Bạn hãy nhìn vào hai trường hợp này và tự xét cho mình nếu ngừa thai nhân tạo là cách giải quyết vấn đề hay gây ra vấn đề.
Vì phương pháp ngừa thai rất phổ biến, việc nhiều người có thai ngoài ý muốn lại còn nhiều hơn bao giờ hết. Sex ngoài hôn nhân trở nên việc thường, và nhiều sex hơn có nghĩa là có thai nhiều hơn. Một số người cãi lẽ rằng nếu người ta được giáo dục về phương pháp tránh thai nhân tạo, vấn đề này sẽ được giải quyết. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng “những chương trình giáo dục về an toàn tính dục và sự phân phối bao cao su đã không giảm tỷ lệ sinh sản ngoài hôn nhân nơi các thiếu niên đã trải qua việc quan hệ tình dục… Sự thật là thiếu niên cần phải dùng bao cao su càng nhiều thì nối kết với sự tăng lên của tỷ lệ sinh sản ngoài hôn nhân1.
Vài năm trước đây ở tiểu bang Colorado, một trường học bắt đầu phát bao cao su cho học sinh. Trong vòng 3 năm, tỷ lệ có thai tăng đến 31% cao hơn mức độ trung bình của nước Mỹ, và trong một năm học con số học sinh có thai trong tổng số 1200 học sinh là 100. Khi việc xảy ra, ban điều hành được nói là “đang tìm lý do để giải thích sự kiện ấy.”2
Khi xảy ra mang thai ngoài ý muốn, nhiều người chọn phá thai để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng một nửa của những số có thai ngoài ý muốn sẽ bị kết thúc bằng việc phá thai. Một số người tranh luận rằng gia tăng việc sử dụng ngừa thai nhân tạo sẽ làm giảm con số phá thai3. Tuy nhiên, cơ quan nghiên cứu của một cơ quan y tế thực hành việc phá thai đã thừa nhận rằng hầu hết những người phụ nữ đã phá thai đã dùng ngừa thai nhân tạo trong tháng mà họ thụ thai!4
Những cặp tình nhân/vợ chồng này cảm thấy rằng “lỗi” của việc thụ thai là vì ngừa thai nhân tạo đã không có hiệu quả. Nhưng khi dùng ngừa thai nhân tạo, họ đã có ý muốn chống lại sự sống. Vì ngừa thai nhân tạo coi việc thụ thai như là một căn bệnh, nhiều người kết luận rằng phá thai là một điều trị. Có một lần tôi thấy một quảng cáo bao cao su gọi việc thụ thai “mẹ của mọi ác mộng.” Với cách suy nghĩ như thế thảo nào nhà nghiên cứu về sex, Alfred Kinsey có nói: “Dù không muốn nói những gì đã được đề cập, tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng chúng ta thấy việc phá thai theo phương pháp thúc sinh (uống thuốc để tống thai ra) có mức độ thường xuyên cao nhất là nơi nhóm dùng phương pháp ngừa thai nhân tạo nhiều nhất.”5 Ngay cả cựu giám đốc của Planned Parenthood (cơ quan y tế dưới danh hiệu giúp đỡ sức khỏe hệ sinh sản của phụ nữ nhưng 27% lợi nhuận của họ đến từ phí phá thai) năm 1973 đã thừa nhận: “Khi người ta dùng ngừa thai nhân tạo, sẽ có sự gia tăng, không phải sự giảm sút, tỷ lệ phá thai.”6 Sau 50 triệu thai nhi bị triệt tiêu, không ai có thể nghi ngờ sự tiên đoán của ông ta.
Cuối cùng, một điều cần biết là bất cứ ai nghĩ rằng ngừa thai nhân tạo làm giảm số phá thai thì đã làm lơ sự thật rằng ngừa thai nhân tạo làm đảo lộn hoóc-môn và gây nên việc phá thai.7 Xem video về diện sinh lý của tình yêu.
Mẹ Têrêsa Calcutta đã không cần nhìn thấy thống kê nào cả. Mẹ đã thừa biết sự nối kết giữa ngừa thai nhân tạo và con số phá thai khi mẹ nói trong bài diễn thuyết với sự hiện diện của ông Bill và bà Hillary Clinton:
“Cách để kế hoạch hóa gia đình là điều hòa sinh sản theo phương pháp tự nhiên (Natural Family Planning or NFP) không phải ngừa thai nhân tạo. Khi tiêu diệt khả năng đem đến một sự sống qua thuốc ngừa thai, người chồng hay người vợ đang làm việc gì đó đến chính bản thân. Việc hướng sự chú ý đến chính mình phá hủy món quà tình yêu nơi người nam hay người nữ. Trong tình yêu, người chồng và người vợ phải hướng sự chú tâm đến người khác giữa họ. Khi tình yêu sống động ấy bị phá hủy bởi thuốc ngừa thai, việc phá thai sẽ là bước kể tiếp dễ dàng xảy ra.”8
1.The Consortium of State Physicians Resource Councils, “New Study Shows Higher Unwed Birthrates Among Sexually Experienced Teens Despite Increased Condom Use” (February 10, 1999).
2.Jana Mazanee, “Birth Rate Soars at Colorado School,” USA Today, May 19, 1992, 3A.
3.Stanley Henshaw, “Unintended Pregnancy in the United States,” Family Planning Perspectives 30:1 (1998), 24–29, 46.
4.Rachel Jones, et al., “Contraceptive Use Among U.S. Women Having Abortions in 2000–2001,” Perspectives on Sexual and Reproductive Health 34:6 (November/December 2002), 296.
5.Mary S. Calderone, ed., Abortion in the United States: A Conference Sponsored by the Planned Parenthood Federation of America and the New York Academy of Medicine (New York: Harper and Row, 1958), 157.
6.Malcolm Potts, Cambridge Evening News, February 7, 1973, as quoted in “The Connection: Abortion, Permissive Sex Instruction, and Family Planning,” Life Research Institute (January 2000).
7.Walter L. Larimore and Joseph B. Stanford, “Postfertilization Effects of Oral Contraceptives and Their Relationship to Informed Consent,” Archives of Family Medicine 9 (February 2000), 126–133.
8.Mother Teresa, February 5, 1994, National Prayer Breakfast, Washington, D.C.
Leave a Reply