Lời từ video:
“Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.
Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt”.
Đoạn tuyên bố quá kỳ lạ, khi đặt câu cuối sau 3 câu đầu. “Bởi thế”, từ đó có vẻ bất ngờ, nhưng ở đó có một lệnh truyền, một lệnh truyền tốt lành. Để tôi nói cho bạn nghe, ai không làm theo lệnh ấy, là người có khoảng thời gian kinh khủng trong hôn nhân. Nên biết điều này sẽ rất tuyệt nếu bạn đã lập gia đình hay chuẩn bị lập gia đình.
Chúng ta gắn bó với cha mẹ mình cách rất mạnh mẽ vì lý do chính đáng. Lệnh truyền ở đây nói sự gắn bó đó là cái thứ yếu khi bạn kết hôn. Khi bạn không từ bỏ cha mẹ mình, hôn nhân bạn đổ vỡ. Tôi cho rằng bạn đáng lãnh nhận sự suy sụp, vì nó phản ánh sự thiếu trưởng thành mang bệnh lý của bạn và việc bạn không muốn tách mình ra khỏi vòng kìm kẹp của cha mẹ, những người hay can thiệp quá đà.
Nhưng một điều vô cùng sâu sắc trong lệnh truyền này. Nó khá phức tạp. Một trong những ý tưởng ở đây là Adam nguyên thủy không phải là một người đàn ông tách bạch, mà là một thể lưỡng tính. Nơi thể lưỡng tính đó, có một sự hoàn hảo bất phân và rồi nó được phân chia thành người nam và người nữ.
Một phần trong mục đích của con người là hợp nhất lại với nhau thành một thể thống nhất, hầu tái lập sự hoàn hảo ban đầu. Đó thực sự là mục tiêu của hôn nhân nhìn từ khía cạnh tâm linh. Và nếu bạn đọc Carl Jung bạn sẽ thấy điều đó; ông có viết khá nhiều về điều này. Những điều ông viết là một ý tưởng thật đẹp.
Tôi có mấy người bạn kết hôn bên Thụy Điển. Họ đến từ phía Bắc Alberta, nhưng cả hai đều có gốc gác Thụy Điển. và trong lễ kỷ niệm kết hôn, họ lặp lại nghi thức họ từng làm khi cưới họ cùng cầm một cây đèn cầy, khi họ kết hôn. Bạn nghĩ tại sao lại cây nến? Đó là nguồn sáng, nguồn chiếu sáng. Nguồn khai sáng. Là cái cây nến bạn đặt trên cây thông Giáng Sinh bên Châu Âu. Nó là ánh sáng xuất hiện giữa bóng tối giữa sâu thẳm đêm đông. Nó là biểu tượng của sự sống trong đêm tối. Đó là sự xuất hiện trở lại của mặt trời… vào thời điểm đen tối nhất, lạnh lẽo nhất của năm. Nó cũng được liên kết tượng trưng với ngày Chúa Giêsu Kitô ra đời vì những lý do phức tạp. Ngọn nến nói lên tất cả những điều ấy.
Câu hỏi tiếp theo, sao bạn lại cầm cây nến cao lên? Câu trả lời là vì khi nó ở trên bạn, nghĩa là bạn ở dưới nó. nó đơn giản hóa, nó là một cái gì đó siêu việt. Vì sao cả 2 bạn đều phải cầm cây nến? Vì cả hai đều phải giữ lấy ánh sáng, phải không? Cả hai bạn phải lệ thuộc vào ánh sáng. Rồi bạn hỏi, ai sẽ là người có trách nhiệm cho hôn nhân? Là ánh sáng. Đó là ý nghĩa của nó.
Các bạn đến với nhau và nên một. Không còn là hai nữa. Việc nên một này, không là vì nó tốt cho bạn, cũng không vì nó tốt cho vợ bạn. Nó tốt cho hôn nhân. Và hôn nhân là việc bản thể kết hợp đó là sự hợp nhất của bản thể lưỡng tính lúc khởi đầu. Ý tưởng là vậy đó. Và đó là tất cả những gì gói ghém nơi bốn câu này.
Những câu này từ Kinh Thánh có một lịch sử diễn dãi vô cùng tận gắn liền với chúng. Những diễn giải bất cùng tận. Và đó chỉ là một câu trong đoạn.
Nó còn là lời giải cho ý tưởng đàn bàn được rút từ đàn ông ra, rõ ràng là một tiến trình sinh học đảo ngược; nó làm cho người nữ, ở một khía cạnh nào đó trở nên lệ thuộc vào người nam. Điều đó không được ngụ ý trong đoạn Kinh Thánh. Tôi hoàn toàn không thấy điều đó trong văn bản này.
Một điều khác cũng gắn liền với nó. Và ý tưởng là… Àh, trong phim… Người đẹp ngủ trong rừng… Cô công Chúa này chìm vào giấc ngủ. lý do cô ngủ là vì hẳn bạn nhớ cái gì diễn ra: cha mẹ cô lớn tuổi, nên họ khao khát có được đứa con giống như bao người ngày nay. Và họ chỉ có một đứa thôi, cũng giống bao nhiêu người ngày nay. Họ không muốn điều gì xảy ra với con của họ vì có được một đứa con tuổi này là một phép màu. Và chỉ có một đứa con. Con bé là Công Chúa. Họ giống kiểu… chúng ta không được để bất cứ gì quanh con bé [có thể làm hại con bé].
Rồi họ có một buổi tiệc mừng con bé rửa tội, đúng không? Họ mời hết thảy mọi người, trừ bà (phù thủy) Maleficent. Maleficent là bà mẹ khắc nghiệt. Bà là [thế giới] tự nhiên. Bà ta giống kiểu… sự phá hoại trong đêm. Có thể nói, Bà ta là sự tàn độc. Bà ta là tất cả những gì bạn không muốn con mình gặp phải.
Nên vua và hoàng hậu nói, Chúng ta không mời bà ấy đến tiệc mừng rửa tội. Chúc may mắn nhé. Một câu chuyện đầy khúc mắc phải không? Người mẹ Ơ-đíp là người mẹ phá hủy con mình bằng việc khước từ, bằng việc bảo bọc nó quá mức, để thay vì trở nên mạnh mẽ nhờ chạm trán với một thế giới kinh khủng thì chúng trở nên yếu đuối, vì được bảo bọc quá nhiều. Khi chúng được thả vào thế giới, chúng không thể sống được. Và đó là câu chuyện Người Đẹp Ngủ Trong Rừng. Đó là những gì vua và hoàng hậu đã làm.
Họ xin lỗi Maleficent khi bà ta xuất hiện. Họ nêu một loạt các lý do buồn cười giải thích vì sao không mời bà ta. “Chúng tôi quên.” Bạn đâu thể quên chuyện như vậy. Và Bà ta cũng thấy ra. Toàn bộ sự thật kinh hoàng của cuộc sống, bạn không quên điều đó khi bạn có con, đó là điều chắc chắn. Bạn ước gì tránh được nó, nhưng bạn không quên nó.
Câu hỏi đặt ra là, Bạn có mời nó đến buổi tiệc không? Và câu trả lời là, nó phụ thuộc sâu sắc vào việc bạn muốn con bạn vô thức tới mức nào. Nếu bạn muốn con bạn vô thức, thì có thể có thêm lợi thế cho bạn là nó sẽ không rời khỏi nhà. Và bạn lợi dụng chúng cho quãng đời buồn bã còn lại của mình thay vì tự tìm việc gì đó để làm.
Tất nhiên, bạn có thể thù hằn chúng nếu chúng có… bất kỳ thúc đẩy nào để can đảm như khi bạn hy sinh bản thân 30 năm trước nhưng lại muốn dập tắt nó, ngay khi bạn thấy nó phát triển nơi con mình. Nó là điều gì đó khá dễ chịu. Đó là những gì xảy ra trong Người đẹp ngủ trong rừng. Ừ, phải rồi, không có gì là dễ chịu đâu. Không có gì trong câu chuyện này là dễ chịu cả.
Cho nên Người Đẹp Ngủ Trong Rừng vô cùng ngây thơ. Họ đưa cô vào rừng và dạy cô bằng 3 thứ này: sự tốt bụng, đôi giày, và các bà tiên. Những thứ cũng hoàn toàn không có bất kỳ sự cứng cỏi và sức mạnh thực sự nào. hoàn toàn không có sự khắc nghiệt, tàn độc nào nơi họ.
Và rồi chàng hoàng tử ngốc đầu tiên đi ngang qua, cô đem lòng yêu, đến nỗi cô mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn khi anh ta cưỡi ngựa đi khỏi. =)) Đúng không? Truyện vậy đó. Và sau đó cô ấy đi vào Lâu đài và cô hết sức rối loạn vì cô ấy đã gặp tình yêu của đời mình chỉ trong vòng 5 phút!
Đó là lúc khung quay sợi, khung quay của số phận bật lên và cô đâm ngón tay mình, đúng không? Họ cố gắng loại trừ tất cả khung quay sợi. Họ cố gắng loại bỏ tất cả khung quay số phận với mũi kim nhọn của chúng. Nhưng cô nhìn thấy cái chọc đó, nhấn ngón tay vào đó và cô ngã xuống trong vô thức.
Cô ấy muốn mình vô thức. Không có gì đáng thắc mắc. Suốt đời mình, cô đã được bảo vệ. Cô ấy thật ngây thơ đến nỗi mối tình đầu của cô gần như giết chết cô. Cô ta muốn ngủ và không bao giờ thức dậy nữa. Đó chính xác là những gì diễn ra. Rồi cô phải đợi hoàng tử đến cứu.
Bạn nghĩ, sao thấy câu chuyện này phân biệt giới tính quá? Thật vậy bởi vì đó là cách câu truyện này được đọc trong thế giới hiện đại ngày nay. Kiểu như… Cô ta cần gì hoàng tử tới cứu? Cho nên Disney mới làm Frozen, một thứ rác rưởi hoàn toàn kinh khủng. Cho nên bạn có thể nói, Công chúa không cần Hoàng tử đến cứu. Nhưng, đó là cách nhìn phiến diện vào câu chuyện.
Vì Hoàng tử đâu chỉ là một người đàn ông tới để giải cứu một người phụ nữ. Anh ta có vấn đề của riêng mình. Anh ta có cả một Con Rồng dữ tợn mà anh ta còn phải đấu tranh. Nhưng Hoàng tử cũng đại diện cho ý thức của người nữ. Ý thức của cô được thể hiện rất thường xuyên trong các câu chuyện mang biểu tượng nam tính, cũng như ý tưởng về logos (nhận thức-lời).
Ý tưởng đó là: nếu không ý thức dũng cảm tiến về phía trước, bản thân người nữ sẽ chìm vào vô thức và sợ hãi. Bạn cũng có thể hiểu nó theo nghĩa người nữ đang ngủ mê ấy cần người nam đánh thức. Tất nhiên, người nam cũng cần người nữ đánh thức anh. Nó giống y chang nhau. Đó là Rồng lửa trong truyện Người Đẹp Ngủ Trong Rừng.
Nhưng nếu cô ấy chỉ vô thức, tất cả những gì cô ấy có thể làm là nằm đó và ngủ giấc ngủ của một kẻ ngây thơ và chết tiệt. Cô ấy phải tự đánh thức mình và mang cái ý thức của mình, cái ý thức nam tính của chính mình ra trước phía trước để có thể tồn tại trong thế giới này. Phụ nữ thời nay đang điên cuồng làm điều đó. Nhưng đó là một phần được kể trong một câu chuyện như vậy.
Đó là một phần những gì ẩn trong ý tưởng này: Có thể nói, trừ phi, người nữ được rút từ đàn ông ra, bằng không cô không phải là người. Cô chỉ là một tạo vật. Và đó là một phần những gì được đặt sâu vào câu chuyện này. Hẳn bạn không muốn đọc nó theo cái lối gia trưởng… Bạn không muốn đọc cái gì theo lối đó cả. Đó là sự thật… tôi không đi vào đề tài này. Nhưng thật sự, chúng ta có thể làm tốt hơn vậy.
“Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.”
Một điều khác nữa về hôn nhân, điều này cũng đáng để biết, tôi học nó một phần nhờ đọc sách của Carl Jung. Kiểu như cưới về rồi làm gì? – Thật dễ để trả lời. Bạn lấy một người vừa vô dụng vừa kinh khủng như bạn, rồi bạn tự ràng buộc mình với người ta, rồi bạn nói… “Dù gì xảy ra đi nữa, tụi mình không bỏ trốn em nha”. Đúng, điều đó thật tuyệt vời, bởi sau đó bạn không được chạy trốn.
Vấn đề là, nếu bạn có thể từ bỏ nơi đó, hai bạn không thể nói cho nhau nghe sự thật được, bởi nếu bạn nói cho người khác sự thật về bạn mà họ không bỏ trốn, thì nghĩa là họ đã không lắng nghe. Và nếu không có ai bên cạnh bạn nghĩa là không có ai bỏ chạy, thì bạn đâu có ai để mà nói thật (cho họ nghe). Và đó, là một phần mục đích của hôn nhân.
Kiểu như… Ok, Anh đặt cược nơi em, và em đặt cược nơi anh. Một cược chưa đặt đã biết là sẽ thua. Cả 2 đều biết. Nhưng trong hoàn cảnh (bất toàn) hiện nay của chúng ta, chúng ta dường như không thể tìm thấy ai tốt cho ta hơn. Chắc chắn là vậy. Bạn biết đó…
Có 2 thứ xuất phát từ điều này. Điều thứ nhất, người ta đang chờ để gặp được Mr. Right hay or Mrs. Right. Như thể… Này, ở đây có điều bạn cần suy nghĩ để có thể vững bước. Nếu bạn đến một bữa tiệc và gặp được Mr. Right anh ta nhìn bạn mà không la hét bỏ chạy, điều đó cho thấy anh ta chắc chắn không phải là Mr. Right. Phải không? Kiểu như trong truyện cười của Nietzschean: nếu ai đó yêu bạn thì phải ngay lập tức đập tan ảo tưởng của bạn về họ. Đúng không? Kiểu như truyện cười của Woody Allen: Tôi không bao giờ thuộc về một câu lạc bộ chịu coi tôi là thành viên. Đó là một điều rất thú vị để suy nghĩ.
Bạn sẽ tự ràng buộc mình với một người mà cũng không hoàn hảo như bạn. Rồi vấn đề sẽ là bạn có thể phải ở trong một tình huống mà bạn phải thương lượng. Bởi có thể bạn nghĩ, ừ, có một số thứ em không đúng chỗ này, cũng có một số thứ, anh không đúng chỗ kia; và tụi mình đang mắc kẹt với mớ hậu quả [do sự bất toàn gây ra] trong 50 năm tới. Vậy nên, chúng ta nên giải quyết vấn đề này hoặc luôn phải đối đầu với chúng suốt 50 năm tới.
Và những người không có cái tầm mức nghiêm túc đó, những vấn đề đó sẽ không được giải quyết đâu. Bạn sẽ không ý thức được nó, bởi bạn luôn dành sẵn một cánh cửa để trốn chạy. Nó cũng giống việc bạn sống thử với một người.
Bạn biết không, những người sống thử trước khi kết hôn thì hầu như ly dị nhiều hơn, chứ không ít hơn đâu, và lý do là: Chính xác thì bạn đang nói gì với nhau khi sống với nhau? Hãy nghĩ về điều đó. Ừ… Lúc này… Em là cái tốt nhất mà anh có thể tìm được nhờ mánh khóe của mình… Nhưng anh muốn bảo lưu cái quyền tự do của em… Nhỡ khi có ai đó tốt hơn đâm đầu vào anh. Làm sao một người có thể không bị xúc phạm tận tâm can với sự đón nhận như vậy? Giờ họ sẵn sàng chơi cùng với lối suy nghĩ đó, bởi họ cũng đối xử với bạn như vậy. Điều đó là vậy. Kiểu như… ừ, ừ, em biết anh sẽ không cam kết gì với em đâu. Nghĩa là anh không coi trọng em và mối quan hệ của chúng ta trên hết mọi thứ khác. Nhưng nếu em có thể ra khỏi đó, thì em sẵn sàng chịu vậy. Một thứ sắp đặt trớ trêu.
Bạn nghĩ thật ngu ngốc khi tự ràng buộc bản thân với người khác sao? Ngốc thật đó anh bạn. Không nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng so với việc không bị ràng buộc… Thì nó tuyệt hơn nhiều. Bởi nếu không có sự ràng buộc đó (trong hôn nhân) bạn sẽ không bao giờ học được nhiều điều, bởi bạn sẽ né tránh chúng. Nếu bạn luôn có khả năng để từ bỏ thì bạn không thể dạy nhau sự thật. Nó chỉ đơn giản vậy thôi. Bởi bạn có thể từ bỏ. Và nếu không có…bạn không có ai để bạn có thể nói sự thật cho họ…
Leave a Reply