Cùng đích vương giả của hôn nhân, một cộng đồng của tình yêu như trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là để sinh ra (beget) một sự gì đó bên ngoài cặp vợ chồng. Chén rượu hôn nhân quá nhỏ để nó chứa đựng tình yêu vì thế nó phải tuôn tràn ra. Vì Thiên Chúa ở trong mọi tình yêu, tình yêu không thể bị giới hạn. Tình yêu ấy phải đi mãi vào vô tận.
Sự nối tiếp trong thời gian của cha mẹ nơi con cái vì thế trở nên biểu tượng của thân xác về sự nối tiếp vĩnh cửu của Thiên Chúa. Thiên Chúa ban truyền quyền năng sáng tạo của Ngài cho bề tôi của Ngài. Điều này không có nghĩa là người ta cưới nhau hầu để có con cái; người ta có con cái vì họ thực sự yêu nhau. Khi yếu tố của Ba Ngôi Thiên Chúa ít thấm nhập vào tình yêu ấy hơn, ước muốn để có con cái ít hơn. Đúng thực là trong thế giới ích kỷ, có hiện diện điều như “đứa trẻ không ước muốn” hay “đứa trẻ do tai nạn.” Điều này có nghĩa là bất kể nỗ lực hết sức của họ để dập tắt tình yêu, tình yêu tuôn tràn qua chính động lực mà Chúa đã ban cho thụ tạo của Ngài. Đâu có tình yêu thương, ở đó không có sự tính toán, đo lường.
…Tình yêu giữa hai người nhất quyết loại trừ Ba Ngôi Thiên Chúa sẽ, như trong một sa mạc, mau chán ngán hơn bất cứ sự gì khác trong thế giới. Chẳng bao lâu, hai người chỉ là được đặt bên cạnh nhau. Điều này không có nghĩa là trong những trường hợp khi Chúa không chúc lành cho sự phối hợp với con cái, ở đó là một sự thất bại. Như chúng ta đã nêu lên phần trước, có sự hiện diện của Ba Ngôi ở đây nữa, khi người chồng và người vợ hiểu tình yêu không là về nhìn vào nhau nhưng là về nhìn đến với Thiên Chúa.
–ĐTGM Fulton Sheen, Three to Get Married (Cần ba đối tượng để đi đến hôn nhân)
Leave a Reply