Các tổ chức thuộc thần học tự do, cấp tiến như Liên minh Tôn giáo vì Quyền Phá thai / Religious Coalition for Abortion Rights cho rằng Kinh thánh không cấm phá thai. Và đúng là không có câu Kinh Thánh nào cấm phá thai cách minh bạch. Đó là bởi vì trong thời kỳ Kinh thánh, người Do Thái không nghĩ rằng việc phá thai là có thể chấp nhận được và do đó không cần thiết phải đưa nó vào pháp luật. Họ coi việc phá thai là một hình thức giết người; do đó luật chống giết người là đủ.
Tuy nhiên, vào thời hội thánh tiên khởi, người Kitô hữu đã phải đứng ra bênh vực luật này. Như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo, trong nền văn hoá Hy Lạp-La Mã, cả việc phá thai và giết trẻ sơ sinh đều được chấp nhận và thực hiện rộng rãi. Vì vậy, điều đáng chú ý là các giáo phụ đã đồng nhất và mạnh mẽ chống lại cả hai thực hành này như thế nào. Didache, di huấn 12 Tông đồ thời kỳ đầu (50–120 sau Công Nguyên) nói, “Đừng giết một đứa trẻ bằng cách phá thai, cũng như đừng giết nó khi mới sinh ra”. Thư của Barnabas thế kỷ thứ hai viết: “Ngươi không được giết một đứa trẻ bằng cách phá thai”. Thánh Justinô Tử đạo đã viết: “Chúng tôi đã được dạy rằng việc loại bỏ ngay cả những đứa trẻ mới sinh là điều xấu xa. . . [vì] khi đó chúng ta sẽ trở thành những kẻ sát nhân.” Athenagoras viết: “Chúng tôi nói rằng những phụ nữ sử dụng dược phẩm để phá thai là phạm tội giết người. . . [vì chúng tôi] coi phôi thai trong bụng mẹ như một sinh vật được tạo dựng, và do đó là đối tượng được Chúa chăm sóc.”
Vào đầu thế kỷ thứ ba, Tertullian đã viết: “Việc bạn lấy đi một sinh mạng đã được sinh ra hay tiêu diệt một sinh mạng sắp được sinh ra không thành vấn đề. Trong cả hai trường hợp, sự hủy diệt đều là tội giết người.” Vào thế kỷ thứ tư, thánh Basiliô Cả đã viết: “Một người phụ nữ cố tình phá hủy bào thai sẽ phải chịu trách nhiệm về tội giết người”. Thánh Gioan Kim Khẩu hỏi: “Tại sao bạn lại ngược đãi món quà của Chúa… và biến nơi sinh sản thành nơi giết người?” Thánh Giê-rô-ni-mô gọi việc phá thai là “việc sát hại một thai nhi”. Thánh Augustinô cảnh báo về tội ác khủng khiếp của việc “giết một bào thai.”58
Hồ sơ lịch sử của Kitô giáo rất ấn tượng vì sự đồng nhất phản đối việc phá thai. Những Kitô hữu đầu tiên không “bảo thủ” theo nghĩa đi theo sự dẫn dắt của nền văn hoá của họ. Thay vào đó họ đi ngược lại văn hóa thời đó một cách triệt để.
Ngay cả khi chúng ta không chắc chắn và nghi ngờ đứa trẻ trong bụng mẹ có hoàn toàn là một con người hay không, một thái độ “công lý rộng lượng” sẽ dạy bảo chúng ta nên nghiêng về phía bảo vệ sự sống. Đó là điều mà chúng ta cũng sẽ làm trong bất kỳ tình huống nào khác. Nếu chúng ta chứng kiến một vụ tai nạn ô tô và không chắc liệu nạn nhân còn sống hay không, chúng ta sẽ không nói: “Vì chúng ta không chắc lắm nên hãy giết hắn”. Không, chúng ta sẽ cố gắng cứu mạng người ấy. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho việc phá thai.
58. Những câu trích của các Giáo phụ được lấy từ O. M. Bakke, When Children Became People: The Birth of Childhood in Early Christianity, trans. Brian McNeil (Minneapolis: Fortress Press, 2005), 128, 131, 132; Rodney Stark, The Rise of Christianity (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1996), 124–35. For an overview, see Michael Gorman, Abortion and the Early Church (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1982). Các nhóm Kitô hữu đôi khi không đồng ý về thời điểm sự sống bắt đầu. Ví dụ, ở thời tiền khoa học, đôi khi người ta cho rằng sự sống bắt đầu bằng việc “tăng tốc”, tức là khi người mẹ bắt đầu cảm nhận được con đang cử động. Nhưng Kitô hữu nói chung, luôn đồng ý rằng một khi sự sống con người đã tồn tại thì việc giết chết nó là một việc trái với đạo đức luân lý.
Leave a Reply