Một sự thật ít người biết là ngay cả với các chương trình giáo dục giới tính coi tình dục ở tuổi vị thành niên là một nghi thức của sự trưởng thành, ngay cả với sự tôn vinh tình dục bừa bãi trên các phương tiện truyền thông, thì vẫn có hơn một nửa thanh thiếu niên không quan hệ tình dục. Một báo cáo năm 2016 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tiết lộ rằng gần 60% học sinh trung học ngày nay không quan hệ tình dục – tăng 28% kể từ năm 1991.90 Đã đến lúc các khóa học giáo dục giới tính ở trường công phải bắt đầu cung cấp sự hỗ trợ tích cực cho những thanh thiếu niên này.
Những chương trình thay thế có hiện hữu. Các chương trình Tránh nguy cơ tình dục (Sexual Risk Avoidance – SRA) hướng đến toàn bộ con người, giúp thanh thiếu niên đặt ra mục tiêu cuộc sống và phát triển các kỹ năng để đạt được mục tiêu đó. Các chương trình SRA không phải là chương trình chỉ kiêng quan hệ tình dục. Chúng bao gồm hướng dẫn về biện pháp tránh thai, nhưng chúng “tránh biến các lớp giáo dục giới tính thành các buổi vận động sử dụng bao cao su”.91 Các chương trình này rõ ràng khuyến khích thanh thiếu niên trì hoãn quan hệ tình dục. Nghiên cứu cho thấy rằng học sinh không phải là ít sử dụng biện pháp tránh thai nhân tạo hơn nếu họ bắt đầu quan hệ tình dục, nhưng họ trì hoãn quan hệ tình dục lâu hơn và có ít bạn tình hơn.
Những thiếu niên Kitô hữu cần những kỹ năng này như bất kỳ ai khác. Một cô gái mười sáu tuổi vừa mới mất trinh đã viết trên một trang web tư vấn Kitô giáo rằng, “Tôi không nghĩ tình dục có liên quan gì đến việc bạn đã kết hôn hay còn độc thân. Tôi nghĩ đó là sự lựa chọn mà mỗi người phải đưa ra bằng cách tự hỏi bản thân xem họ đã chuẩn bị cho kết quả nếu có điều gì đó không ổn chưa.”92 Cô thiếu nữ này có thể đi nhà thờ, nhưng rõ ràng cô đã tiếp thu một lý thuyết thế tục là tình dục chỉ như một quyết định thực dụng, dựa trên việc cân nhắc giữa chi phí và lợi ích.
Đáng ngạc nhiên hơn, trong một cuộc khảo sát của ChristianMingle, 61% những người độc thân tự nhận là Kitô hữu cho biết họ sẵn sàng quan hệ tình dục cho vui mà không cần phải yêu. Chỉ có 23% cho biết họ phải yêu. Và chỉ có 11% cho biết họ chờ đợi quan hệ tình dục cho đến khi kết hôn.
Trên internet, tôi từng đọc được một bài viết khuyên sinh viên cách để có một “cuộc quan hệ tình dục vui vẻ”. Tác giả khuyên nên có “sự đồng ý rõ ràng và thỏa thuận chung để tham gia vào các hành vi tình dục”. Khi đó, “toàn bộ trải nghiệm quan hệ tình dục sẽ tích cực hơn cho tất cả mọi người trong cuộc”.
Tôi liếc qua tiểu sử của tác giả và ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng cô ấy là sinh viên tại một trường đại học Kitô giáo bảo thủ.93
Rõ ràng là ngay cả trong Kitô giáo, việc bảo người trẻ “chỉ nói không” là chưa đủ. Một phụ nữ trẻ gần đây đã nói với tôi, “Thông điệp chính mà tôi nhận được khi lớn lên trong nhà thờ là ‘Đừng mang thai.'” Nhưng một cách tiếp cận hoàn toàn tiêu cực thường dẫn đến sự đạo đức giả. Nhiều năm trước, gia đình tôi đã tham dự một nhà thờ Tin Lành (Bible Church) rất được kính trọng cho đến khi cậu con trai đang học trung học của chúng tôi tâm sự rằng cậu ấy rất không vui với câu lạc bộ thanh thiếu niên của mình. “Những thanh thiếu niên ở nhà thờ còn tệ hơn những người ở trường trung học công lập,” cậu ấy nói. “Họ uống đến say mèm nhiều hơn, nói tục nhiều hơn và liên tục nói về việc quan hệ tình dục của họ.” Tuy nhiên, những người lãnh đạo không biết vì những đứa trẻ tuổi teen đã cẩn thận che giấu hành vi của chúng.
Những người trẻ tuổi cần nhiều hơn là các quy tắc; họ cần lý do để hiểu được các quy tắc. Họ rất cần một thế giới quan hợp lý để chống lại quan điểm “tình dục là chuyện nhỏ” từ phim ảnh, lời nhạc cho đến tài liệu giáo dục giới tính.
Hãy tưởng tượng một đứa trẻ được dạy quan điểm “ăn uống là chuyện nhỏ”. Thức ăn chỉ là thú vui. Rằng bạn ăn gì không quan trọng miễn là bạn thấy ngon. Thức ăn là vấn đề hoàn toàn riêng tư và không ai có thể phán đoán liệu một loại thức ăn cụ thể nào đó tốt hay xấu cho bạn. Bạn có thể không thích bông cải xanh, nhưng không sao cả vì thứ tốt cho tôi có thể không tốt cho bạn. Tất cả chỉ là vấn đề sở thích cá nhân. Nếu một đứa trẻ nghe kịch bản này suốt cuộc đời, nó sẽ tin vào điều đó và ăn uống với một chế độ ăn ổn định gồm bánh quy, pizza và kem—và sau đó không biết tại sao cơ thể mình lại không khỏe mạnh. Đứa trẻ không được cung cấp công cụ nào để hiểu mối liên hệ giữa thực phẩm và các thành phần sinh học của dinh dưỡng. Nó cần thông tin để hiểu cơ thể mình thực sự cần gì để phát triển.
Tương tự, những người trẻ tuổi không được cung cấp các công cụ để hiểu mối liên hệ giữa tình dục và những gì toàn bộ con người cần để phát triển. Tình dục không chỉ là vấn đề sở thích cá nhân, cũng như thức ăn đối với thân thể vậy. Những người trẻ tuổi cần thông tin về cách tình dục liên quan đến trật tự đạo đức khách quan.
Một báo cáo năm 2017 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control) cho thấy những thanh thiếu niên kiêng quan hệ tình dục cũng có nhiều khả năng tham gia vào nhiều hành vi lành mạnh khác, từ ăn sáng đến tập thể dục đến ngủ đủ giấc. Họ cũng ít hút thuốc, sử dụng ma túy, bị trầm cảm hoặc báo cáo về hẹn hò bạo lực. Tại sao các hành vi lành mạnh lại có xu hướng tập trung theo cách này? Các nhà nghiên cứu không biết. Nhưng theo lời của Glenn Stanton của Focus on the Family, “Con cái chúng ta nên biết rằng có bằng chứng khoa học rất thuyết phục… cho thấy việc giữ lại món quà quý giá là tình dục của chúng cho bến đỗ an toàn là hôn nhân không phải là chủ nghĩa đạo đức lỗi thời hay sự kìm nén tình dục không lành mạnh. Mà ngược lại mới đúng.”94 Đây là một phần của mô hình chung về những lựa chọn lành mạnh và mang lại sự sống.
Các cộng đoàn Kitô giáo không chỉ dạy các quy tắc ứng xử trong Kinh thánh như những điều “phải làm và không nên làm”. Họ cần thoát khỏi những thuật ngữ giới hạn và học cách dùng ngôn ngữ mà những người trẻ đang hấp thụ từ nền văn hóa hậu hiện đại xung quanh họ. Họ cần giải thích lý do tại sao một thế giới quan thế tục cuối cùng lại phi nhân tính và không thoả mãn. Và họ phải đưa ra một lập luận thuyết phục rằng đạo đức trong Kinh thánh vừa có sức thuyết phục về mặt lý trí vừa hấp dẫn về mặt cá nhân—rằng nó thể hiện một quan điểm cao hơn, tích cực hơn về con người so với bất kỳ đạo đức cạnh tranh nào.
90. Susan Berry, “Pediatricians: Abstinence on the Rise,” Breitbart.com, June 23, 2016.
91. “Sex Education Politics and the War on Young Women,” National Abstinence Education Association, http://www.thenaea.org/docs/The_War_On_Young_Women.pdf.
92. See Tim Stafford, “What’s Wrong with Sex Before Marriage?” Christianity Today, http://www.christianitytoday.com/iyf/advice/lovesexdating/whats-wrong-with-sex-before-marriage.html.
93. Nancy Pearcey, “Sex, Lies, and Secularism,” Christian Research Journal 34, no. 4 (2011).
94. Glenn T. Stanton, “CDC Study Says Teen Virgins Are Healthier,” The Federalist, November 29, 2016.
Leave a Reply