Hơn 10 năm trước, Joseph Prever tìm tòi trên mạng bất cứ sự gì có thể giúp anh: anh là người đồng tính, Công giáo và bị bối rối. Tài liệu khan hiếm cho người nam đang vật lộn với đồng tính luyến ai và cố gắng vẫn trung thành với giáo huấn của Giáo hội.
Trong những năm qua, những người Công giáo có cảm nghiệm bị thu hút bởi người đồng tính đã là một tiếng nói lớn mạnh hơn trong Giáo hội.
Sau đây là phiên bản chỉnh sửa của cuộc đàm thoại về mọi sự từ đồng tính và Batman đến thơ văn và bóng bầu dục. Cuộc phỏng vấn này được đăng thành hai phần. (Phần 2)
Phần Một
Nhờ anh giới thiệu chính mình và trang blog của anh
Tôi là Joe Prever. Trước đây tôi viết blog với bút danh Steve Gershom. Tôi đã viết blog với bút danh đã 2 hoặc 3 năm. Trang blog là về làm người đồng tính Công Giáo – người đồng tính Công giáo thì dĩ nhiên khiết tịnh – và tôi nói ‘dĩ nhiên’ vì đối với tôi đó là lựa chọn duy nhất nếu bạn vừa đồng tính vừa Công giáo. Trên trang blog, nói chung tôi cố gắng tránh xa những suy luận trừu tượng về đời sống thiêng liêng và tính dục và chú tâm vào trải nghiệm sống hơn: tôi thấy đó là điểm thích hợp của tôi. (Joseph Prever trong phim tài liệu Đồng tính và lối thứ ba: Chia sẻ của người đồng tính)
Tại sao anh bắt đầu trang blog?
Thực sự tôi không nhớ quá trình suy luận đưa tôi đến việc này, nhưng tôi nhớ mình có lần ước ai đó viết blog về điều này và trong thực tế, bây giờ có rất nhiều người trong tình huống của tôi viết blog và như thế thật tuyệt vời. Dường như blog bùng nổ trong 2-3 năm qua. Những người bạn của tôi và tôi đùa là có một sự phục hưng của đồng tính Công Giáo, thực sự là sự phục hưng đồng tính Kitô giáo và chúng tôi tự hào để đi trước – hay ít ra, chúng tôi nói với mình chúng tôi là những người đi trước.
Những người ấy họ đọc trang blog của anh trước khi bắt đầu trang blog của họ?
Vâng, một vài người trong họ đã đọc trước. Một vài người trong họ đã nói với tôi là tôi đã là người giúp truyền cảm hứng để họ bắt đầu vì thế tôi rất tự hào về điều đó.
Đó là khoảng 2 hay 3 năm trước. Ngay cả lúc ấy, đã có khá nhiều tài liệu theo nghĩa là đã có những người viết về nó, và bạn có thể tìm thấy những chứng tá khác nhau trên mạng nếu bạn kiên trì đủ để google nhưng có rất ít người viết về cảm nghiệm hằng ngày như “đây là điều bạn sẽ cảm thấy, đây là cách bạn đối ứng với nó, v.v…”
Và vì vậy anh quyết định anh sẽ là người cung cấp tài liệu đó?
Đúng vậy. Vì lúc ấy là lần đầu tiên tôi cảm thấy các sự việc đã ổn định hơn nhiều, tôi có thể đối ứng với hoàn cảnh và tôi nghĩ đến thời điểm khi tôi 18, 19 tuổi trong đại học và tìm trên google xem có ai ngoài đó mà tôi có thể nối kết và có thể chia sẻ sự khôn ngoan của họ và tôi đã tìm được một vài tài liệu. Cảm giác tìm được những điều giúp đỡ hữu ích này là lý do tôi muốn chia sẻ cho những người khác.
Anh viết blog dưới bút danh nhiều năm và cuối cùng anh ‘bộc lộ’ mùa hè năm ngoái. Tại sao anh chọn làm điều đó?
Đó là một trong những quyết định mà khi bạn thực hiện, bạn nhận được là bạn đã làm quyết định ấy, nếu bạn hiểu ý tôi muốn nói. Đây là một điều khó khăn vì tôi đã luôn nói người ta không nên công khai về việc mình đồng tính vì không ai cần phải bận tâm và tôi đã cảm thấy rằng đây có thể là một cách để nói rằng đồng tính là một cách riêng biệt để nhận dạng chính mình. Thực ra tôi dường như vẫn còn giữ quan điểm đó—dường như. (Cười).
Thật khó để diễn tả. Tôi không nghĩ là đồng tính là cách chủ yếu để xác nhận về mình so với điều như, tôi là người nam, hoặc tôi là người Công giáo, hoặc tôi là con người. Tôi nghĩ quan điểm của tôi lúc này là nếu bối cảnh văn hóa không như hôm nay, tôi không biết liệu tôi có bộc lộ mình công khai.
Lý do thật khiến tôi bộc lộ về chính mình là vì trang blog, để nói về những chuyện này; nói chung trong cuộc đối thoại văn hóa điều này đang xảy ra – tất cả những điều mà đã là một phần lớn cuộc đời của tôi… Tôi không bộc lộ vì vấn đề thành thật. Chỉ là khi thứ gì đó là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi và người ta hỏi tôi, “Ồ, cuộc đời anh như thế nào?” hoặc “Anh đang làm những gì trong những ngày tháng này?” và tôi cảm thấy không thỏa đáng khi nói, “Ô, lập trình với máy tính, xem phim, trò chuyện với bạn bè. Các thứ.”
Thực sự ra phần lớn lý do này là phù vân. Nó tương tự như một cảnh trong Batman Begins khi Bruce Wayne đang làm thế này, “Tôi là một người nổi tiếng ăn chơi giàu có”, và Bruce đang tắm trong đài phun nước, mua khách sạn và những điều tương tự, trong khi nhân vật Katie Holmes thì bực dọc với Bruce vì anh ấy đang là một kẻ lười biếng vô tích sự (Cười). Và tôi cảm thấy tôi đã muốn là Batman công khai: chỉ vì những lý do liên quan đến phù vân. Tôi muốn mọi người biết tôi tuyệt vời chừng nào.
Tôi cố gắng để không cười…
Thực sự là vậy. Tôi nghĩ có những lý do khác chẳng hạn như tôi muốn là một nhân chứng và những điều tương tự, nhưng tôi chủ yếu là phù vân.
Người ta có phản ứng nào khi anh “bộc lộ” về mình? Khi nào thì người ta bắt đầu nghĩ anh là anh chàng đồng tính có trang blog?
Ngày mà tôi viết công khai trong bài viết của mình, tôi nhận được rất nhiều bình luận, email và tin nhắn. Hầu hết là từ những người tôi không biết, ngoài trừ tin nhắn, và một phần rất đông là từ những người biết tôi đã lâu và chỉ muốn nói họ vui mừng và tự hào vì tôi đã làm điều này. Họ nghĩ tôi can đảm chừng nào và họ vinh dự là bạn của tôi và những thứ tương tự. Nói cách khác, tôi không thể nghĩ đến một người bạn, thành viên trong gia đình, hoặc người quen biết mà đã không đón nhận sự bộc lộ này với sự ủng hộ.
Tôi nghĩ tôi sẽ có một phản ứng rất khác biệt nếu tôi không độc thân (sống khiết tịnh). Khi tôi nhận phản ứng tiêu cực, điều tôi thỉnh thoảng nhận từ những người không đồng ý với những điều Giáo hội dạy, họ nói tôi bị làm trở nên một gương mẫu, tôi bị dùng – điều này cũng như nói những người Kitô hữu bảo thủ hết sức vui mừng khi có một người họ có thể chỉ đến và nói, “Xem kìa, đây là một người đồng ý với chúng ta.”
Bạn có nghĩ việc bị cáo buộc là một “tấm gương” có nghĩa là người ta tức giận vì sự độc thân của bạn?
Đó là một câu hỏi làm chú ý. Tôi nghĩ rằng một số người đang tức giận tôi vì những gì họ cho là giống như ‘hội chứng Stockholm,’ và tôi thực sự đã nghe cụm từ đó được dùng nhiều hơn một lần. Người ta nhìn thấy tôi bảo vệ các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, về tình dục, và điều họ nhìn thấy là một người đang được dạy để đè nén bản chất tự nhiên của mình quá lâu đến nỗi người ấy sẽ thực sự tin những điều người ta đã nói về anh – đó là những gì họ nhìn thấy.
Điều thực sự là gì?
Tôi không thể kết luận về chính mình nhưng nếu bất cứ ai trong những người tố cáo tôi là “tấm gương” hoặc mắc phải ‘hội chứng Stockholm’ hay bất cứ điều gì tương tự mà thực sự đọc những điều tôi đã nói họ sẽ thấy rằng 1) Tôi không chấp nhận cách mù quáng bất cứ điều gì tôi được bảo về tính dục, trái lại tôi luôn đem nó vào trong trải nghiệm của tôi. Và 2) Tôi thừa nhận rất rõ ràng những khó khăn vốn có trong cuộc sống tôi sống và tôi không giả vờ chúng không hiện hữu. Tôi nghĩ tôi sẽ không làm một trong hai điều đó nếu tôi mắc phải “hội chứng Stockholm.”
Trang blog của bạn có tựa đề “Công giáo, đồng tính và cảm thấy không sao cả,” và bạn đã dùng từ “gay” trong suốt cuộc đàm thoại. Bạn có ý nghĩ gì về từ đó, thay vì từ “thu hút đồng tính” hoặc những từ khác?
Đó là một câu hỏi khó và câu trả lời là quan điểm của tôi đã thay đổi liên tục vì thế tôi không nghĩ tôi chắc chắn về quan điểm của mình.
Tôi đã luôn dùng từ ấy. Thường là tôi sẽ dùng từ ấy khi tôi viết, nhưng trong đối thoại nội tâm và trong đàm thoại riêng tư tôi sẽ dùng ‘bị thu hút bởi người đồng giới’. Tôi đã quen đùa rằng lý do duy nhất tôi dùng từ ‘gay/đồng tính’ là để trang blog của tôi có thể xuất hiện trên google hơn vì bạn biết nếu bạn dùng công cụ của công nghệ để nói về đức tin, thì bạn phải hiểu biết về điều Google sẽ tìm và điều gì Google không quan tâm.
Nhưng tôi nghĩ sự thay đổi xảy ra chủ yếu khi tôi bắt đầu nghĩ mình sẽ công khai, vì khi tôi trở nên công khai hơn tôi sẽ tiếp xúc cởi mở hơn với những người xác nhận mình là đồng tính hoặc chiến đấu với thu hút đồng tính, hoặc bất cứ điều gì. Và tôi thấy rất nhiều người trong họ oán giận rất nhiều đối với những người cương quyết không dùng từ ‘gay’.
Tại sao họ oán giận?
Vì một vài lý do. Đây thực sự là một chủ đề phức tạp và tôi không biết cách nào để giải nghĩa điều gây xúc phạm về nó. Trước hết nó là điều chướng tai gai mắt khi phải nghe bạn chỉ nên gọi mình theo một cách định sẵn. Và thực sự tôi rất ít khi cảm thấy tôi nên dùng từ ‘gay’ hay không, nhưng lần tôi cảm thấy mạnh mẽ là khi ai đó bắt đầu quở trách tôi về nó. Vì điều này thì hết sức xâm phạm.
Đây là chủ đề mà có thể trở thành một xung đột rất nhanh chóng. Đây là điều mà người ta cảm thấy, và tôi nghĩ là phải lẽ, là người ta đã bị bó buộc để giữ thinh lặng hầu hết cuộc đời của họ – và nhiều người đã bị bó buộc, dù là bị bó buộc bởi việc rõ ràng và thực sự sợ vấn đề đồng tính giữa những người thân yêu, hoặc chỉ là sự hiểu biết văn hóa chung chung nên bạn không đề cập đến thứ chuyện này. Bạn có một nhóm người đã cảm nhận điều này hầu hết cuộc sống của họ, và rồi bạn nghe người ta nói ‘Ồ, thật cũng hay là anh nói về điều đó lúc này, nhưng để có sự minh bạch, anh nên nói về nó cách này hoặc cách kia.’ Điều này thì rất là bực bội và mang vẻ là kẻ bề trên vì đây là những người không có chút hiểu biết gì về việc là người đồng tính lại bảo bạn nên nói hoặc không nên nói thế nào về nó, và từ nào thì okay hoặc không okay để gọi chính mình.
Anh cũng áp dụng lời chỉ trích ấy cho Giáo hội vì Giáo hội không bao giờ dùng từ ‘gay’ trong các văn luận của mình?
Tôi hiểu tại sao Giáo hội không dùng từ ấy. Tôi không biết liệu điều này vẫn tiếp tục hay không. Tôi không có cảm giác cay đắng nào về Giáo hội nói chung về điều này.
Đây là lý do tôi chưa có thể đi đến một quan điểm vững chắc về câu hỏi này – vì vấn đề là người thế tục và người Kitô hữu có hai quan điểm khác nhau về từ ‘gay’.
Anh có thể giải thích thêm?
Thật khó để giải nghĩa. Nhưng bạn biết trọng tâm của nó là gì không?
Khi tôi nói với người bạn cùng phòng tôi là gay, điều đầu tiên anh ấy nói với tôi là, ‘Anh muốn nói về thu hút đồng tính?’ Và đó đúng là điều sai lầm để nói, nhưng tôi không giận anh ấy. (Cười) Nhưng trọng tâm là tôi đang nói cho anh ấy một điều cực kỳ cá nhân này và anh ấy bảo tôi cách nào là đúng đắn để cảm nhận nó, ngay lập tức, ngay từ lúc khởi sự.
Tôi nghĩ lý do người Kitô hữu thường không thích từ ‘gay’ là vì nếu ai đó nói rằng họ ‘gay’, họ thường ngụ ý rằng đây là khía cạnh không thể thay đổi được của cá tính của họ. Trái lại, tư thế mặc định giữa nhiều người Kitô hữu là đồng tính luyến ái là điều có thể thay đổi. Ngụ ý không nói ra là nếu bạn xác nhận mình là ‘gay’, thì bạn có lẽ đã không cố gắng đủ để sống như người dị tính. Và tôi nghĩ đây là tại sao khi nghe rằng bạn không nên dùng từ ‘gay,’ họ cảm nhận là bạn khinh khi họ.
Điều cũng đúng là một số người có thể thay đổi đến mức độ nào đó, nhưng nó là điều hết sức xúc phạm khi cho rằng lý do duy nhất mà ai đó không thay đổi là vì họ đã không cố gắng. Và dù rất ít người cả gan để nói rõ điều đó, tôi thật sự tin rằng đó là ý nghĩ đằng sau hành vi đó.
Bạn nghĩ Giáo hội nên làm gì, cộng đoàn Kitô giáo nên làm gì để giúp dỡ những người đang chiến đấu với đồng tính?
Đó thực sự là câu hỏi rất hữu ích! Tôi sẽ bắt đầu trước hết để nói tôi vô cùng biết ơn tổ chức People Can Change (Người ta có thể thay đổi). Đây là một tổ chức được lập nên chính là vì ý tưởng đối với đồng tính việc thay đổi hoàn toàn là điều có thể. Tôi biết ơn họ không vì họ ‘đã làm tôi trở thành người dị tính’ nhưng vì họ đưa đến cho tôi một khoảng không gian để tôi giải quyết một vài những vấn đề của tôi, phần nhiều trong những vấn đề này hóa ra không chính xác là liên quan đến đồng tính, những chỉ là những vấn đề cảm xúc cần được xử lý.
Tôi nghĩ nhiều người đồng tính nam và nữ thực sự có những vấn đề về cảm xúc mà không được giải quyết nếu người ta bảo họ mọi sự thì đã okay. Nhưng trái lại thì cũng nguy hiểm vì chúng ta có nhiều người Kitô hữu đã suy nghĩ ngay lập tức là nếu ai đó là người đồng tính, thì họ phải có nhiều vấn đề cảm xúc khác nhau mà cần được nhìn đến, và điều này không nhất thiết đúng. (Cười) Vì thế bạn thấy tại sao điều này thì khó khăn.
Nếu sự hiểu biết trong thế giới Kitô giáo cho rằng đồng tính luyến ái là một “rối loạn/lệch lạc,” và hành vi đồng tính là tội, thì dường như điều hợp lý cho người Kitô hữu là chúng ta muốn giúp đỡ những người Kitô hữu anh em, những người bị “lệch lạc” được trở thành “trật tự.” Bạn nghĩ có vấn đề gì với lý lẽ đó?
Tôi nghĩ có vấn đề về cách nói. Có một sự khác biệt quan trọng nhưng tinh tế khi nói một người có xu hướng bị rối loạn/lệch lạc và nói rằng một người bị rối loạn.
Giáo hội phải rõ ràng về ‘bản chất của đồng tính luyến ái là gì,’ nhưng không thể chẳng hạn tuyên bố nó là một rối loạn tâm thần. Nhiều người giả định rằng khi Giáo hội nói ‘đồng tính luyến ai bao gồm một xu hướng rối loạn/lệch lạc,’ họ dùng từ ‘rối loạn/lệch lạc’ và giả định rằng Giáo hội muốn nói ‘rối loạn tâm thần.’ Nhưng tôi nghĩ Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã cố ý nói theo cách mà chúng ta không thể kết luận điều đó nếu bạn đọc cẩn thận. Nhưng bạn phải đọc cẩn thận.
Giáo hội không bao giờ thay đổi những nguyên tắc cơ bản của mình (vì chúng không thuộc về Giáo hội mà là của Chúa), nhưng khi điều gì mới xảy đến, thì luôn là câu hỏi “những nguyên tắc cơ bản truyền lệnh gì trong hoàn cảnh riêng biệt này?” Rất nhiều khi những nguyên tắc này không nói những điều chúng ta nghĩ nó nói nhưng cần một thời gian để suy ra điều đó.
Anh nghĩ những nguyên tắc cơ bản đó là gì mà đang hướng dẫn điều Giáo hội dạy về đồng tính luyến ái?
Rằng nam là nam và nữ là nữ và hai giới tính không giống nhau.
Anh muốn giải nghĩa về điều đó không?
Không không. (Cười).
Tôi nghĩ là suy đến cùng, nam nữ thì khác nhau. Thứ hai, eros/ái tình thì khác với tình bạn, và thứ ba những hành vi thể lý có ý nghĩa thiêng liêng.
Tôi nghĩ những điều đó là những tiên đề cơ bản mà chúng ta phải sử dụng ở đây. Và tôi nghĩ đây chính là những điều người ta đang tranh cãi. Tôi không nghĩ Giáo hội đang tranh cãi về nó và tôi không nghĩ Giáo hội nên làm điều đó, vì theo tôi nghĩ, những điều đó hoàn toàn cơ bản cho biết những gì Giáo hội nhìn thấy về con người. Nhưng những điều đó đang được tranh cãi kịch liệt trong văn hóa rộng lớn hơn.
Tôi sẽ nói với bạn cách tôi nhìn thấy về chính mình và điều tôi làm, không chỉ về mặt đồng tính nhưng với cách tôi cố gắng sống đức tin Công giáo của tôi nói chung. Tôi cố gắng sống đời tôi dựa trên những nguyên tắc hợp lý với tôi như một con người và hòa hợp với điều tôi biết về bản chất con người và với điều thế giới đã khám phá về bản chất tự nhiên của con người. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng nếu sự gì là chân thật, nó cũng thuộc về niềm tin Kitô Giáo: rằng mọi chân lý là chân lý của đức tin Kitô giáo, và không thể nào có sự thật về bản chất con người và không trung hòa được với điều Giáo Hội dạy về bản tính con người.
Chuyển ngữ từ What does it look like to be gay – and a practicing Catholic?
Leave a Reply