Lý do chính khiến nhiều người ngày nay khó hiểu luân lý tính dục theo Kinh Thánh là tư duy của họ đã được rèn luyện bởi tư duy hai tầng để tách rời trật tự tự nhiên khỏi trật tự luân lý. Trong thế giới học thuật, quan điểm mục đích luận về việc thế giới tự nhiên đi kèm với mục đích đã bị loại bỏ bởi quan điểm duy vật cho rằng thế giới tự nhiên không có ý nghĩa tâm linh và luân lý. Kết quả là, hầu hết mọi người không còn “nghe” được thông điệp của thân xác – ví dụ, cách những sự khác biệt về cấu tạo giữa nam-nữ nói về mối quan hệ, tình yêu thương lẫn nhau và sự hiến dâng.
Và nếu luân lý bị tách rời khỏi tự nhiên, thì nó trở thành một sự biện chứng của xã hội. Nó là bất cứ điều gì chúng ta quyết định. Quan điểm của chủ nghĩa tân thời về thế giới tự nhiên chắc chắn dẫn đến quan điểm luân lý hậu hiện đại. Các thuyết giới tính hậu hiện đại đặt nền tảng danh tính của bạn không phải trong sinh học mà trong tâm trí của bạn. Bạn là những gì bạn cảm thấy.
Để giao tiếp với những người hàng xóm thế tục của chúng ta—và với những người hàng xóm Kitô hữu đã tiếp thu những ý tưởng thế tục—chúng ta phải biết ít nhất điều gì đó về chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó đến từ đâu và nó hình thành quan điểm của mọi người về các vấn đề tình dục như thế nào?
Để xác định nguồn gốc của thuyết hậu hiện đại, chúng ta phải quay trở lại với nhà triết học thế kỷ 18, Immanuel Kant. Mặc dù ông được nuôi dưỡng trong một gia đình Lutheran sùng đạo và sống độc thân suốt đời, những ý tưởng của ông là điểm xuất phát cho quan điểm hậu hiện đại về tính dục ngày nay. Kant nối tiếp nơi mà chủ nghĩa phân mảnh hai tầng của Descartes còn dang dở. Con người sống trong “hai thế giới,” Kant nói. Trong tầng dưới, họ là một phần của tự nhiên, mà ông gọi là thế giới bất biến được quyết định bởi vật chất. Trong tầng trên, con người hoạt động trong thế giới tự do như những tác nhân tự do đưa ra các lựa chọn luân lý. Các nhà triết học gọi đây là sự phân mảnh giữa tự nhiên/tự do của Kant.18
Lý do nó là một sự phân mảnh thực sự là bởi vì “hai thế giới” này bị mâu thuẫn về mặt logic. Trong một thế giới duy vật mà tất cả các hành động đều được xác định bởi các quy luật tự nhiên, về mặt logic, tự do là không thể. Không có một thế giới quan nhất quán về logic, hay đồng nhất nào có thể bao gồm cả “hai thế giới.” Kant chưa bao giờ tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn này – điều đó có nghĩa là triết lý của ông chưa bao giờ trở thành một toàn thể thống nhất. “Kant để lại một khoảng cách lớn giữa khái niệm về kiến thức của ông và lý thuyết luân lý của ông,” nhà triết học Robert Solomon viết, “và do đó tâm trí con người như bị chẻ đôi.”19
18. Trong chẩn đoán của Dooyeweerd về sự phân đôi của tự nhiên/tự do, ông cho rằng, về mặt lịch sử, lý tưởng tự do xuất hiện đầu tiên (trong thời Phục hưng). Chính động lực thúc đẩy quyền tự chủ của con người đã thúc đẩy sự phát triển của một quan niệm cơ học về thế giới tự nhiên, vì nếu tự nhiên là một cỗ máy, thì chúng ta chỉ cần khám phá ra các quy luật của nó để làm chủ và điều khiển nó. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi, mô hình cơ học cũng sẽ được áp dụng cho con người (thông qua điều kiện tâm lý, kỹ thuật xã hội, thao túng di truyền, v.v.). Nghịch lý thay, lý tưởng tự do lại cuối cùng dẫn đến mất tự do. See Dooyeweerd, Roots of Western Culture, chapter 6. C. S. Lewis makes a similar point in The Abolition of Man.
19. Robert Solomon and Kathleen Higgins, A Short History of Philosophy (New York: Oxford University Press, 1996), 215. E. L. Allen writes, “Kant đã đưa ra cho chúng ta hai thế giới, thế giới tự do và thế giới tự nhiên.” From Plato to Nietzsche (Greenwich, CT: Fawcett Publications, 1962 [1957]), 129. Dooyeweerd mô tả sự phân chia của Kant bằng những từ ngữ sau: “Vượt trên cõi cảm giác của ‘tự nhiên’ này tồn tại một cõi ‘siêu cảm giác’ của tự do đạo đức không bị chi phối bởi các định luật cơ học của tự nhiên mà là bởi các chuẩn mực hoặc quy tắc ứng xử đòi có tự chủ tính của nhân cách con người.” Roots of Western Culture, 171.
Leave a Reply