Dựa trên cội rễ gia đình của một con người, các cặp đôi bước vào đời hôn nhân với một chuỗi ngần các sự trông đợi lành mạnh lẫn không lạn mạnh về viễn cảnh đời sống vợ chồng sẽ như thế nào. Trong khi một số người tiếp cận hôn nhân với một hình bóng được lí tưởng hoá, thì một số khác tự tạo ra hình bóng lí tưởng hoá về đời sống vợ chồng trong tương lai. Người như thế có thể đã đọc qua các sách thần học và đã xem qua các bức hình đã được chọn lọc trên mạng xã hội về những cuộc hôn nhân và đời sống gia đình dường như là hoàn hảo, và họ cũng mong đợi rằng tương lai của họ cũng sẽ trông như vậy. Mặc dù lí tưởng về hôn nhân cần được bảo vệ, nhưng hình ảnh thần tượng về hôn nhân thì cần phải được đập tan. Nếu không, như C.S. Lewis nhấn mạnh, mọi thần tượng rốt cuộc sẽ phá tan trái tim của những ai tôn thờ chúng.52
Nếu có người tạo nên một ngẫu tượng từ những gì họ trông chờ nơi hôn nhân, cho rằng nó sẽ là một chuỗi tuần trăng mật dài bất tận, thì những điều sau đây sẽ diễn ra: trong đời sống hôn nhân, đòi hỏi về tình yêu chân chính sẽ bắt đầu đè nặng trên đôi vợ chồng. Và khi điều đó xảy ra, những khuyết điểm của họ sẽ hiện hình với một mức độ tương ứng. Điều này xảy ra cho mọi cuộc hôn nhân. Trong khi một số các cặp đôi cho rằng, trước khi kết hôn, họ đã nên hoàn thiện nơi các nhân đức như kiên nhẫn, biết tha thứ, và biết hi sinh cho tình yêu, thì nó lại tỏ rõ là các phẩm chất ấy chưa hề được đem ra thử thách một cách nghiêm túc bao giờ.
Khi lầm lỗi của hai vợ chồng xuất hiện, nhiều cặp đôi đã cho rằng họ đã chọn lầm bạn đời. Đúng là đôi khi trường hợp này có xảy ra thật (ngay cả Chúa Giêsu cũng đề cập đến một số cuộc hôn nhân vô hiệu),53 thông thường thì chính bí tích hôn phối đang thực hiện công việc của nó. Bí tích này thực chất đang đem những lỗi phạm của đôi vợ chồng ra, đặt chúng lên trên bề mặt đời sống hôn nhân, giống như dầu nổi trên mặt nước vậy, để những gì bất toàn có thể được chữa lành. Trước khi kết hôn, những sự bất toàn vẫn luôn tồn tại, nhưng chúng lại đang ngủ say dưới vỏ bọc của một đời sống dễ dãi thoải mái hơn. Khi đã kết hôn, lỗi lầm của một người sẽ không còn bị che giấu – chúng hiện rõ ra như khi được soi bằng kính hiển vi vậy.
Vì thế, hôn nhân thường bao hàm một quá trình thanh luyện đau đớn. Cặp vợ chồng có thể cảm thấy rằng cứ như là Thiên Chúa đã đặt họ vào trong một bồn đạp nho vậy. Đau khổ có thể làm cho một hoặc cả hai người chất vấn Chúa, tự hỏi không biết có phải Người đã lừa họ chọn lấy bậc sống này hay không. Quãng thời gian đó làm gợi nhớ lại quá trình kim cương được tạo thành. Được chôn sâu dưới lớp vỏ trái đất qua hàng ngàn năm, những viên ngọc quý ấy được cấu thành dưới sức ép của áp lực không thể tưởng tượng nổi. Tương tự như thế, những đau khổ của đời hôn nhân thường không được thấy, hay kéo dài và khắc nghiệt. Nhưng nếu những ai đi hết quá trình thanh tẩy đó, kết quả mà họ đón nhận sẽ thật rực rỡ huy hoàng.
52 C.S. Lewis, The Weight of Glory (New York: Harper One, 2001), 31.
53 Cf. Matt. 19:9.
Leave a Reply