Những người theo chủ nghĩa tự do thường nói: “Nếu bạn phản đối việc phá thai thì đừng phá thai. Nếu bạn phản đối việc trợ tử thì đừng làm điều đó. Nhưng đừng áp đặt quan điểm của mình lên người khác.” Thoạt đầu, điều đó nghe có vẻ hợp lý. Nhưng điều mà những người cấp tiến không hiểu là mọi thực tiễn xã hội đều dựa trên những giả định nhất định về thế giới phải như thế nào – một thế giới quan. Khi một xã hội chấp nhận thực tiễn đó, nó sẽ tiếp thu thế giới quan biện minh cho điều đó.
Đó là lý do tại sao những vấn đề như phá thai và an tử không phải là lựa chọn hoàn toàn riêng tư của cá nhân. Chúng liên quan đến việc quyết định thế giới quan nào sẽ định hình cuộc sống chung của chúng ta.
Chúng ta hiểu sự liên hệ rõ ràng hơn khi xem xét các vấn đề khác: “Không thích giết người? Vậy thì đừng giết ai cả. Bạn không thích chế độ nô lệ? Vậy thì đừng sở hữu nô lệ. Nhưng đừng nói với tôi là tôi không có quyền để chọn nó.” Không ai đưa ra những lập luận đó. Chúng ta hiểu rằng việc trao cho các cá nhân quyền giết người và bắt người làm nô lệ chắc chắn hàm ý một thế giới quan—một thế giới quan cho rằng mạng sống của một số người không có giá trị và không đáng được pháp luật bảo vệ.
Tương tự như vậy, việc chấp nhận phá thai hoặc an tử bao hàm thuyết nhân vị mà không thể tránh được – một thuyết cho rằng mạng sống của một số người không có giá trị, không xứng đáng được pháp luật bảo vệ. Và khi thế giới quan đó được hấp thụ, cuối cùng nó sẽ gây ra hậu quả sinh tử cho mọi người. Giới hạn nào cũng sẽ bị đẩy lùi. Những hiệu ứng mất nhân tính đặt hết thảy chúng ta vào tình thế nguy hiểm. Khi những người Kitô hữu tranh luận về chân lý của thế giới quan trong Kinh thánh, họ đang tìm cách bảo vệ nhân quyền và phẩm giá cho mọi người.
Leave a Reply