Lời từ video
Matt: Chúng ta đang sống trong hậu quả của ‘quả bom tinh thần’, cuộc Cách mạng Tình dục. Nó như thể chúng ta thực sự là đang sống trong một thế giới hậu tận thế như trong phim khoa học viễn tưởng. Trong đó, những nỗi đau, khao khát, và thất vọng của chúng ta có ý nghĩa hơn nhiều. Trái lại, chúng ta đang sống trong huyền thoại rằng mọi thứ vẫn ổn, không gì thay đổi Trong khi nam giới và phụ nữ đã bị tàn phá bởi Cách mạng Tình dục, bởi sự buông thả, bởi ly hôn, và tất cả chúng ta đều đang bị tổn thương.
Đó là lý do khi người ta phàn nàn về việc tiêu hôn trong Giáo hội Công giáo như thể đó là ‘ly hôn Công giáo’ và con số đó rất cao trong thời đại hôm nay. Tôi nghĩ không phải việc tiêu hôn không bị lạm dụng nhưng khi nhìn thấy chúng ta đã bị tổn thương nặng nề bởi cuộc Cách mạng Tình dục.
Nhiều người bước vào hôn nhân mà không thực sự hiểu họ đang cam kết điều gì. Anh nghĩ sao về điều này?
Jason: Hôn nhân sẽ làm cho những khuyết điểm của bạn nổi lên, giống như dầu tách ra khỏi nước. Đôi khi những khuyết điểm hiện tại chỉ ở dạng mầm mống ở buổi đầu hôn nhân, nhưng dần trở nên rõ ràng một cách đau sầu với thời gian. Để bước vào một mối ràng buộc bí tích, theo luật Giáo hội, bạn phải có khả năng thực hiện các nghĩa vụ cốt yếu của hôn nhân, như sự hiến dâng trọn vẹn bản thân và sự tin tưởng.
Matt: Tôi thường nói rằng bạn phải hiểu hôn nhân là gì và bạn đang đồng ý điều gì. Nhưng tôi đã không nhận ra rằng nó còn cụ thể hơn. Bạn không chỉ cần hiểu về hôn nhân mà còn phải có khả năng thực hiện nó.
Jason: Bạn cần có khả năng sống nghĩa vụ của đời sống hôn nhân. Nếu do chấn thương tâm lý hoặc các vấn đề khác cản trở khả năng trao tặng bản thân. Đối với tôi, sự tự do được đo lường bằng khả năng yêu thương. Bất cứ điều gì cản trở khả năng cho và nhận tình yêu đều hạn chế sự tự do của tôi. Những vấn đề như sức khỏe tâm thần thiếu hụt nghiêm trọng có thể làm cho hôn nhân trở nên vô hiệu. Vì vậy, điều chúng ta cần làm là củng cố chương trình chuẩn bị hôn nhân, để nó không chỉ là nỗ lực cuối cùng để truyền đạo cho các cặp sống thử, vài tháng trước khi họ kết hôn.
ĐTC Phanxicô nói việc chuẩn bị cho hôn nhân bắt đầu từ lúc sinh ra. Vì thế, Giáo hội luôn dạy rằng quá trình chuẩn bị hôn nhân cần được thực hiện để kết hôn, trước hôn nhân, và lâu trước đó nữa. Vì thế, khi tôi thực hiện các buổi nói chuyện về đức khiết tịnh cho học sinh trung học, đó cũng là một hình thức chuẩn bị hôn nhân. Nó cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ thay vì đợi đến vài tháng trước đám cưới. Người ta dành nhiều thời gian chuẩn bị cho đám cưới hơn là cho cuộc sống hôn nhân.
Matt: Tôi nghĩ chúng ta đang sống trong thời gian đầy thử thách. Bạn nghĩ Giáo hội có quyền quy định các cuộc hôn nhân của tín hữu không? Một người muốn tìm được tiêu hôn có thể tin vào quá trình đó không? Người ta bàn luận về sự lạm dụng của tiêu hôn. Tôi nghĩ điều đó có thể xảy ra.
Jason: Đúng, lạm dụng có thể xảy ra. Nhưng nhiều người nhìn vào việc tiêu hôn như thể Giáo hội bắt họ đứng trước tòa án, kiểm tra đời sống của họ, một trải nghiệm cặp đôi bị xâm phạm. Tôi có một người bạn đã trải qua quá trình tiêu hôn và anh ấy nói rằng đó là trải nghiệm chữa lành nhất mà anh ấy từng có. Vì anh ấy từng chịu đựng rất nhiều sự không chung thủy, lừa dối trong hôn nhân và việc nghi ngờ bản thân mình. Có cơ hội để đặt ra trước Giáo hội hoàn cảnh của mình, anh nói văn bản cuối cùng Giáo hội trao cho anh, được viết trong tinh thần cầu nguyện, phải lẽ về mặt thần học, đã làm lại sự bình an sâu đậm để anh có thể bắt đầu một cuộc sống mới. Thay vì luôn tự hỏi nếu mình là một người đàn ông tệ bại vì anh luôn ước muốn hôn nhân nhưng cảm thấy rằng anh chưa bao giờ sống đời sống ấy. Chúng ta cần nhìn thấy Giáo hội như một người mẹ chứ không phải một quan tòa.
Matt: Điều đó nghe rất an lòng. Nhưng bạn sẽ nói thế nào vì ai cũng gặp giai đoạn khó khăn trong hôn nhân. Tôi nhớ có một thời điểm trong cuộc hôn nhân của mình, khi tôi và vợ đã tranh cãi, và đó thực sự là một trải nghiệm đáng sợ. Tôi có cảm giác như, “điều này không phải là không thể tan vỡ.” Tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy trước đó. Và sau khi kết hôn đã khoảng 10 năm, tôi chợt nhận ra rằng mình có thể phá vỡ nó. Điều đó thực sự khiến tôi hoảng sợ.
Vậy bạn sẽ nói gì với các cặp vợ chồng khi họ trải qua những giai đoạn khó khăn, đặc biệt là những giai đoạn thực sự khắc nghiệt như khi họ phải đối mặt với những vết thương từ thời thơ ấu mà họ chưa bao giờ đối diện? Có thể một đứa con qua đời, và chồng hoặc vợ trở nên kẻ nghiện rượu. Làm sao để bạn khuyên một người là họ không nên vội vàng nghĩ rằng họ có thể chọn con đường tiêu hôn, con đường dễ dàng hơn, thay vì cùng nhau vượt qua khó khăn?
Giáo hội mặc định mọi cuộc hôn nhân đều hợp lệ. Đó là điều Giáo hội luôn giả định. Việc tiêu hôn cần phải có bằng chứng và nhân chứng rõ ràng về việc hôn nhân không thành. Giáo hội luôn bắt đầu với giả định về tính hợp lệ của hôn nhân.
Về lúc gặp khó khăn, có vài điều tôi sẽ muốn nêu ra. Thứ nhất, họ nên xem xét việc tìm đến tư vấn hôn nhân và nhận ra rằng sự không tương thích là một phần của mọi hôn nhân.
Tôi từng làm việc với các cặp sắp kết hôn ở San Diego. Luôn là có vài cặp với thái độ tôi phải ngồi đây tham dự lớp này. Tôi nói để bắt đầu, tôi có một bài kiểm tra tương thích có kết quả chính xác 100%. Chỉ cần 30 giây, bạn sẽ biết người họ muốn kết hôn có tương thích với họ hay không. Tôi có thể nhìn thấy họ nhìn nhau lo lắng kiểu đã đến lúc này.
Tôi nói tôi sẽ đưa cho họ bài kiểm tra lúc này. Bạn nhìn qua người bên cạnh bạn. Bạn là đàn ông, cô ấy là phụ nữ, hai bạn không tương thích với nhau rồi. Chỉ vậy thôi.
Tôi nói mọi cuộc hôn nhân đều sẽ đến lúc nhận ra sự không tương thích giữa họ thật là rõ ràng cách oái ăm. Câu hỏi là, chúng ta sẽ làm gì với điều này?
Rõ ràng là bạn nên tìm đến tư vấn hôn nhân. Giả sử bạn đi tư vấn trong một năm, hai năm, thậm chí là năm năm mà không thấy sự thay đổi, thì liệu có nên tìm đến người linh hướng không? Hãy nhờ một linh mục xem xét tình hình để hiểu rõ hơn điều gì đang diễn ra.
Bởi vì nếu bạn nhìn vào bất kỳ tổng thống hay thủ tướng nào, họ đều có một hội đồng cố vấn xung quanh để nhận lời khuyên về ngoại giao, kinh tế, tình báo quân sự. Nếu họ biết lắng nghe, họ sẽ lãnh đạo một cách khôn ngoan. Nhưng nếu họ kiêu ngạo và nghĩ tôi không cần ai giúp đỡ, họ sẽ dễ dàng đưa đất nước vào sự suy sụp.
Tương tự như vậy trong một mối quan hệ hôn nhân, việc tìm kiếm một người linh hướng, một tư vấn Công giáo đáng tin cậy sẽ giúp bạn có thể trình bày mọi thứ rõ ràng và tự hỏi rằng, liệu đây có phải là một vấn đề không thể vượt qua? Hay tôi đang bị thao túng tâm lý khiến tôi nghĩ rằng phản ứng của tôi mới là vấn đề? Hoặc có lẽ chúng ta thực sự có một thiếu sót nghiêm trọng tồn tại ngay từ đầu.
Matt: Điều quan trọng cho những ai đang xem và không hiểu rõ chúng ta đang nói về điều gì. Tiêu hôn là một tuyên bố của Giáo hội nói rằng trong trường hợp này hôn nhân chưa bao giờ xảy ra. Đây không phải là ly hôn theo ngôn ngữ Công giáo.
Jason: Đúng vậy, tiêu hôn thì như thể họ bước vào nhà thờ là hai người độc thân và rời khỏi nhà thờ cũng là hai người độc thân. Việc tiêu hôn chủ yếu xem xét ngày cưới, xem xét sự việc xảy ra: liệu cả hai có thực sự tự do để tiến vào mối quan hệ này không? Có người nào đã kết hôn với người khác chưa? Nếu có, thì rõ ràng đó không phải là một hôn nhân hợp lệ. Có người nào bị ép buộc không? Hoặc có ai bị lừa dối nên không biết rõ mình đang đồng ý về điều gì không? Làm sao có thể đồng ý một cách tự nguyện nếu thậm chí không biết mình đang đồng ý điều gì.
Có rất nhiều yếu tố mà luật Giáo hội xem xét để đánh giá những trường hợp này. Đây là một quá trình dài, thường mất hơn một năm để xem xét kỹ càng những điều này.
Matt: Quy trình này có phải mới có trong Giáo hội không hay nó đã có từ thuở ban đầu?
Jason: Trong Phúc Âm Mát-thêu, Chúa Giêsu nói rằng nếu ai ly dị và kết hôn với người khác, người đó phạm tội ngoại tình, trừ khi hôn nhân đó không hợp pháp. Nhiều người không nhận ra rằng Chúa Giêsu đang ám chỉ một cặp có vẻ như đã kết hôn, nhưng thực chất lại không phải là hôn nhân. Thời đó, với người Do Thái, điều này liên quan đến mức độ quan hệ huyết thống trong hôn nhân, nghĩa là họ có thể kết hôn với người họ hàng gần đến mức nàođể vẫn được coi là hôn nhân hợp pháp.Chúa Giêsu chỉ ra rằng người ngoại giáo thường kết hôn với những người có quan hệ họ hàng gần, trong khi các Kitô hữu sẽ không công nhận đó là một hôn nhân hợp lệ. Vì vậy, Ngài đang nhấn mạnh rằng không phải mọi thứ có vẻ như hôn nhân đều thực sự là hôn nhân.
Nếu đó không phải là một hôn nhân hợp lệ, thì bạn được tự do tiến vào hôn nhân thật sự là hợp lệ lần đầu tiên. Vì thế, bạn không phải là đang tái hôn. Trong ngôn ngữ bí tích, ly dị không hề tồn tại. Vấn đề là “những gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không thể phân ly.” Vì thế câu hỏi là Thiên Chúa đã kết hợp cặp đôi này, hay họ chỉ tự kết hợp với nhau?
Leave a Reply