Ai là nhà tư tưởng chủ chốt đã tạo nên đạo đức tình dục hiện đại – ý tưởng của họ định hình những gì được dạy trong sách giáo khoa ngày nay, từ đại học đến mẫu giáo? Khi nhìn vào lịch sử của những ý tưởng này, chúng ta thấy thật trớ trêu là ngay cả những người áp dụng thế giới quan thuần túy duy vật cũng thường dùng tình dục để thay thế tôn giáo. Nếu bạn hình dung vật chất thuộc về tầng dưới, thì ngay cả những người theo chủ nghĩa duy vật cũng tiếp tục leo lên tầng trên và khẳng định ý nghĩa tôn giáo cho tình dục.
Và khi tình dục trở thành một giáo phái thì không gì được phép cản trở nó – đặc biệt là đạo đức Kitô giáo. Tất cả các nhà lý thuyết tình dục nổi bật nhất đều là “những người chỉ trích đạo đức” (mượn cụm từ của triết gia Brian Leiter). Họ coi đạo đức như một trở ngại cho hạnh phúc con người, một thế lực tà ác mà chúng ta phải được giải phóng.45 Hãy cùng gặp một số người có ảnh hưởng nhất và tìm hiểu cách họ tạo nên quan niệm phải lẽ chính trị, chính thống về tình dục của ngày nay.46
Sigmund Freud: Tình dục là bản năng
Sigmund Freud nhìn giống như một nhà khoa học người Đức điển hình, với cặp kính tròn và bộ râu trắng nhọn, một điếu xì gà tròn to kẹp giữa các ngón tay. Freud là một người tận tâm theo chủ nghĩa Darwin, coi tình dục chỉ là một động lực sinh học. Ông viết rằng sự vui thích là “mục đích chính” của toàn bộ “bộ máy tinh thần” của chúng ta. Jonathan Ned Katz, một nhà sử học về tình dục, nói rằng Freud có quan niệm con người là “một cỗ máy có nhiệm vụ đi tìm sự thỏa mãn.”47
Freud thừa nhận rằng việc kiềm chế tình dục là cần thiết cho nền văn minh, nhưng ông dạy rằng điều đó có hại và không lành mạnh đối với cá nhân, dẫn đến chứng loạn thần kinh. Ông không có gì ngoài sự khinh thường đối với những người giữ tình dục trong khuôn khổ ràng buộc giao ước của hôn nhân: “Chỉ những kẻ yếu đuối mới chấp nhận sự xâm phạm trắng trợn quyền tự do tình dục của họ như vậy.”48 Freud đã có ảnh hưởng rộng lớn trong việc thuyết phục thế giới hiện đại rằng giải phóng tình dục là con đường dẫn đến sức khỏe tinh thần và tính dục.
Margaret Sanger: Tình dục là sự cứu rỗi
Margaret Sanger, người sáng lập tổ chức Planned Parenthood, cũng là một người chỉ trích đạo đức. Bà cho rằng lịch sử nhân loại là một cuộc đấu tranh để giải phóng cơ thể và tâm trí chúng ta khỏi những ràng buộc của đạo đức – “thứ đạo đức ác độc chối bỏ cái tôi và ám ảnh với ‘tội lỗi’”. Theo quan điểm của bà, giải phóng tình dục là “phương pháp duy nhất” mà qua đó một người có thể tìm thấy “sự bình yên, an toàn và cái đẹp nội tâm”.49 Đó cũng là phương tiện để tiến tới cấp độ tiến hóa tiếp theo – để “tái tạo chủng tộc” và tạo ra “một nền văn minh thực sự”.
Sanger thậm chí còn dùng đến ngôn ngữ tôn giáo cách rõ ràng: “Thông qua tình dục, nhân loại có thể đạt được sự soi sáng tâm linh vĩ đại và sẽ biến đổi thế giới, soi sáng con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng trần thế.”50
Nếu đây không phải là một giáo phái thì tôi không biết nó là gì. Đối với những người theo chủ nghĩa duy vật, việc đắm chìm trong bản năng sinh học không gì khác hơn là một phương tiện cứu rỗi.
Alfred Kinsey: ngụy khoa học về tình dục
Bộ phim Kinsey năm 2004 đã miêu tả ông như một người anh hùng tiên phong. Nhưng Alfred Kinsey cũng là một người chỉ trích đạo đức. Ông nhấn mạnh nhiều lần rằng tình dục là “một chức năng sinh học bình thường, có thể được chấp nhận dưới bất kỳ hình thức nào.”51
Để giải phóng tình dục khỏi đạo đức, Kinsey giảm nó thành hành động cực khoái về thể xác. Sau đó, ông tuyên bố rằng tất cả các cực khoái đều bình đẳng về mặt đạo đức, dù giữa những người đã kết hôn hay chưa kết hôn, giữa những người khác giới hay cùng giới, giữa người lớn và trẻ em, giữa người lạ hay với gái mại dâm, thậm chí giữa con người và động vật. Ông đã bỏ qua thực tế là liên quan đến các khía cạnh quan hệ, cảm xúc, xã hội, đạo đức và tinh thần của những tình huống này khác nhau một trời một vực. Tất cả những tình huống ấy đều được ông gọi đơn giản là “các phương tiện thoả mãn tình dục”, và ông tuyên bố chúng đều có thể chấp nhận được như nhau.
Cũng như khẩu hiệu hiện nay là “Love is love, yêu là yêu thôi”.
Giống như những người tiền nhiệm, Kinsey tin vào chủ nghĩa duy vật của Darwin, coi loài người bằng ngôn ngữ giản lược là “động vật người”. Bất kỳ hành vi nào được tìm thấy ở động vật, ông cũng coi là quy chuẩn cho con người. Ví dụ, ông tuyên bố rằng một số loài động vật có vú được quan sát thấy có quan hệ tình dục giữa các con đực và thậm chí là với các loài khác. Vì vậy, ông kết luận rằng cả đồng tính luyến ái và tình dục với thú vật đều là “một phần của động vật có vú” và cũng được chấp nhận cho con người.
Kinsey khẳng định cách tiếp cận của ông là khoa học, tuy nhiên phương pháp nghiên cứu của ông rõ ràng là không khoa học. Các mẫu của ông bao gồm một tỷ lệ không cân xứng gồm những kẻ phạm tội tình dục, những kẻ bạo dâm, những thị dâm, những kẻ phô dâm và những kẻ ấu dâm. Đặc biệt, những kẻ ấu dâm đã có hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, Kinsey đã tin lời họ khi tuyên bố rằng những đứa trẻ mà họ tấn công tình dục ưa thích trải nghiệm này.
Kinsey tỏ ra không lo lắng về các phương pháp nghiên cứu phản khoa học của mình vì suy cho cùng động lực thúc đẩy ông không phải là khoa học. Theo giáo sư Paul Robinson của Stanford, Kinsey xem lịch sử “như một vở kịch đạo đức vĩ đại, trong đó các lực lượng khoa học cạnh tranh với các lực lượng mê tín” (ông muốn ám chỉ là tôn giáo và đạo đức đi ngược lại với khoa học). Ông thậm chí còn nói như thể việc đưa ra đạo đức tình dục dựa trên Kinh thánh là bước ngoặt trong lịch sử nhân loại, một kiểu “sa ngã” mà chúng ta phải được cứu chuộc.52 Giải phóng tình dục sẽ là phương tiện cứu con người khỏi sự áp bức tôn giáo và đạo đức.
Wilhelm Reich: Tình dục thời đại mới
Vào những năm 1960, nhà tâm lý học Wilhelm Reich trở thành nhân vật được sùng bái trong phong trào tiềm năng con người (human potential movement). Chính Reich là người đã đưa ra cụm từ “cách mạng tình dục” (trong một cuốn sách có tựa đề đó sexual revolution). Ông rao giảng một thứ tin mừng cứu thông qua việc hoàn toàn đắm chìm trong bản năng tình dục. Theo cách nói của ông, “Cốt lõi của hạnh phúc trong cuộc sống là hạnh phúc tình dục.”53 Ông hứa rằng mọi rối loạn chức năng của con người có thể được khắc phục bằng cách phát triển “khả năng đầu hàng dòng năng lượng sinh học mà không có bất kỳ sự ức chế nào, khả năng xả hoàn toàn mọi năng lượng tình dục thông qua những cơn co thắt dễ chịu không chủ ý của cơ thể.”54
Con rắn trong vườn địa đàng tình dục của Reich là đạo đức Kitô giáo. Ông lên án đạo đức Kitô giáo là một “triết lý giết người”, tạo ra cảm giác tội lỗi và rối loạn thần kinh. Một cuốn sách mô tả triết lý của ông có tựa đề rất thích đáng là Sự cứu rỗi thông qua tình dục (Salvation through Sex). Nó giải thích rằng đối với Reich, cực khoái “là sự cứu rỗi duy nhất của con người, dẫn đến Vương quốc Thiên đường trên trái đất.”55
Robert Rimmer: Tình dục là “Hành động thờ phượng”
Những ý tưởng của Reich đã được phổ biến rộng rãi thông qua cuốn tiểu thuyết năm 1966 của Robert Rimmer có tựa đề Thí nghiệm Harrad (The Harrad Experiment), bán được ba triệu bản và cuốn sách bắt buộc trong các khóa học đại học về hôn nhân và gia đình. Cuốn sách được cho là động lực chính đằng sau việc tạo ra các ký túc xá chung giới ở các trường đại học Mỹ. Quan điểm của Rimmer về tình dục thực sự mang tính tôn giáo. Một nhân vật trong sách nói rằng giao hợp “thực sự là một hành động thờ phượng”. Một nhân vật khác nói, “Những gì những người yêu nhau cảm thấy cho nhau trong thời điểm này [quan hệ tình dục] không gì khác hơn là sự thờ phượng theo đúng nghĩa tôn giáo.” Thông qua tình dục, chúng ta thấy người mình yêu là “thần tính cách rất tự nhiên”.56 Khi tôi học trung học, một chàng trai tôi đang hẹn hò đưa cho tôi một cuốn The Harrad Experiment, rõ ràng là hy vọng khiến tôi chuyển sang tôn giáo tình dục của Rimmer.
Trong phần tái bút cho ấn bản năm 1990 của cuốn tiểu thuyết, Rimmer viết rằng tình dục có thể “trở thành một tôn giáo mới – một tôn giáo nhân đạo, không cần đến một vị thần nào”.
Foucault: Tình dục “quan trọng hơn linh hồn chúng ta”
Rõ ràng, những người kiến tạo nên cuộc cách mạng tình dục có một tầm nhìn về sự cứu chuộc. Triết lý của chủ nghĩa duy vật tuyên bố nó nằm vững ở tầng dưới, lĩnh vực thực tế và khoa học. Nhưng giống như mọi người khác, những người theo chủ nghĩa duy vật tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, và kết quả là họ leo lên tầng trên – ngay cả khi điều đó có nghĩa là biến chính chủ nghĩa duy vật thành một tôn giáo.
Nhưng tại sao những người theo chủ nghĩa duy vật lại chọn tình dục làm tôn giáo của mình? Bởi vì trong chủ nghĩa duy vật, cốt lõi của bản sắc con người nằm ở bản năng sinh học, tự nhiên, bản năng – đặc biệt là bản năng tình dục. Xét cho cùng, tình dục là trung tâm cho sự tồn tại của loài. Thuyết tiến hóa của Darwin thậm chí còn nâng khả năng sinh sản lên thành trụ cột của tiến trình tiến hóa. Bởi vì lý thuyết này không đưa ra tiêu chí độc lập nào về sự thành công nên nó tập trung vào việc tái sản xuất khác biệt – bên nào có con cái khả thi nhất sẽ thắng. Sinh sản là chìa khóa cho sự tiến tới của tiến hóa.
Michel Foucault, một nhà hậu hiện đại người Pháp và là tác giả của bộ ba tập về lịch sử tình dục, viết rằng trước đây, các nhà sinh vật học coi tình dục và sinh sản chỉ là một trong nhiều chức năng của cơ thể. Nhưng chỉ trong vài thế kỷ, tình dục từ chỗ chỉ là một hoạt động của cuộc sống đã trở thành bản sắc cốt lõi của chúng ta. Theo cách nói của Foucault, các nhà di truyền học giờ đây “nhìn thấy trong cơ chế sinh sản chính yếu tố giới thiệu chiều hướng sinh học: ma trận không chỉ của sinh vật sống mà còn của chính sự sống”. Tình dục được coi là “chìa khóa chính” để biết “chúng ta là ai”. . . . Tình dục là lời giải thích cho mọi thứ.” Ông còn đi xa hơn khi nói: “Tình dục đáng để ta hiến mạng cho nó”. Nó “quan trọng hơn linh hồn của chúng ta.”57
45. Brian Leiter, “Morality Critics,” The Oxford Handbook of Continental Philosophy, ed. Brian Leiter and Michael Rosen (Oxford, UK: Oxford University Press, 2007), chapter 20.
46. For greater detail on the architects of the sexual revolution, see my book Total Truth, 142–46; my article “Creating the ‘New Man’: The Hidden Agenda in Sex Education,” Bible-Science Newsletter, May 1990; and my chapter “Salvation through Sex?” in How Now Shall We Live?
47. Jonathan Ned Katz, The Invention of Heterosexuality (Chicago: University of Chicago Press, 1995), 59–60, 61. Freud truyền đạt quan điểm máy móc đó ngay cả trong cách lựa chọn ngôn ngữ của mình, liên tục đề cập đến các xung lực, bản năng và động lực thúc đẩy.
48. Sigmund Freud, Civilization and Its Discontents, trans. David McLintock (London, UK: Penguin, 2004), 40. Freud thậm chí còn nói rằng lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ ngu ngốc là do sự kìm nén tình dục: “Tôi nghĩ rằng sự kém cỏi về trí tuệ rõ ràngcủa rất nhiều phụ nữ có thể tìm thấy được bắt nguồn từ việc ức chế suy nghĩ cần thiết cho việc kìm nén tình dục.” “‘Civilized’ Sexual Morality and Modern Nervous Illness,” Sexual-Probleme (Sexual Problems), originally published in 1908; repr. Read Books Ltd., 2013, 28.
49. Margaret Sanger, The Pivot of Civilization (New York: Brentano’s, 1922), 232. Sanger thực sự tin rằng kiềm chế tình dục gây ra nhiều rối loạn chức năng về thể chất và tâm lý, thậm chí là chậm phát triển trí tuệ. Bà hứa rằng chúng ta bộc lộ tình dục cách trọn vẹn và tự do thì chúng ta sẽ trở thành thiên tài theo đúng nghĩa đen: “Khoa học hiện đại đang dạy chúng ta rằng thiên tài không phải là một món quà bí ẩn nào đó của các vị thần. . . . Đúng hơn là do việc loại bỏ các ức chế và ràng buộc về sinh lý và tâm lý, giúp giải phóng và truyền các năng lực nguyên thủy bên trong con người [ngôn ngữ của Sanger cho năng lực tình dục] để chúng được biểu hiện đầy đủ và cách thần thiêng” (Ibid., 232–33).
50. Ibid., 271.
51. Alfred Kinsey, Wardell Pomeroy, and Clyde Martin, Sexual Behavior in the Human Male (Philadelphia: W. B. Saunders, 1948), 263, italics added. Bản thân Kinsey đã tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ tình dục khác nhau với sinh viên và cộng sự nghề nghiệp của cả hai giới, thử nghiệm các thực hành như tình dục nhóm và chủ nghĩa bạo dâm.
52. Paul Robinson, The Modernization of Sex, 2nd ed. (Ithaca, NY: Cornell University Press, 1988), 49–50, 85.
53. Wilhelm Reich, The Sexual Revolution (New York: Farrar, Straus & Giroux, 1974), xxiii, xxvi, italics in original.
54. Quoted in Eustace Chesser, Salvation through Sex: The Life and Work of Wilhelm Reich (New York: William Morrow, 1973), 44.
55. Ibid., 67.
56. Robert Rimmer, The Harrad Experiment (Amherst, NY: Prometheus Books, 1990), 157, 167. The second character is quoting the philosopher Alan Watts.
57. Michel Foucault, The History of Sexuality, vol. 1 (New York: Random House, 1976, 1978), 78, 156. Foucault is another morality critic (see Leiter and Rosen, Oxford Handbook of Continental Philosophy, 726–33). Nhưng ông miêu tả cả đạo đức và khoa học (đặc biệt là ngành y) là nguồn gốc của sự áp bức. Ông nói, vào thế kỷ 19, các vấn đề đạo đức đã được chuyển hóa thành các quy tắc khoa học về sức khỏe thể chất và tinh thần. Các bác sĩ, bác sĩ tâm thần và các cơ quan y tế của chính phủ đều vào cuộc. Như Foucault viết, đạo đức dựa trên cơ sở khoa học được coi là phương tiện để mở rộng “sức mạnh, sinh lực, sức khỏe và cuộc sống.” History of Sexuality, 125.
Kết quả là các nguyên tắc đạo đức không còn dưới ảnh hưởng của Kitô giáo cho bằng nhà nước và các tổ chức y tế. Và chúng được thể hiện không phải dưới dạng đúng sai mà bằng ngôn ngữ được cho là khách quan của khoa học và y học – tính bình thường và sự biến thái. Tuy nhiên, diễn ngôn khoa học này vẫn có chức năng hướng dẫn đạo đức – như “một bài giảng tuyệt vời về tình dục”, Foucault nói – và do đó ông tố cáo nó cũng mang tính áp bức không kém. Ông cáo buộc những người chấp nhận nó là đồng lõa với sự áp bức của chính họ. Ông kêu gọi các cá nhân nhìn thấu sự đồng lõa của họ và chống lại mọi chuẩn mực và khuôn mẫu về tình dục.
Chúng ta nên thay thế vị trí của đạo đức dựa trên khoa học với cái gì đây? Sức mạnh và thú vui tuyệt đối. Một trong những nhà văn yêu thích của Foucault là Marquis de Sade, và ông đã theo de Sade áp dụng các thực hành tình dục bạo dâm như một phương tiện để đạt được mức độ khoái cảm được cho là cao hơn. Foucault cũng truy hoan với nền văn hóa ma túy những năm 1970, sử dụng các loại ma túy làm thay đổi tâm trí như pot, hashish, thuốc phiện, LSD và cocaine. Xem Weikart, Death of Humanity, 254.
Leave a Reply