Trong buổi gặp gỡ các thành viên của Phong Trào Schoenstatt do cha Giuse Kentenich (1885-1968) thành lập ngày 18-10 năm 1914 tại Schoenstatt cách thành phố Bonn 60 cây số về mạn nam, ĐTC lắng nghe và trả lời một số câu hỏi được nêu lên.
“Tôi nghĩ thật rất buồn và đau thương là gia đình Kitô hữu, gia đình và hôn nhân đã chưa bao giờ bị tấn công cách trực tiếp hay gián tiếp như hôm nay.”
…ĐTC nhận xét “biết bao gia đình bị tấn công, các gia đình gánh nỗi đau thương và nhiều cặp hôn nhân đã bị đổ vỡ, biết bao quan niệm duy tương đối về hôn nhân hôm nay” Điều này thì rõ ràng “từ quan điểm xã hội và từ quan điểm bí tích Kitô giáo. Bàn luận và nói những lời tuyên bố về các nguyên tắc là điều tốt đẹp, nhưng chúng ta cần sự chăm sóc mục vụ cá nhân với cá nhân cho những cặp hôn nhân đang gặp khó khăn, cần có sự đồng hành kiên nhẫn. Chúa Giêsu là người Thầy của sự kiên nhẫn: đồng hành, dạy dỗ, chữa lành các vết thương, cùng tiến bước.”
“Bí tích Hôn Nhân là một thành lũy nhưng nó có thể bị biến đổi để trở thành một nghi thức mà họ không hề hiểu ý nghĩa của việc làm này,” ĐTC tiếp tục. “[Người ta hỏi cặp đôi: ] ‘Tại sao các bạn không cưới nhau vì các bạn đang sống chung với nhau rồi?’ ‘Chúng tôi không có đủ tiền’, đây là cách mà khía cạnh xã hội của hôn nhân trở thành khía cạnh chính yếu.” ĐTC khuyến khích những người nghe để họ hỗ trợ những người trong những hoàn cảnh này và ĐTC cũng nói về hôn nhân trước tòa án dân sự, được cử hành tại các văn phòng đăng ký và ngay sau đó vào nhà thờ địa phương để lãnh nhận bí tích. “Đây là một ví dụ về những hành động để xúc tiến hôn nhân.” Nhưng việc chuẩn bị là điều quan trọng để hôn nhân được tồn tại: “Bạn không thể chuẩn bị cho hôn nhân với chỉ hai cuộc gặp gỡ, với hai cuộc bàn bạc. Đây là tội bỏ qua về việc phải làm phía bạn. Chuẩn bị cho hôn nhân đòi hỏi thời gian và sự đồng hành. Nhiều người, thực sự không biết điều họ đang làm, cưới nhau mà không hề biết cưới nhau có nghĩa là gì và nó liên quan đến điều gì,” ĐTC nhấn mạnh.
ĐTC sau đó làm nói “văn hóa tạm thời hủy diệt, không chỉ trong gia đình mà trong Giáo Hội nữa. Chúng ta cần hồi phục nhiều điều thích đáng về gia đình nhưng chúng ta không thể bị ngạc nhiên bởi sự khủng hoảng.” ĐTC nhớ lại Hội nghị Gia đình vừa xảy ra và câu hỏi mà một vị giám mục hỏi: “‘Các Cha xứ có biết một trẻ đau đớn biết chừng nào khi cha mẹ của em chia tay?’.” ĐTC kêu gọi các thành viên của Phong trào Tông Đồ Schoenstatt “đồng hành với các trẻ em và những trẻ em mà cha mẹ đã chia tay.” Trở về với “văn hóa tạm thời,” để trả lời một câu hỏi được đặt ra, ĐTC Phanxicô trả lời “văn hóa tạm thời này tiêu hủy những lời cam kết” và là một triệu chứng của “sự thiếu khả năng để xây dựng những nối kết, nhưng liên minh.”
“Sự chia rẻ,” ĐTC nói, “là vũ khí số 1 của ma quỷ.” Sự chia rẻ tạo nên những khác biệt. Trái lại, “văn hóa gặp gỡ là văn hóa liên minh” ĐTC nói thêm…
“Kết hiệp/liên minh được tạo thành bởi những lời hứa. Điều này lập nên đoàn kết trong Giáo Hội, từ ‘đã chết’ trong những lời được phát hiểu hôm nay vì người ta không nên thốt lên từ ấy. Sự đoàn kết liên quan đến việc tạo nên những nối kết, không phải để tiêu hủy chúng. Trái lại, văn hóa tạm thời tiêu hủy những giao ước và tiêu hủy chẳng hạn giao ước gia đình. Chúng ta sống trong nền văn hóa phá hủy giao ước này. Trong Thánh Lễ, chúng ta cử hành việc làm mới lại sự Liên Minh, không trong bí mật nhưng cách rất thực tế. Việc xưng tội cũng cùng một trường hợp. Mặt khác, việc ngồi lê đôi mách và vu cáo là những nguyên nhân cho sự chia rẻ.” ĐTC sau đó nói về những hậu quả về mục vụ: “Khi Chúa Giêsu Kitô là trọng tâm của đời sống của một người, người này đi trong hướng ngay thẳng. Nếu tôi đặt chính mình, đường lối của tôi hoặc phướng pháp mục vụ của tôi trước hết, mọi sự bị lệch ra khỏi trọng tâm và linh đạo của tôi cũng bị lệch lạc.” “Đấng ở trung tâm là Đức Giêsu Kitô.”
ĐTC cũng tập trung đến vấn đề sống thử. “Hôm nay có những cặp đôi chỉ sống chung với nhau, những người chọn sống chung ‘bán thời gian’. Những hình thức mới này hoàn toàn hủy diệt và hạn chế sự vĩ đại/cao cả của hôn nhân. Đó là tại sao chúng ta có quá nhiều ly thân, ly dị…Chìa khóa để giúp đỡ nằm ở việc tiếp xúc, tháp tùng, chớ không phải chiêu dụ vì hành động này không mang lại kết quả. Trái lại phải tháp tùng với sự kiên nhẫn hết mực.”
“Những người trẻ sống với nhau như bạn trai và bạn gái mà không cưới nhau.” ĐTC minh họa quan điểm của ngài bằng câu chuyện hài hước từ những ngày ở Buenos Aires: “Một bà mẹ hỏi tôi: ‘Tôi có thể làm gì để con trai của tôi cưới vợ?’ ‘Con bà có bạn gái không?’ Tôi hỏi bà ấy. ‘Nếu nó có bạn gái nhưng không cưới người ấy, thì hãy ngừng ủi áo cho nó thì bà sẽ thấy.’”
ĐTC chỉ trích “thần khí trần tục”: “Tất cả chúng ta đều có vấn đề và chúng ta không luôn là nhân chứng tốt lành. Chúng ta bị đè nặng bởi những vấn đề của riêng mình và điều này làm chúng ta không thể trỗi dậy để là những nhà truyền giáo. Đây không là chiêu du, muốn người khác đổi đạo nhưng là đồng hành và chia sẻ.” Một Giáo hội, một phong trào, một giáo xứ mà không hướng ra ngoài gặp nguy hiểm để trở thành một nhóm người chăm sóc vẻ đẹp bề ngoài trong lãnh vực thiêng liêng! Một cộng đoàn đóng kín là một cộng đoàn mắc bệnh.
ĐTC lặp đi lặp lại nhiều lần, sứ vụ đòi hỏi một Giáo hội “hướng ra ngoài và không bị gục ngã bởi “chán nản và mệt mỏi.” Khi gặp dấu hiệu mệt mỏi chúng ta phải hỏi mình: “Điều gì đang xảy ra với tôi? Tôi có đang sống một đời sống ích kỷ? Tôi có bị bối rối, mất đi sự mạch lạc?
Cuối cùng ĐTC nhận xét rằng Giáo hội cần trên con đường tiến bước nhưng đây không là một Giáo hội lang thang; ĐTC giải nghĩa rằng lang thang có nghĩa rằng cuộc sống người ấy xoay quanh chính mình. Điều này có nghĩa là đi quanh trong trạng thái mê hoặc thay vì là người truyền giáo.
Chuyển ngữ từ Francis: Never before has the family been under attack like today
Leave a Reply