Hãy tưởng tượng nếu Chúa cho phép bạn trả thù bất kỳ ai nói xấu bạn. Điều này nghe có vẻ như một lời đề nghị hấp dẫn quá phải không? Nếu vậy thì sau đây là cách bạn có thể trả thù mà không cần phải cảm thấy hối hận sau đó. Thánh Phao-lô giải thích:
Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh chị em, hãy chúc phước, đừng nguyền rủa. Đừng lấy ác báo ác cho ai cả; hãy làm điều thiện trước mặt mọi người. Nếu có thể được, anh em hãy hết sức sống hòa thuận với mọi người. Anh chị em thân yêu, đừng tự báo thù ai, nhưng hãy nhường chỗ cho cơn thịnh nộ của Chúa, vì Kinh Thánh đã chép: “Sự báo trả thuộc về Ta; Ta sẽ báo ứng! Chúa phán vậy.” Nhưng nếu kẻ thù anh chị em đói, hãy cho ăn, có khát hãy cho uống vì làm như vậy là anh chị em chất than hồng trên đầu nó. Đừng để điều ác thắng mình nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác. (Rôma 12:14, 17–21)
Khi có kẻ thù xuất hiện và một trận cãi vã xảy ra, đừng cố gắng vượt qua họ bằng những lý lẽ thông minh hoặc những lời ác ý. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng: “Đừng chống chọi với kẻ lắm mồm, cũng đừng chất củi thêm vào lửa” (Huấn ca 8,3). Thay vào đó, hãy thực hành những đức tính trái ngược với tật xấu của họ. Hãy là người sang trọng và không tham gia vào cơn thịnh nộ của người khác. Bởi một khi bạn tham gia, bạn sẽ không còn cách nào quay về với lòng khoan dung của mình.
Có lẽ hành động yêu thương tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm cho người tổn thương mình là tha thứ. Người đó có thể không bao giờ cầu xin sự tha thứ – hoặc thậm chí nghĩ rằng mình đã làm điều gì sai. Nhưng đây không phải là điều bạn có thể thay đổi. Mặc dù việc tha thứ cho người khác trong khi bạn vẫn còn đau khổ là rất khó khăn, nhưng đừng trì hoãn. Đức Kitô đã tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài – trong khi Ngài vẫn còn bị treo trên thập tự giá. Kể cả những người bạn thân nhất cũng phản bội và bỏ rơi Ngài. Tương tự, vết thương của những lời đàm tiếu thường do những người thân thiết nhất với chúng ta gây ra, bởi vì họ thường biết những bí mật sâu kín nhất của chúng ta.
Hãy noi theo gương Đức Kitô: Đừng chỉ dành cho Chúa sự phán xét không mà hãy kêu xin lòng thương xót của Ngài đối với những người đã làm bạn tổn thương. Tình yêu như vậy rất quả cảm và cũng như có sức chữa lành. Nó nâng bạn lên trên những lời đàm tiếu tầm thường và đạt được công đức trên trời bởi cách bạn chọn để đối phó với đau khổ. Hơn nữa, chúng ta có thể cầu xin Chúa tha thứ dựa trên cơ sở nào nếu chúng ta không tha thứ cho người khác vì những tổn hại họ đã gây ra?
Trở về chương 18 của Trang Mục Lục
Leave a Reply