Khi nam giới nhận ra một thói hư tật xấu lẩn khuất đâu đó bên trong, anh ta thường bị cám dỗ không cần thiết để nhổ cỏ tận gốc tật xấu đó. Đôi khi, sự cám dỗ này biến tướng thành sự biếng nhác, hay còn gọi là acedia, nghĩa là cảm giác phiền muộn khi nhận ra điều tốt lành thì khó thực hiện. Khi sự biếng nhác bén rễ trong một người đàn ông, anh ta sẽ tự bao biện, trì hoãn mọi nỗ lực nghiêm túc để thay đổi chính mình. Anh ta có thể tự nhủ rằng, “Không việc gì phải vội vàng. Rồi thì tôi cũng sẽ vượt qua mà thôi”.
Anh ta cũng có thể biện minh cho thói hư tật xấu của mình rằng, những người khác còn làm ra những thứ tồi tệ hơn anh ta. Kể từ khi còn trên ghế nhà trường thời trung học, mọi nam sinh đều từng nghe người khác nói đùa về khiêu dâm và thủ dâm quá nhiều lần, cho nên nam giới dễ bị cám dỗ cho rằng, đây là một phần tất yếu của một thằng đàn ông. Một khi chúng ta so sánh những gì người khác đang làm, chúng ta thường thiên vị bản thân chúng ta hơn.
Chúng ta có thể bắt đầu dung túng cho một loại hình khiêu dâm nào đó được chấp nhận hơn so với loại khác. Chẳng hạn, một nam thanh niên hỏi tôi về một người bạn của anh ta có thói quen xem phim hoạt hình khiêu dâm. Anh ta biện hộ rằng, vì không có phụ nữ bằng xương bằng thịt trong phim nên chẳng có ai bị hại cả. Trong tâm tưởng, anh ta có thể đạt được sự vui thích mà không hạ thấp phẩm giá của bất kỳ ai. Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là: Con người được tạo ra để dành cho tình yêu, còn những nhân vật phim hoạt hình anime không mang lại giá trị này. Người nam được tạo dựng là để làm cho chính bản thân của họ trở thành một món quà, nhưng nếu người nam ấy phung phí đời mình, lao vào ham muốn những thước phim hoạt hình, thì anh ta sẽ bỏ lỡ khoảnh khắc tồn tại của chính mình.
Mặc dù mới thoạt nghe có vẻ giống như chuyện phím tấu hài, nhưng một khi người đàn ông bao biện cho hành vi của mình, thì đó là một vấn đề. Tất cả chúng ta đều bao biện theo nhiều cách khác nhau, dù chúng ta biết rằng đức hạnh không cần được giải thích theo ý chí chủ quan. Chúng ta biết nếu chúng ta bào chữa cho sai lầm của chính mình, chúng ta sẽ không bao giờ khắc phục được sai lầm đó. Trái lại, thói hư nết xấu sẽ dần lấn lướt chúng ta. Có một vị đã chỉ ra rằng, một khi chúng ta dập tắt cảm thức về tội lỗi, “lúc đó con người bên trong trở nên chai đá và ghê tởm.”3
Chúng ta nhiều lúc thu mình vào tình trạng thương hại bản thân. Đây là một dấu hiệu thường thấy song song với căn bệnh dâm dục. Chìm đắm tâm trí, con mắt và thân xác trong sự dâm dục biến chúng ta thành những gã đàn ông tự thương hại bản thân, một khi cơn thèm khát không được thỏa mãn. Điều đó biến chúng ta thành những đứa trẻ hư hỏng. Chúng ta ưa thích ý tưởng rằng, chúng ta là đàn ông đầy chất nam tính với những nhu cầu nhất định, nhưng trên thực tế, chúng ta đã trưởng thành một cách khá mềm yếu.
Một giáo sĩ Do Thái đã chỉ ra: “Lúc đầu, tội lỗi giống như một du khách, về sau giống như một vị khách lưu trú lại một thời gian, và cuối cùng giống như chủ nhân của ngôi nhà.”4 Ông nói thêm rằng tội lỗi không chỉ là sự sa sút nhất thời của sức mạnh ý chí, nhưng tội lỗi thực sự làm yếu nhược đi ý chí cho đến khi ý chí bị tê liệt. Chung quy lại, chúng ta tự nhủ rằng chúng ta tự do để không làm điều xấu, nhưng sự tự do của chúng ta sẽ dần mất đi, khi chúng ta trở thành nô lệ cho những thói hư tật xấu.
4 Midrash Rabbah on Genesis 22:6, in The Soncino Midrash Rabbah (New York: Judaica Press, 1983).
Leave a Reply