Thật quan trọng biết bao Giáo hội phải được biết đến là nơi coi trọng người phụ nữ. Từ chối phá thai là cách thể hiện sự tôn trọng không chỉ đối với đứa trẻ mà còn là đối với người mẹ.
Tôi thấy rõ mối liên hệ giữa hai điều này ngay cả trước khi tôi trở thành người Kitô hữu. Ở tuổi thiếu niên và tuổi trẻ, tôi đồng cảm với phong trào hippie—thức ăn tự nhiên, sinh con tự nhiên, quần áo bằng sợi tự nhiên. Về mặt đạo đức, tôi không phản đối việc phá thai. (Ngay cả sau khi tôi trở thành Kitô hữu, phải mất vài năm tôi mới hiểu tại sao phá thai là sai trái về mặt đạo đức). Tuy nhiên, tôi không coi đó là một lựa chọn một người có thể thực hiện vì tôi coi đó là sự xâm phạm đầy bạo lực vào các quá trình tự nhiên của cơ thể. Tôi tin vào làm việc với chứ không phải chống lại các chức năng tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Sinh đẻ là một chức năng sinh học lành mạnh, không phải là một căn bệnh để phải tấn công bằng các dụng cụ sắc nhọn và hóa chất hủy diệt sự sống. Cuối cùng, tôi tham gia một tổ chức tên là Pro-Life Feminists /Nữ quyền ủng hộ sự sống, bởi vì đối với tôi, một chủ nghĩa nữ quyền chân chính nên ủng hộ, khẳng định và tôn trọng cơ thể phụ nữ cũng như vai trò đặc biệt của cô ấy trong quá trình sinh sản.
Giáo hội cũng nên cố gắng để được biết đến như một nơi trú ẩn cho những người bị tổn thương bởi thái độ hoài nghi nhẫn tâm của nền văn hóa phá thai. Những phụ nữ từng phá thai thường ngại nói chuyện với những người Kitô hữu về điều đó. Một trong những sinh viên học trò của tôi, Nicole, đang theo học tại một trường đại học Kitô giáo thì bị một người bạn trai cũ giận dữ cưỡng hiếp trong phòng ký túc xá. Khi biết mình có thai, suy nghĩ đầu tiên của cô là: giáo hội của tôi sẽ nghĩ gì? Liệu gia đình tôi có bị xa lánh không? Quá hoảng sợ, cô đã đặt lịch hẹn phá thai vào ngày đầu tiên có thể. Kể cả hôm nay, cô ấy vẫn chưa nói với ai trong nhóm Kitô giáo của cô về điều đó.
Nicole nói với tôi: “Kitô hữu dễ để đón nhận một tội phạm bị kết án hơn là một phụ nữ đã phá thai”. “Điều đó nghe có vẻ quá phóng đại, nhưng hãy nghĩ xem: Nhiều giáo xứ có mục vụ cho người trong tù. Nhưng có bao nhiêu mục vụ dành cho phụ nữ đã phá thai?”
Trớ trêu hơn nữa là Nicole là người trong nhóm bảo vệ sự sống khi cô phá thai – và cô ấy vẫn trong nhóm ủng hộ sự sống. Thật bi thảm khi cô vẫn chắc rằng mình sẽ bị nhóm Kitô hữu của cô khước từ đến nỗi cô gạt bỏ tiêu chuẩn đạo đức luân lý của chính mình. Thông điệp nào các nhóm Kitô hữu rao truyền đến với người phụ nữ khiến nhiều người trong họ ngại tìm đến với những nhóm có điều kiện để giúp đỡ họ nhất?
Chuyển ngữ từ Love Thy Body by Nancy Pearcey
Leave a Reply