Điều gì sẽ xảy ra nếu một cô gái vô tội bị lột trần trước mặt bạn bè đồng trang lứa, bị đánh đập, rồi bị sát hại? Bạn có coi đó là lạm dụng tình dục không? Chắc chắn rồi! Điều gì sẽ xảy ra nếu đàn ông làm tất cả những điều này nhưng về cơ bản họ không bao giờ chạm vào cô ấy về mặt tình dục trong khi làm nhục cô ấy. Nó vẫn là lạm dụng tình dục phải không?
Điều gì sẽ xảy ra nếu nạn nhân không phải là một cô gái trẻ mà là một người phụ nữ trưởng thành ở nước ngoài, người bị buộc tội vì những tội ác mà cô ấy chưa từng phạm phải? Có phải sẽ bớt xúc phạm hơn nếu công khai bêu xấu cô ấy theo cách này hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả điều này xuất hiện hàng thế kỷ trước, rất lâu trước phong trào “Tôi cũng vậy / Me Too” ? Nó vẫn sẽ sai chứ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu nó xảy ra với một cậu bé? Một lần nữa, lạm dụng tình dục là lạm dụng tình dục. Giới tính và độ tuổi của nạn nhân đều không liên quan.
Hãy thay đổi một chi tiết nữa trong câu chuyện: Điều gì sẽ xảy ra với một người đàn ông sống cách đây hai nghìn năm ở thời Giê-ru-sa-lem?
Câu chuyện này đã xảy ra.
Điều này có thể gây tai tiếng, rằng chúng ta tôn thờ một Thiên Chúa bị lạm dụng tình dục.
Chúng ta có một vị cứu tinh đã gánh thay cho nhân loại sự xấu hổ nhục nhã ê chề. Chúng ta có một Thiên Chúa biết nỗi đau của sự phản bội, bị bỏ rơi, bị sỉ nhục và bạo lực, Đấng cho chúng ta thấy rằng vết thương không chỉ có thể được chữa lành mà còn có thể được tôn vinh.
Đôi khi bạn có thể cảm thấy đơn độc, nhưng những giọt nước mắt của bạn không bị Chúa nhắm mắt làm ngơ. Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa đã giữ nước mắt của chúng ta trong chai.6 Ngài không chỉ chứng kiến nỗi buồn của chúng ta và chia sẻ nỗi buồn đó, Ngài còn hứa rằng Ngài “sẽ lau khô những giọt nước mắt họ, sẽ không còn tang tóc, khóc than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã qua đi” (Kh 21, 4).
Đừng sợ phải hy vọng vào những lời hứa này. Suy cho cùng, hy vọng không chỉ đơn thuần là một cảm giác lạc quan. Đó là một nhân đức. Đó không phải là thứ đến từ bên trong, bởi sức mạnh của suy nghĩ tích cực hoặc các kỹ thuật tự lực (self-help) mới nhất. Hy vọng đến từ Chúa và đó là điều chúng ta cần cầu xin.
Bạn có thể chất vấn Chúa vì những điều đã xảy ra với bạn, và tự hỏi Ngài đã ở đâu khi bạn cần Ngài nhất. Điều này có thể hiểu được. Bạn có thể tự hỏi mình: “Nếu Thiên Chúa là Đấng tốt lành, biết hết mọi sự và toàn năng, tại sao Ngài lại không can thiệp vào chuyện này?” Có phải Ngài không đủ mạnh? Ngài ấy không biết những sự đang xảy ra? Hay Ngài đã không đủ sự quan tâm để ngăn nó lại?
Những gì bạn có thể không nhận ra là những câu hỏi này là những lời cầu nguyện trong chính chúng ta. Sách Thánh vịnh chứa đầy những lời cầu nguyện kêu lên “Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao? Dù con thảm thiết kêu gào, nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời! Ngày kêu Chúa, không lời đáp ứng, đêm van Ngài mà cũng chẳng yên. …. Chúa làm cho bạn bè xa lánh và coi con như đồ ghê tởm. Con bị giam cầm không thể thoát ra… chung quanh bầu bạn chỉ là bóng đêm.” (Tv 22, Tv 88).
Điều chúng ta có thể học được từ điều này là Thiên Chúa không bị phật lòng khi chúng ta bày tỏ với Ngài nỗi thống khổ và thất vọng của mình. Ngài đang lắng nghe và Ngài có câu trả lời để đưa ra nếu chúng ta cũng muốn lắng nghe.
Nếu bạn đang chạy trốn Chúa, hãy dừng lại một chút. Mời Ngài vào những kỷ niệm và những nơi trong cuộc sống của bạn, nơi bạn cần chữa lành nhất. Xem những gì có thể xảy ra. Ngài chung thủy, và sẽ không bỏ rơi bạn. Hãy giao phó quá khứ và cả tương lai của bạn lại cho Ngài.
Nếu bạn cảm thấy rằng Chúa đã bỏ rơi bạn, đừng từ bỏ hy vọng. Nếu một ngày nào đó bạn được mời gọi kết hôn và làm mẹ, thì thế hệ người chưa được sinh ra sẽ phụ thuộc vào lòng dũng cảm của bạn để có hy vọng. Hãy nghĩ về điều đó: Khi bạn chọn bất cứ một người đàn ông nào đó để hẹn hò, bạn có khả năng đang chọn một người cha và người ông cho gia đình tương lai của bạn. Sức nặng của sự lựa chọn như vậy có thể khiến bạn cảm thấy đáng sợ, nhưng đừng lo lắng về ngày mai. Tất cả những gì chúng ta có là ngày hôm nay, và Chúa ở cùng bạn ngày hôm nay.
6 Xem Tv 56:8.
Leave a Reply