cặp vợ chồng (chọn để vô sinh) bỏ lỡ việc cảm nghiệm về người kia cách trọn vẹn như họ là.”
“Họ đang bỏ lỡ phần sâu thẳm hơn của tình dục mà họ ngay cả không biết họ bỏ lỡ.”
Phá thai: điều cần thiết trong việc chọn không có con
Đối với những cặp vợ chồng mà thụ thai là một điều không dự định trước và là một ngạc nhiên bất ngờ, câu trả lời hiển nhiên và dễ dàng cho vấn đề ấy có thể và thường là phá thai. Nhưng với hầu hếtngười nữ, phá thai tàn phá đời sống tâm lý và thể lý của họ rất nhiều.Trong kinh nghiệm làm việc với những người nữ sau cuộc phá thai, bà Thorn nói khi bà tìm thấy những bức hình cho rằng phá thai là điều thường tình, chỉ là một thủ tục y tế, điều đó rất sai lầm.
“Đây không phải những chuyện không đáng gọi là sự kiện, một chuyện không thành vấn đề. Phá thai luôn có nghĩa là một người mẹ đã mất một đứa con theo cách không tự nhiên và là chấn thương,” bà Thorn nói với CNA. “Việc thai nghén đáng lẽ không kết thúc theo cách đó.”
“Vấn đề là chúng ta không thực sự hiểu việc thai nghén phức tạp thế nào nội chỉ xét đến phương diện sinh học,” bà Thorn nói thêm. “Một khi tôi mang thai, tôi mang những tế bào của đứa con này suốt đời tôi, và trong thực tế, nếu tôi sảy thai hoặc phá thai, tôi giữ nhiều tế bào của đứa bé đó hơn là của những đứa bé tôi đã sinh ra, vì thế sự nối kết sinh học vẫn được duy trì.”
Các hiện tượng của người nữ giữ các tế bào của con họ qua nhiều thập kỷ sau khi sinh ra được biết trong cộng đồng y tế là microchimerism. Theo một nghiên cứu năm 2014 về microchimerism bởi “International Journal of Epidemiology” được đăng trên tờ Atlantic, việc giữ lại những tế bào này có thể đưa lại cho người nữ rất nhiều lợi ích sức khỏe, kể cả giảm nguy cơ ung thư và bệnh Alzheimer, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch.
Sự nối kết sinh học sâu xa này được duy trì nhiều năm có thể là một phần cho lý do tại sao người nữ thấy mình than khóc về những phá thai thậm chí rất nhiều năm sau khi nó đã xảy ra, bà Thorn nói.
“Việc phá thai đưa đến một cảm giác tự do giả dối,” bà nói. “Vì bạn bị thay đổi về sinh học, chưa kể đến về tâm linh và tâm lý bởi trải nghiệm đó.”
Theo một phân tích năm 2011 được đăng trên tạp chí tâm lý British Journal of Psychiatry, những người nữ sau khi phá thai có 81% nguy cơ hơn về các vấn đề sức khỏe tâm thần với gần 10% của những vấn đề tâm lý, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm, và hành vi tự tử, có liên quan trực tiếp đến việc phá thai.
Mặt khác, dù đôi khi phá thai được cho là có lý do chính đáng vì sức khỏe tâm thần, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng việc chấm dứt thai ngoài ý muốn không có lợi ích tâm lý trị liệu nào. Ngoài ra còn có rất nhiều tác dụng phụ về phần thể lý của việc phá thai, đặc biệt là nguy cơ tăng lên những rắc rối nếu người phụ nữ đó mang thai lần nữa.
Một người nữ chọn đời sống không có con sẽ gặp phải áp lực đáng kể để phá cái thai và đặt mình trong tình huống chịu đựng những tác dụng phụ tiêu cực này.
Một trong những tác giả cuốn sách “Selfish, Shallow, and Self-absorbed/ Ích kỷ, nông cạn, và chỉ nghĩ đến mình” nói về áp lực này khi cô là một nhà văn trẻ vừa chớm mang thai với một người nam trong mối quan hệ cô nghĩ là “đủ hài lòng”.
“Khi tôi gọi mẹ để báo tôi có thai, mẹ tôi nói ‘Pam, con có một tài năng đặc biệt và nếu con quyết định có đứa bé ấy, con sẽ trở nên hoàn toàn bình thường như bao người khác’,” Houston viết.
“Trái ngược với lối suy nghĩ của những nhà nghị sĩ lớn tiếng không người nữ nào muốn phá thai. Tôi đã chưa bao giờ gặp một người coi nhẹ về việc này, người mà đã không nghĩ về phá thai với nỗi nuối tiếc hay ít nhất với chút buồn sầu suốt cuộc đời họ.”
“Trái ngược với lối suy nghĩ của những nhà nghị sĩ lớn tiếng, thật sự không có người nữ nào hoàn toàn muốn phá thai. Tôi chưa bao giờ gặp một người coi nhẹ việc này, người không hề nghĩ về việc phá thai như là điều đáng tiếc, hay ít nhất với một chút buồn sầu.”
Khi phát biểu nhận xét của mình với CNA, Teixeira nhấn mạnh rằng việc làm cha mẹ không nhất thiết dành cho mọi người.
“Việc trở thành cha mẹ là một ơn gọi, và có những người… có lẽ không có đủ khả năng về mặt cảm xúc để yêu thương và nuôi dưỡng một đứa trẻ cách tốt lành, thận trọng về điều này là một điều khôn ngoan,” cô nói.
“Nhưng tôi nghĩ nếu một cặp hôn nhân được gọi để không có con cái khi họ có thể thì phải là một điều hiếm có.”
Với những người đã chọn không có con trong bối cảnh của một mối tương quan tình dục, Teixeira nói dường như là “có một sự ngắt kết nối trong đó, vì họ đã chọn để tách lìa quan hệ tình dục khỏi việc có con cái, và tôi không thấy làm sao mà hai điều đó có thể được tách lìa.”
“Là người không thể có con, nhìn thấy người khác có thể có con nhưng lại chọn để không có con, tôi khẩn nài họ là họ đừng bỏ lỡ cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất của đời họ.”
Chuyển ngữ từ The dark side of living ‘childfree’
Leave a Reply