Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây (càng nhiều câu hỏi với đáp án là không thì càng nhiều lý do bạn phải chấm dứt mối quan hệ đó).
Quen anh ấy có mang tôi đến gần Chúa hơn không? Tôi có thể thấy bản thân phù hợp với anh ấy không? Tôi có muốn những đứa con của tôi lớn lên giống anh ấy không? Tôi có đang hẹn hò để đi đến hôn nhân? Bố mẹ tôi có chấp nhận anh ấy không? Anh ấy có chung thủy 100%? Tôi có cảm thấy an toàn, tự hào, và được tôn trọng khi ở bên anh ấy? Anh ấy có hút thuốc, rượu chè, trai gái? Mối quan hệ này có giúp tôi trở thành người phụ nữ tôi mong muốn? anh ấy có mang lại những điều tốt nhất cho tôi? Anh ấy có tôn trọng sự trinh khiết của tôi? Anh ấy có yêu Chúa hơn yêu khoái lạc tình dục? Tôi có thể thành thật nó rằng mối quan hệ đó là xúc cảm, thể chất, tinh thần, và tâm lý lành mạnh? Mối quan hệ này có làm tôi gắn bó hơn với gia đình bạn bè không?
Đúng theo lý tưởng, bạn có thể trả lời là có một cách dứt khoát đối với tất cả các câu hỏi ở trên đây. Càng nhiều câu trả lời phủ định, bạn càng phải suy nghĩ nhiều về mối quan hệ này.
Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng phụ nữ không kết hôn thì lo lắng những việc của Chúa, về làm sao có thể phục vụ Chúa và trở nên thánh (1 Cor.7). Bạn có rảnh để lo về những việc của Chúa, hay bạn bị chiếm hết tâm trí bởi vì những xung đột tình cảm với bạn trai hay với những mối quan hệ nói chung? Một vài phụ nữ trẻ bằng lòng duy trì mối quan hệ tệ hại chỉ vì họ sợ phải cô đơn. Họ sẽ chịu đựng thái độ thiếu tôn trọng, thỏa hiệp những giá trị của họ, và cứ tiếp tục mối quan hệ bế tắc đáng lẽ đã nên kết thúc từ lâu rồi. Nếu họ để một người đi, họ sợ họ sẽ không còn gì và tình yêu sẽ bị mất đi mãi mãi. Đừng đầu hàng nỗi sợ hãi này.
Nếu anh ta có một vài vấn đề lớn, đừng tiến đến hôn nhân với mong ước rằng theo thời gian những vấn đề này sẽ tan biến. Điều này không thể vì là bạn đang phủ nhận hiện thực. Nếu anh ta đối xử với bạn thiếu tôn trọng, yêu đối ngược với hành vi của anh ta. Nếu anh ta lắng nghe, xin lỗi, nhận trách nhiệm và sửa đổi hành vi của mình , như vậy anh ta đang tiến bộ. Nếu không, đừng nuôi dưỡng hy vọng sai lầm là anh ta sẽ thay đổi. Nếu bạn muốn biết tương lai anh ta là người như thế nào thì hãy nhìn vào quá khứ của anh ta. Bạn càng chờ lâu để giải quyết những vấn đề của anh ta thì những vấn đề đó càng trở nên nặng nề hơn. Trong suốt tất cả những điều này, sự thúc đẩy để thay đổi phải xuất phát từ chính bản thân anh ta chứ không nên do bạn.
Hiện tại khó khăn không có nghĩa bạn cần chấm dứt mối quan hệ. Rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng chia tay nhau khi mọi thứ trở nên khó khăn. Việc của bạn là nhận ra liệu vấn đề có đáng để chia tay hay nó là vấn đề có thể giải quyết được. Khi bạn cầu nguyện và xin Chúa hướng dẫn, đừng cố tự mình tìm ra câu trả lời. Hãy tìm đến những người bạn tin tưởng, chẳng hạn như những người trong gia đình, một linh mục, bộ trưởng bộ thanh thiếu niên, hay những người bạn. Suy nghĩ về những lời khuyên của họ và lấy dũng khí để từ bỏ.
Bạn quyết định bất cứ gì, hãy quyết định dứt khoát. Bạn càng lưỡng lự, càng trì hoãn qua lại, thì nó càng tệ hơn. Nếu bạn chấm dứt mối quan hệ, đừng lo lắng. Nếu anh ta đúng là người dành cho bạn, khoảng thời gian chia tay này sẽ không gây tổn thương. Cũng đừng vội vàng quay lại mối quan hệ nếu bạn thấy những dấu hiệu cải thiện trong hành vi của anh ta. Một người có thể ngụy tạo người khác để anh ta nối lại mối quan hệ thậm chí thật tâm anh ta chẳng thay đổi gì cả. Chống lại sự cám dỗ, trông đợi vào Chúa, và viết một bức thư cho chính bản thân bạn về tại sao bạn đã chấm dứt mối quan hệ và bạn đang tìm kiếm gì nơi một người chồng. Khi bạn cảm thấy sự thôi thúc quay lại với mối quan hệ đó để cảm thấy thoải mái, bạn sẽ có cái để nhắc nhở bạn chờ đợi cho món quà tốt nhất Chúa sẽ ban.
Khi bạn trở nên gần gũi với một người bạn trai, bạn dễ có thể không nhận thấy những lỗi lầm của anh ta. Một cách để ngăn chặn điều này xảy ra là làm một cái lịch cho những hành vi không lành mạnh của anh ta. Chẳng hạn như, anh ta có thói thiếu tôn trọng hay ve vãn các cô gái khác, hãy đánh dấu vào lịch mỗi lần anh ta làm vậy( không cho anh ta biết). Đúng ra bạn nên rời xa anh ta ngay khi điều đó xảy ra. Nhưng nếu bạn không cảm thấy đủ can đảm để anh ta đi và bạn có thói quen biện hộ cho hành vi của anh ta, thì sẽ khó để phủ nhận bằng chứng khi bạn nhìn thấy mẫu tài liệu mà chính bạn viết.
Nếu bạn chia tay, bạn có thể mong muốn “chỉ là bạn bè”. Nhưng miễn là một trong hai vẫn quan tâm đến người kia, điều này không dễ để làm được. Dù cả hai bạn lại là bạn một ngày nào đó hay không, bây giờ bạn cần có không gian. Khi người ta cố “làm bạn” ngay sau khi chia tay, thường bởi vì họ đang níu chân họ và không muốn buông. Trước đây tôi đã thử làm điều này, và nó chỉ có thể làm tổn hại đến tình bạn trong thời gian dài bởi vì việc chia tay kéo dài dai dẳng.
Và nhớ cầu nguyện với Chúa về điều này. Xin Ngài điều Ngài nghĩ bạn nên làm. Thỉnh thoảng chúng ta chạy loanh quanh và chộp lấy điều chúng ta muốn và hiếm khi ngồi kiên nhẫn để nghe Chúa nói. Ngài vẫn nói dù chúng ta có nghe hay không. Cho đến khi chúng ta quyết định, sống nhân đức trong sạch trong mối quan hệ. Điều này sẽ giúp bạn nhìn thấy rõ hơn. Hơn nữa, một mối quan hệ trong trắng có xu hướng kết thúc hạnh phúc hơn, bởi vì cặp đôi ấy đã không làm điều gì đáng hối tiếc.
Chuyển ngữ từ How do you know if you should break up with the guy you’re dating?
Leave a Reply