Tuy nhiên, sống theo văn hóa tình dục không ràng buộc không hề dễ dàng. Trong các cuộc phỏng vấn của mình, Freitas biết được rằng sinh viên phải nỗ lực rất nhiều để tách cảm xúc của họ ra khỏi quan hệ tình dục. Họ thấy thất vọng về những cuộc gặp gỡ tình dục vô nghĩa của mình. Họ cảm thấy tổn thương và cô đơn. Về mặt cá nhân, họ thừa nhận rằng họ ước mình biết cách làm nhiều hơn nữa – cách tạo dựng một mối quan hệ chân chính trong đó họ được biết đến và yêu chuộng về con người toàn diện của họ.
Ngay cả Miley Cyrus cũng nói: “Quan hệ tình tình dục thì rất dễ dàng. Bạn có thể tìm thấy ai đó để quan hệ trong năm giây. Chúng ta muốn tìm một người mà chúng ta có thể nói chuyện. Và là chính mình với họ. Nó giống như mò kim đáy biển.”6
Đồng thời, sinh viên cảm thấy áp lực nặng nề để đè nén sự không hài lòng của mình với văn hóa tình một đêm. Các sinh viên nói với Freitas rằng, nếu bạn thừa nhận rằng bạn muốn nhiều hơn tình dục, bạn sẽ bị gắn mác là người thiếu thốn, đeo bám và phụ thuộc. Một sinh viên tên Amanda nói: “Đây là một cuộc thi xem ai ít quan tâm hơn. Nhưng nếu bạn nói ra bất cứ điều gì trong số này, thì có vẻ như bạn yếu đuối, bạn không độc lập, bằng cách nào đó bạn bỏ ra đàng sau toàn bộ làn sóng thứ ba của chủ nghĩa nữ quyền.”7
Để kìm nén cảm xúc, sinh viên thường tìm đến rượu. Nhiều người thừa nhận rằng say rượu là cách duy nhất để họ có thể quan hệ tình dục với những người họ không thích hoặc thậm chí không quen biết. Một sinh viên đặc biệt thẳng thắn: Mặc dù có bạn tình nhưng cô thừa nhận rằng nếu không có rượu, hai người họ thậm chí không thể duy trì một cuộc trò chuyện. Cô nói với New York Times: “Chúng tôi không thực sự thích nhau ngoài đời khi chúng tôi tỉnh rượu. Thực sự là chúng tôi không thể ngồi xuống và nói chuyện được.”8
George Bernard Shaw đã nhấn mạnh vấn đề tương tự trong vở kịch Too True to Be Good năm 1932 của ông, thậm chí còn sử dụng hình ảnh tầng trên và dưới. Một nhân vật nói: “Khi đàn ông và phụ nữ qua đêm với nhau chỉ để cho vui một chút, họ nhận ra rằng họ đã chuốc lấy nhiều hơn những gì họ mong đợi, bởi vì đàn ông và phụ nữ đều có tầng trên cũng như tầng dưới.” Ông nói thêm: “Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Họ luôn cố gắng; nhưng nó không có hiệu quả.”9
Giới trẻ ngày nay vẫn đang “cố gắng” một cách liều lĩnh nhưng vẫn không được. Freitas viết, “Bất kể học sinh khoác lác hay kể với bạn bè về điều gì, hầu hết đều rất tệ trong việc làm ngơ về các khía cạnh cảm xúc của sự thân mật tình dục.”10
Việc nó không đem lại kết quả mong muốn phải cho chúng ta biết điều gì đó. Điều đó có nghĩa là văn hóa tình dục không ràng buộc dựa trên nhận thức chưa đầy đủ về bản chất con người. Mọi người đang cố gắng sống theo một thế giới quan không phù hợp với con người thật của họ. Bởi vì con người được tạo dựng theo giống hình ảnh Chúa nên quan điểm thế tục sẽ không bao giờ hoàn toàn phù hợp với trải nghiệm thực tế của họ. Niềm tin hình vuông của họ sẽ không bao giờ vừa với thực tại tròn xoe. Kết quả là, trên thực tế, những người không phải Kitô hữu sẽ luôn gặp phải một số điểm mâu thuẫn giữa thế giới quan thế tục và kinh nghiệm đời thực của họ.
Sự mâu thuẫn đó mở ra cơ hội để chứng minh rằng quan điểm thế tục là sai lầm. Nó không phù hợp với thực tế. Những người trẻ đang cố gắng sống theo một thế giới quan không phù hợp với bản chất thực sự của họ, và nó đang xé nát họ bằng những nỗi đau và sự tổn thương.
6. Katy Steinmetz, “Miley Cyrus: ‘You Can Just Be Whatever You Want to Be,’” Time, June 15.
7. Sales, “Tinder and the Dawn of the ‘Dating Apocalypse.’”
8. Kate Taylor, “Sex on Campus: She Can Play That Game Too,” New York Times, July 12, 2013.
9. George Bernard Shaw, “Too True to Be Good: A Political Extravaganza,” Plays Extravagant (London: Penguin, 1981), 93.
10. Freitas, End of Sex, 38. Trong một cuộc phỏng vấn, Freitas giải thích lý do lần đầu tiên cô quan tâm đến việc nghiên cứu văn hóa tình một đêm:
Tôi đã dạy một lớp sinh viên đại học nơi các cuộc thảo luận của họ về văn hóa tình một đêm cũng như mức độ tuyệt vời và tự do của nó đã trở thành trọng tâm của cuộc trò chuyện. . . . Tuy nhiên, vào khoảng giữa học kỳ, các sinh viên đã thể hiện rõ thái độ của mình đối với văn hóa hẹn hò. Một sinh viên đã công khai thừa nhận rằng thành thật mà nói, cô ấy kiểu ghét tình một đêm và không biết tại sao mình lại tiếp tục sống như vậy – chủ yếu là vì cô cho rằng cô cảm thấy mình phải làm vậy. Sau đó, tất cả những người khác đều đồng ý với cô, và đột nhiên lớp sinh viên năm thứ ba và thứ tư nhận ra một thực tế rõ ràng rằng, mặc dù tất cả họ đều biết giả vờ yêu thích văn hóa tình một đêm, nhưng thực tế họ không thích nó chút nào, nhưng lại sợ rằng chắc họ là người duy nhất trong khuôn viên trường cảm thấy như vậy. Điều này làm tôi vô cùng ngạc nhiên—và tôi tự hỏi liệu sinh viên ở các trường khác có cảm thấy như vậy không. Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu. (Amelia Evrigenis, “Author Discusses New Book, ‘The End of Sex,’” The College Fix, July 23, 2013).
Frietas nhận thấy rằng những trường đại học duy nhất không có văn hóa tình một đêm là những trường đại học Tin Lành Phúc âm (Evangelicals).
See Donna Freitas, Sex and the Soul (Oxford, UK: Oxford University Press, 2008).
Leave a Reply